ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC: ẢO TƯỞNG CỦA ĐỨC

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Germany to Deploy a Frigate to Patrol the Indo-Pacific (Diplomat)

What really drives the South China Sea conflict (Asia Times)

Are Southeast Asia’s Anti-China Nationalists Democrats? (Diplomat)

China’s Fifth Plenum: Old Goals and Shifting Priorities (Diplomat)

China announces new measures for more opening-up (Asia Times)

Căng thẳng Mỹ-Trung sẽ vẫn c̣n ngay cả khi Joe Biden tái gia nhập thỏa thuận khí hậu Paris, các nhà quan sát nhận định (SCMP)

 

ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC: ẢO TƯỞNG CỦA ĐỨC

Đại-Dương

Hôm 2 tháng 11 năm 2020, Bộ trưởng Quốc Pḥng Kramp-Karrenbauer của Đức tuyên bố sẽ phái chiếc hộ tống hạm (frigate) duy nhất của nước này đến Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương để tham gia tuần tra trên biển trong vai tṛ của Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm xây dựng mối quan hệ quân sự với các quốc gia trong khu vực. Loại chiến hạm này chỉ để hộ tống và bảo vệ các đoàn tàu tiếp tế, vận tải nên khó so sánh với khu trục hạm hoặc tuần dương hạm.

Kể từ năm 2017, Hoa Kỳ đă công khai tăng cường sức mạnh quân sự tại Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương. Pháp đă điều động chiến hạm tới khu vực này từ năm 2019 mà không thực hành tuần tra hàng hải (FONOP) chung với Hoa Kỳ. Anh Quốc cũng đưa chiến hạm hoạt động trên Biển Đông Á và tuyên số sẽ đưa Hàng không mẫu hạm sắp hoàn thành đến hoạt động trong vùng Thái B́nh Dương-Ấn Độ Dương vào năm 2021.

Trả lời phỏng vấn của Nhật báo Sydney Morning Herald hôm 3 tháng 11-2020, Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer nói “Tôi tin rằng các tranh chấp lănh thổ, vi phạm luật pháp quốc tế và tham vọng thống trị toàn cầu của Trung Quốc chỉ có thể được tiếp cận một cách đa phương”.

V́ lợi ích kinh tế nên giới lănh đạo Berlin có thái độ mềm mỏng với Bắc Kinh. Nhưng, gần đây họ phải công nhận nguy cơ của Trung Quốc ngày càng lớn và không thể thay đổi tham vọng của Tập Cận B́nh qua những ngôn từ thỏ thẻ để công khai thừa nhận chính sách Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương không phải là tṛ điên rồ của Hoa Kỳ mà là một nhu cầu thiết yếu cần bảo vệ luật pháp quốc tế.

Sự chuyển hướng của Tể tướng Angela Merkel quá chậm chạp đă gây thiệt hại không ít cho các quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương được Bộ trưởng Kramp-Karrenbauer diễn đạt hôm 5 tháng 11-2020: “Trung Quốc là một 'thách thức có hệ thống' ... một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ đối với chúng tôi là hoàn toàn cần thiết … Đức sẽ giảm bớt gánh nặng về an ninh toàn cầu đối với Mỹ … cần hợp tác quân sự nhiều hơn với các quốc gia cùng chí hướng”.

Tại sao Đức đang cố chứng tỏ vai tṛ “cường quốc” vào lúc này?

Thứ nhất, Đức đang cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Ba Tây, Nam Phi muốn lọt vào Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (UNSC) mà hiện chỉ có Anh, Pháp, Nga, Mỹ nên Đức cần phải chứng tỏ khả năng giải quyết những vấn đề an ninh trên thế giới.

Thứ hai, Đức là cường quốc kinh tế số một trong Liên Hiệp Châu Âu (EU), nhưng, ảnh hưởng chính trị, quân sự và ngoại giao kém Pháp trên b́nh diện quốc tế. Năm 2018, Bộ Ngoại giao Pháp đă công bố chiến lược khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương và đă phái chiến hạm thực hiện các chuyến hàng hải tự do. Đức hứa tăng cường chi phí quân sự cho Mỹ mà từ lâu đă phản đối gay gắt. Đức được 38 quốc gia ủng hộ việc lên án Trung Quốc đàn áp dân Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương và áp đặt Luật An ninh lên Hồng Kông.

