CHỦ NGHĨA DÂN TỘC ĐỐI CHỌI VỚI TOÀN-CẦU-HOÁ

Đại-Dương 

 

Liên Hiệp Quốc là tổ chức liên-chính-phủ được thành lập từ năm 1945 hiện có 193 hội viên với nhiệm vụ duy tŕ ḥa b́nh và an ninh quốc tế, phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, đạt được sự hợp tác quốc tế, một trung tâm để hài ḥa mọi hành động của các quốc gia.

Ba năm liên tiếp tham dự Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump thường gây kinh ngạc cho cử toạ và dư luận quốc tế được thán phục lẫn bực dọc v́ thái độ và ngôn ngữ không phù hợp với kiểu “phải đạo chính trị” đă hằn sâu vào bộ óc của giới tinh hoa ở Mỹ cũng như Châu Âu.

Ngày 23/09/2019, tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đă tŕnh bày những vấn đề nan giải lưu cửu trong cộng đồng quốc tế và biện pháp giải quyết liên quan đến toàn-cầu-hoá, kinh tế, chính trị, an ninh, phát triển trên thế giới.

Tổng thư kư Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres bất lực trước Hội đồng Bảo an với 5 quốc gia (Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Cộng) có quyền phủ quyết nên Mạc Tư Khoa đă 11 lần phủ quyết hoặc ngăn cản các Nghị quyết liên quan đến vấn đề Syria.

Không có cách nào hài hoà các lĩnh vực hoà b́nh, an ninh, hợp tác và hài hoà hoạt động của các quốc gia nên TTK Guterres mới dựa vào giới trẻ để tổ chức “Thượng đỉnh Khí hậu” nhân dịp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 74 với hy vọng được các hội viên ủng hộ. Lẽ ra nên đợi tới năm 2020 khi các quốc gia thành viên phải thông báo chỉ tiêu mới về cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Chỉ có 60 trong số 136 nguyên thủ quốc gia tham dự để nghe cô Greta Thunberg, 16 tuổi đến từ Thuỵ Điển, trong số 500 đại biểu giới trẻ, bày tỏ nỗi thất vọng và thách đố “Chúng ta đang bước vào một thời kỳ tuyệt chủng hàng loạt, thế mà quư vị chỉ nói đến tiền và những phép lạ tăng trưởng kinh tế. Sao quư vị lại dám nói như thế ?”.

Liên Hiệp Quốc cho biết chỉ có 66 quốc gia, phần lớn là những nước nhỏ, đề ra mục tiêu trung ḥa giữa thải và hấp thụ khí carbone từ đây đến năm 2050, nhưng, bằng tuyên bố mang tính nguyên tắc, chứ không đưa vào luật quốc gia. Trung Cộng và Ấn Độ sử dụng rất nhiều than chẳng đưa ra cam kết mới. Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Vladimir Putin không tham dự.

Chính Thoả ước Khí hậu Paris làm gia tăng khí thải toàn cầu do Trung Cộng, Ấn Độ và nhiều nước đang-phát-triển và chậm tiến được phép sử dụng than tối đa cho đến năm 2030 khiến cho lượng khí thải gia tăng đáng ngại. Thuỵ Điển xây dựng nền khoa học, kỹ thuật đă 100 năm nên không thể buộc các quốc gia đang-phát-triển, chậm tiến hành động tương tự. Họ không đủ tiền mua xe chạy bằng điện hoặc vật gia dụng, thực phẩm không làm ô nhiễm môi trường mà phải khai thác đất đai và bất cứ tài nguyên thiên nhiên nào đă trở thành ưu tiên hàng đầu để nuôi sống dân chúng hơn bị ràng buộc khắc khe về hâm nóng toàn cầu.

Giới trẻ nhận diện hiện tượng không chính xác, chưa biết rơ nguyên nhân làm tăng lượng khí thải trên thế giới hiện nay nên khó giải bài toán hâm nóng toàn cầu.

Như thế, Thoả ước cần đàm phán lại để mọi quốc gia, đặc biệt các cường quốc ô nhiễm nhất phải nhận trách nhiệm và có nghĩa vụ đóng góp chi phí thích đáng.

Hôm 23/09/2019, một Nhóm nhà khoa học, chuyên gia khí hậu đă gửi thư cho TTK/LHQ và các quốc gia xác nhận “không có t́nh trạng khí hậu khẩn cấp”. Hội đồng Liên-Chính-phủ về Biến đổi Khí hậu của LHQ (IPCC) đă đo đạt từ các mô h́nh chưa hoàn chỉnh nên nhiệt độ gấp 4 lần thực tế. IPCC đánh giá quá cao sự đóng góp của con người, ngược lại, đánh giá thấp sự biến đổi khí hậu tự nhiên, đặc biệt là do mặt trời, mặt trăng và dao động đại dương gây ra. Giáo sư Guus Berkhout, dân Ḥa Lan, người cầm đầu Nhón hứa sẽ công bố toàn bộ danh sách 500 chuyên gia vào 18/10/2019. Hồi tháng 6-2019 đă có hơn 90 khoa học gia Ư Đại Lợi kiến nghị thách đố lư thuyết “con người gây ra hâm nóng toàn cầu” là không chính xác.

