Chính sách nhân quyn ca tây phương: lo cho mt ngưi, hoc cu c dân tc

              Đại-Dương

 

Trong chuyến công du Việt Nam hai ngày kể từ 8 tháng 7 năm 2018, Ngoại trưởng Mike Pompeo không hề đề cập đến vấn đề nhân quyền, kể cả gặp vài khuôn mặt đấu tranh ở quốc nội như kiểu các người tiền nhiệm từng làm.

Báo chí trong nước tường tŕnh sự gặp gỡ của Pompeo với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội đàm với người đồng cấp Phạm B́nh Minh, nói chuyện trước giới doanh nhân Việt Nam không hề có chữ nào liên quan đến nhân quyền và dân chủ.

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink viết trên Facebook “Hoa Kỳ tiếp tục làm việc v́ nền độc lập, sự phồn thịnh và lớn mạnh của Việt Nam bằng kiểu thương mại đối ứng và công bằng, góp phần vào an ninh quốc tế, tôn trọng nhân quyền và luật pháp quốc tế”.

Nhưng, bản tiếng Việt không có chữ nào liên quan đến nhân quyền nên chẳng biết Pompeo có đề cập đến hay không.

Lập tức, Phó giám đốc vùng Châu Á của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền, Phil Robertson gay gắt “Chính phủ Donald Trump xé nát nhân quyền cả trong và ngoài nước, rơ ràng nhất khi khuyến khích Bắc Triều Tiên theo mô h́nh Việt Nam khi Hà Nội đàn áp nhân quyền dữ dội nhất Đông Nam Á”.

Pompeo khuyến khích Bắc Triều Tiên theo gương đảng Cộng sản Việt Nam v́ t́nh trạng vi phạm nhân quyền và sùng bái cá nhân của B́nh Nhưỡng c̣n ghê gớm hơn Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn độc quyền cai trị mà không bị Hoa Kỳ ngăn cản mà c̣n xây dựng mối quan hệ ngày càng gắn bó.

Trong khi tiếp xúc với giới lănh đạo Hà Nội và các doanh nhân Việt Nam, Ngoại trưởng Pompeo chỉ bàn về mới quan hệ sau chiến tranh để biến thù thành bạn nên không xen vào nội t́nh. Pompeo mong muốn mối Quan hệ Đối tác Chiến lược Việt-Mỹ phát triển ổn định, sâu rộng, mạnh mẽ.

Quan hệ giữa hai nước hệ trọng hơn hết là phải tôn trọng sự chọn lựa của dân tộc khác. Dù đồng ư hay bị cưỡng ép th́ chính dân tộc phải hành động chứ không thể trông chờ người khác làm thay.

Trong diễn văn nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đă phát biểu “Chúng ta sẽ t́m kiếm t́nh hữu nghị và thiện chí với các nước trên thế giới, nhưng, với quan điểm rằng mọi quốc gia có quyền ưu tiên cho lợi ích của ḿnh. Chúng ta sẽ không áp đặt lối sống lên bất kỳ ai”. 

Tổng thống làm sáng tỏ thêm trong Thông điệp đầu tiên tại Lưỡng viện Quốc Hội “Chúng ta sẽ tôn trọng chủ quyền của các quốc gia nên họ cũng phải tôn trọng chủ quyền của Hoa Kỳ. Nước Mỹ tôn trọng quyền lợi của tất cả các quốc gia để tự chủ về phương hướng của ḿnh. Đại diện thế giới không phải là công việc của tôi”.

Nhân quyền là một giấc mơ đẹp, là một khái niệm nhân văn, là một khát vọng của nhân loại đă bị giới tinh hoa quốc tế làm mất ư nghĩa thực sự v́ quyền lợi riêng tư.

Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council, HRC) có 47 thành viên thay thế cho Uỷ hội Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Commission on Human Rights, CHR) từ năm 2006.

CHR có 53 thành viên hoạt động từ năm 1947 đă soạn thảo Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và đa số các Công ước Nhân quyền căn bản. Nhưng, từ thế kỷ thứ 21, các quốc gia muốn gia nhập chỉ nhằm tránh bị chỉ trích các vi phạm nhân quyền như Nga, Trung Cộng, Việt Nam, Cuba, Zimbawe … chẳng hạn.  

HRC hiện có nhiều thành viên câu kết để bảo vệ lẫn nhau hơn là tôn trọng lư tưởng nhân quyền. Họ luân phiên bỏ phiếu cho nhau để được ngồi vào Hội đồng với nhiệm kỳ ba năm khiến cho các quyết định về nhân quyền không phản ánh thực tế mà c̣n gây nhiều tranh căi. T́nh trạng vi phạm nhân quyền trên thế giới ngày càng tồi tệ do tính đạo đức giả.

Ngày 19-06-2018, Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, nhưng, cam kết ủng hộ quyền con người.