Thứ ba, Đức thường chỉ trích Mỹ quá cứng rắn với Trung Quốc mà không biết dùng biện pháp ngoại giao cũng như kinh tế để làm thay đổi Bắc Kinh. Nhưng, 4 năm sau, Berlin đă biết sai v́ chẳng làm thay đổi cách hành xử đế quốc Trung Hoa mà giúp cho Bắc Kinh che đậy những hành vi săn mồi, cắt lát salami các quốc gia Đông Nam Á. V́ thế, dưới con mắt những nạn nhân của Bắc Kinh th́ khó tin tưởng, kể cả lực lượng Hải quân của Đức sẽ chẳng giúp được ǵ nhiều. Chính phủ Đức vẫn mang tinh thần đế quốc nên viện trợ ít mà lấy lại nhiều. Cho tới nay, Đức mới góp 1.2% GDP cho NATO trong khi quy định chung 2% cho mỗi hội viên. Riêng Mỹ vẫn đóng 3.6% GDP đă giúp NATO kiềm chế được Liên Sô cũng như Nga bây giờ, Tể tướng Angela Merkel thúc giục Mỹ cấm vận sau khi Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 trong lúc bản thân đă cùng Tổng thống Pháp, Francois Hollande sang tận Mạc Tư Khoa để kư kết việc đặt ống dẫn khí đốt tới Đức. Merkel đă đâm Tổng thống Donald Trump một dao lút cán!

Thứ tư, Hoa Kỳ cho Đức biết Huawei và mạng 5G là hệ thống t́nh báo của Quân Giải Phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Berlin phớt lờ chứng tỏ người Đức đă mắc các sai lầm: (1) Không chịu đầu tư cho các công ty viễn thông nổi tiếng thế giới như Nokia của Phần Lan và Ericsson của Thuỵ Điển xây dựng mạng 5G mà tin tưởng Huawei nên chống khuyến cáo của Hoa Kỳ. May thay, bây giờ Đức và nhiều nước trong EU đă cấm Huawei tham gia việc xây dựng mạng 5G. (2) Kiểu “ngoại giao kim tiền” của Berlin đă giúp Bắc Kinh gây chia rẽ trong NATO và nội bộ Liên Hiệp Châu Âu. Trung và Đông Âu hợo tác kinh tế trực tiếp với Bắc Kinh không cần thông qua Brussels.

Berlin cần chứng tỏ có đủ sức mạnh quân sự và quyết tâm trợ giúp các nước nhược tiểu ở Châu Á thoát khỏi chiếc bóng ma Trung Quốc đang đè nặng mới hy vọng được sánh vai trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Sức mạnh quân sự của Đức tại Á Đông so với Trung Quốc ngày càng cách xa nên khó thuyết phục các quốc gia Châu Á tin vào khả năng bênh vực trước hành động quyết đoán của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Trong bài “What really drives the South China Sea conflict” đăng trên The Asia Times ngày 1 tháng 11 năm 2020, Học giả Mark J Valencia thuộc Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông ở Hải Khẩu, Trung Quốc đă biện minh hành động “bảo vệ chủ quyền chính đáng của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa đang bị Hoa Kỳ cản trở” là nguyên nhân dẫn tới sự xung đột trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.

Berlin sẽ làm ǵ khi Bắc Kinh tiếp tục coi Biển Nam Trung Hoa như chiếc ao nhà, cấm các quốc gia duyên hải Đông Nam Á khai thác tài nguyên thiên nhiên, hạn chế chủ quyền hợp pháp mặc dù đă tham gia soạn thảo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) rồi phê chuẩn?

Chính sách “trọng thương” của Berlin đă giúp cho Trung Quốc thành “cường quốc quân sự”, sau Nga và Hoa Kỳ với tham vọng sẽ đứng đầu trong tương lai không xa.

Berlin đă tiếp cận đa phương với Bắc Kinh về kinh tế đă giúp cho Trung Quốc thực hiện được “chính sách săn mồi” làm cho các nước nhược tiểu ở Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương sụp vào “bẫy nợ”.

Đức chưa có biểu hiện khả năng giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế phức tạp nên khó thực hiện tham vọng vào giải pháp đa phương.

Đại-Dương   

 

Trở lại