Lần đầu tiên tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc một nhà lănh đạo Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump kêu gọi mọi quốc gia trên thế giới chấm dứt việc đàn áp tôn giáo, phóng thích tù nhân lương tâm, băi bỏ luật hạn chế tôn giáo và tín ngưỡng. Ông trích dẫn số liệu từ Trung tâm Thăm ḍ PEW năm 2018 ghi nhận 83% dân số thế giới sống trong những quốc gia mà tự do tôn giáo bị đe doạ hoặc cấm đoán để tấn công các nhà lănh đạo thế giới thường xuyên rao giảng về sự đa dạng trong khi im lặng, trốn tránh hoặc kiểm duyệt đức tin. Tổng thống Trump chủ toạ sự kiện “Kêu gọi Toàn cầu Bảo vệ Tự do Tôn giáo, Global Call to Protect Religious Freedom” bên lề Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc thứ 74 có 30 nguyên thủ quốc gia tham dự.

Phó tổng thống Mike Pence nêu tên các quốc gia Iran, Iraq, China, Venezuela, Nicaragua đàn áp tự do tôn giáo khắc nghiệt nhất. Có một sự liên hệ hỗ tương giữa hệ thống chính trị độc tài và đàn áp tôn giáo, đặc biệt khi Đảng Cộng sản Trung Hoa đàn áp Phật giáo Tây Tạng, Hồi giáo Tân Cương, những tin đồ Tin Lành, Pháp Luân Công bằng các biện pháp bắt giữ có hệ thống, bỏ tù bất-hợp-pháp, tra tấn, tẩy năo.

Năm 2018, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đă tổ chức Hội nghị Thúc đẩy Tự do Tôn giáo cấp bộ trưởng. Năm 2019, đă có hơn 1,000 lănh đạo tôn giáo và xă hội dân sự cùng với 100 phái đoàn nước ngoài tham dự. TT Trump đă tiếp 27 người sống sót v́ bị đàn áp tôn giáo từ 17 quốc gia tại Pḥng Bầu Dục. Hoa Kỳ sẽ phân bố thêm 25 triệu USD cho Quỹ Bảo vệ Tự do, di tích và di sản tôn giáo. Bên lề Đại Hội đồng, Ngoại trưởng Mike Pompeo đă gặp và kêu gọi 5 Bộ trưởng Ngoại giao Trung Á chống lại đ̣i hỏi hồi hương người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) của Bắc Kinh về Tây Bắc Tân Cương, nơi đang có trại tẩy năo hàng triệu người Hồi giáo.

Hoa Kỳ thực thi các biện pháp Bảo vệ Tự do Tôn giáo chứ không rao giảng mà thiếu hành động cụ thể.

Tại Diễn đàn Đại Hội đồng, Tổng thống Trump tố cáo Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xă hội là kẻ phá hoại quốc gia và phá huỷ xă hội. Chúng không đem lại công lư, b́nh đẳng, nâng đỡ người nghèo và chắc chắn không v́ lợi ích quốc gia. Mục tiêu duy nhất của chúng là quyền lực cho giai cấp thống trị nên Hoa Kỳ sẽ không bao giờ trở thành một quốc gia xă hội chủ nghĩa.

Các quốc gia trong Liên Âu, kể cả cường quốc quân sự Pháp, đă bị Đức Quốc Xă thống trị dễ dàng và nhanh chóng trong Đệ nhị Thế chiến. Nếu Hoa Kỳ không mở Mặt trận Phía Đông th́ Liên Sô khó được giải phóng. Sau Đệ nhị Thế chiến, các quốc gia Châu Âu đều nhờ chiếc dù che quân sự (kể cả nguyên tử) của Hoa Kỳ mới rănh tay xây dựng Chủ nghĩa Xă hội. Giá thiếu lính Mỹ, có thể Liên Sô đă nuốt luôn Tây Âu! Vậy, khả năng của các quốc gia dân chủ ở Châu Âu không thể tự đứng trên đôi chân của ḿnh để vừa giữ vững biên cương và phát triển kinh tế.

Tổng thống Trump đă phát biểu rơ ràng: “Nếu muốn tự do, hăy tự hào về đất nước của bạn. Nếu muốn dân chủ, hăy giữ vững chủ quyền quốc gia. Và nếu muốn ḥa b́nh, hăy yêu quốc gia của bạn … Thế giới tự do phải bám vào nền tảng quốc gia, không được cố gắng xóa bỏ hoặc thay thế chúng”.

Tổng thống Donald Trump kết luận: “Tương lai không thuộc về những kẻ theo Chủ nghĩa Toàn cầu. Tương lai thuộc về những người yêu nước … Hoa Kỳ không bao giờ trở thành nước Xă hội chủ nghĩa”.

Nói cho cùng, Chủ nghĩa Toàn cầu không khác với Chủ nghĩa Cộng sản hoặc Chủ nghĩa Xă hội. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ tàn ác, vô luân và độc tài v́ Toàn-cầu-hoá mới bước vào giai đoạn khởi điểm.

T́nh h́nh quốc tế luôn luôn biến động đ̣i hỏi giới lănh đạo phải có biện pháp đối phó cấp thời và hữu hiệu mới mong bảo vệ nền hoà b́nh, phát triển lâu dài cho nhân loại.

Đại-Dương

Trở lại