Hai nhiệm kỳ kéo dài tám năm của Tổng thống Barack Obama đă rao giảng và trừng phạt nhân quyền tạo ra sự xáo trộn dữ dội. Lực lượng Hồi giáo Cực đoan phát triển mạnh ở Trung Đông và lan khắp thế giới tạo ra nhiều cuộc nội chiến và khủng hoảng nhân quyền tồi tệ nhất thế kỷ. Do sự hèn nhát và mù mờ về chiến lược của Obama mà Tập Cận B́nh đă cưỡng đoạt Băi ngầm Scarborough của Phi Luật Tân năm 2012; đưa đoàn tàu hàng 100 chiếc hộ tống cho Giàn khoan HD-981 thăm ḍ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam năm 2014; và nhanh chóng biến bảy thực thể địa lư do Trung Cộng kiểm soát tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) thành các đảo nhân tạo mà ba làm cứ điểm quân sự hiện đại. Bắc Kinh cũng quân-sự-hoá South China Sea (Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông, Biển Đông Nam Á, Biển Tây Phi Luật Tân), bao gồm hai cứ điểm quân sự chiến lược Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) và Spratly Islands, nhằm kiểm soát mọi hoạt động vùng biển quốc tế này.

Obama nhân danh nhân quyền chỉ trích và trừng phạt cuộc đảo chính quân sự tại Ai Cập và Thái Lan làm Hoa Kỳ mất hai đồng minh lâu đời và suy giảm niềm tin từ nhiều quốc gia Đông Nam Á về các cam kết có tính cách chiến lược.

Các chính trị gia quốc tế vẫn làm ăn với các quốc gia vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như Trung Cộng, Nga, Việt Nam, Á Rập Saudi, Cuba, Bắc Triều Tiên (nếu lách được Nghị quyết cấm vận của Liên Hiệp Quốc).

Phái Pháp Luân Công do Lư Hồng Chí sáng lập năm 1992 cho tới 1999 đă quy tụ khoảng 70 triệu đệ tử theo tôn chỉ “Chân, Thiện, Nhẫn” nhằm tu thân tích đức bị Bắc Kinh coi như mối nguy cơ đối với sự tồn vong của Đảng Cộng Sản Trung Quốc nên nhất quyết diệt trừ.

Hàng triệu đệ tử bị bách hại đủ kiểu, kể cả mổ sống để lấy ngũ tạng mà Trung Cộng vẫn ngồi chiểm chệ trong Hội đồng Nhân quyền.

Có ai nhân danh nhân quyền để bênh vực cho hàng triệu người bị bách hại và trừng phạt các quốc gia thủ phạm?

Trung Cộng bán hàng hoá nhiễm độc; ức hiếp và cướp tài nguyên các quốc gia láng giềng; dùng “chính sách ngoại giao bẫy nợ” để đẩy các dân tộc khác vào cảnh khốn cùng; khai thác tài nguyên thiên nhiên trong thế giới thứ ba rồi để lại hậu quả ô nhiễm môi trường khó phục hồi; sử dụng kiểu “thương mại ăn cướp” đẩy các dân tộc khác vào cảnh làm thuê, ở mướn suốt đời.

Thế mà, không ít nguyên thủ quốc gia Tây Phương muốn được Tập Cận B́nh lănh đạo nền kinh tế toàn cầu!

Tổng thống Donald Trump đang quyết chặt đứt những chiếc ṿi con bạch tuộc có tên Trung Cộng để bảo vệ quyền sống của nhân loại. Ấy là đấu tranh thực tế cho nhân quyền.

Quyền con người đă được minh định trong Hiến pháp của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Như thế, đấu tranh để được tôn trọng nhân quyền phải do mỗi dân tộc chủ động. Dân tộc Hoa Kỳ đă đấu tranh nhiều năm cho nữ quyền, b́nh đẳng màu da, đẳng cấp xă hội chứ không do người nước ngoài mang lại.

Tổng thống Trump chống cường quốc chèn ép nhược tiểu đă thể hiện ư chí bảo vệ nhân quyền mà không cần hô khẩu hiệu suông.  

Cứu một vài nhân vật bất đồng chính kiến ra khỏi tổ quốc chỉ mang tính khoa trương mà thiếu viễn kiến chiến lược: (1) Nhân vật bất đồng chính kiến là trung tâm quy tụ lực lượng đấu tranh ở trong nước. V́ thế, Lech Walesa của Ba Lan, Vaclav Havel của Tiệp Khắc, Aung San Kyi của Myanmar nhất quyết không rời bỏ quê hương mà lập nên kỳ tích cách mạng. (2) Bắc Kinh và Hà Nội nương theo đà đ̣i hỏi nhân quyền để tống cổ các nhân vật phản kháng khỏi đất nước nhằm giảm bớt sự chỉ trích vi phạm nhân quyền. Hai quốc gia cộng sản này c̣n đ̣i hỏi điều kiện có lợi về ngoại giao, kinh tế khi nhổ được những chiếc gai chống đối. Niềm tin vào các nhân vật đấu tranh tan dần theo thời gian hợp với chủ trương của nhà cầm quyền. (3) Kiểu gây áp lực nhân quyền của Tây Phương, đặc biệt từ Châu Âu, lên Trung Cộng và Việt Nam làm cho giới lănh đạo Bắc Kinh và Hà Nội tin vào khả năng tồn tại của chủ nghĩa cộng sản.

Cứu một vài người không sánh bằng giải phóng cả dân tộc.

                                    Đại-Dương 

Trở lại