DƯ LUẬN QUỐC TẾ XÔN XAO KHI TRUMP ĐỊNH KHÉP LẠI KẼ HỞ CỦA INF

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

INF Withdrawal: Bolton’s Tool to Shatter China-Russia Military Ties? (Diplomat)US Withdrawal From the INF Treaty: Considerations in East Asia (Diplomat)

Two US Warships Transit Taiwan Strait (Diplomat)

1.    US Withdrawal From the INF Treaty Isn’t About Russia (Diplomat)

2.    Putin Warns Europe of ‘Counterstrike’ Risk if U.S. Deploys Missiles (NYT)

3.    Interview With Richard Burt: The Dangers of Withdrawing from the INF Treaty (National Interest)

DƯ LUẬN QUỐC TẾ XÔN XAO KHI TRUMP ĐỊNH KHÉP LẠI KẼ HỞ CỦA INF

Đại-Dương

Hôm 20 tháng 10 năm 2018, Tổng thống Donald Trump có ư định sẽ huỷ bỏ Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) với lư do Mạc Tư Khoa đă vi phạm nghiêm trọng khiến cho nền an ninh thế giới rất bấp bênh.

Tổng thống Vladimir Putin đe doạ sẽ có phản ứng thích đáng. Các cường quốc Châu Âu lo sợ nền an ninh của Cựu Lục Địa như chỉ mành treo chuông.

Giới truyền thông quốc tế lao vào một cuộc tranh luận ồn ào về quyết định của Tổng thống Trump.

INF có tên chính thức là Hiệp ước giữa Hoa Kỳ và Liên Sô về Loại bỏ Hoả tiễn Tầm ngắn (500-1,000 km) và Tầm trung (1,000-5,500 km) được Tổng thống Ronald Reagan và Tổng bí thư Mikhail Gorbachev kư ngày 8 tháng 12 năm 1987 tại Hoa Thịnh Đốn. Quốc hội Mỹ phê chuẩn ngày 27-05-1988 và có hiệu lực từ 1 tháng 6 cùng năm. INF không giới hạn tầm bắn của hoả tiễn phóng từ chiến hạm, tiềm thuỷ đỉnh, phi cơ.

Cho tới năm 1991 đă phá hủy 2,692 hoả tiễn (Hoa Kỳ 846, Liên Sô 1,846). Mỗi bên được quyền giữ 15 hoả tiễn không-hoạt-động và 15 hộp phóng cùng 15 bệ phóng ở dạng màn h́nh tĩnh.

Năm 2001, Tổng thống George W. Bush viện cớ ngăn chặn hoả tiễn từ “Trục Ác Ma” (Iran, Bắc Triều Tiên, Iraq) để thiết lập Hệ thống Pḥng thủ Hoả tiễn Quốc gia (NMD) tại Ba Lan và Tiệp mà bây giờ cố định ở Ba Lan và Lỗ Ma Ni đă vi phạm INF.

Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố vào năm 2007 rằng INF không c̣n phục vụ quyền lợi của Nga.

Dal Blumenthal thuộc Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI) viết “vấn đề thực sự của người Nga đối với INF là Trung Cộng không bị ràng buộc nên Bắc Kinh tiếp tục chế tạo Lực lượng Hoả tiễn Tầm trung”.

The Diplomat ngày 22-10-2018 viết “Trường hợp chống INF dựa vào ba yếu tố chính: (1) Nga và Mỹ đều vi phạm INF. (2) INF làm giảm căng thẳng giữa NATO và Hiệp ước Warsaw vào thập niên 1980, hiện nay không c̣n thích hợp. (3) Trung Cộng không bị INF ràng buộc nên phát triển hàng loạt hệ thống hoả tiễn tầm trung trong khi Mỹ bị cấm. Phe ủng hộ INF lập luận: (1) INF vẫn là trung tâm giảm căng thẳng Nga-Mỹ. (2) Hoa Kỳ có thể thay thế bằng hoả tiễn từ chiến hạm và tiềm thuỷ đỉnh khi đương đầu với Nga. (3) Bỏ ngơ cho Nga phát triển hệ thống chiến lược lâu dài”.

So sánh hai hệ thống lập luận trên dẫn chúng ta tới một đúc kết hợp lư hơn: (1) Chiến tranh Lạnh đă đi vào lịch sử. Ngày nay, nhân loại đang đứng trước các nguy cơ khác phải giải quyết nên chẳng cần bận tâm đến chuyện lỗi thời. (2) Nga và Mỹ có Lực lượng Nguyên tử ngang nhau, tuy Mỹ có trội hơn Nga chút ít về toàn bộ vũ khí chiến lược và phương tiện chiến tranh toàn cầu. Nhưng, hai nước không có nhu cầu thống trị hoặc tiêu diệt nhau nên sẽ tránh gây chiến. (3) Trung Cộng như ngựa non háu đá ôm tham vọng thống trị thế giới, sẵn sàng tiêu diệt kẻ yếu nên nhân loại phải tập trung ngăn chặn.

Liên minh lỏng lẻo Nga-Trung đă bộc lộ trong cuộc Thao dượt Quân sự Vostok 2018 hồi tháng 9 khi Mạc Tư Khoa bố trí 4 Lữ đoàn 9K720 Iskander-M ở Khu Quân sự Miền Đông, giáp giới Trung Cộng, gấp đôi so với các Khu Quân sự (Trung Tâm, Miền Nam, Miền Tây). Hai Lữ đoàn Iskandr-M bố trí gần biên giới Bắc Triều Tiên để đe doạ Hoa Lục và hai giáp giới Mông Cổ và Nội Mông. Mạc Tư Khoa muốn tăng cường tư thế ngăn chặn hoả tiễn thông thường và nguyên tử của Bắc Kinh.

Như thế, Quân đội Nhân dân Trung Quốc có thể chỉa hoả tiễn vào các cơ sở và đồng minh Mỹ tại Châu Á nên Hoa Thịnh Đốn cần vũ khí thích hợp để phản công.

Hoa Kỳ đang tăng cường sức mạnh quân sự cho các đồng minh và đối tác ở Châu Á để bố trí hệ thống hoả tiễn tầm trung tại chuỗi đảo thứ nhất nhằm phối hợp với Hải quân Hoa Kỳ bao vây Trung Cộng khi cần.

Chính quyền Trump tăng cường bán vũ khí hiện đại cho Nhật Bản, Đài Loan; đặt Hệ thống Pḥng chống Hoả tiễn Giai đoạn chót (THAAD) ở Đại Hàn. Hoa Kỳ có thể bố trí Hoả tiễn Đạn đạo Tầm Trung tại Guam, Hawaii, Okinawa để sẵn sàng trả đũa Trung Cộng.

Hôm 22-10-2018, Khu trục hạm USS Curtis Wilbur và Tuần dương hạm USS Antietam đă hải hành xuyên Eo Biển Đài Loan rộng khoảng 100 hải lư là vùng biển quốc tế. Hồi tháng 7 đă có hai khu trục hạm của Hoa Kỳ cũng hải hành qua Eo biển Đài Loan. Hoa Kỳ muốn chứng minh và duy tŕ luật pháp hiện hữu trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), không thừa nhận yêu sách phi lư, phi pháp của Bắc Kinh liên quan đến khu vực Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương.

Các tổng thống tiền nhiệm đă nh́n thấy vấn đề, nhưng, chưa có giải pháp thích đáng đă tạo điều kiện cho Bắc Kinh áp dụng luật rừng, đe doạ các cường quốc biển, bức bách nhiều quốc gia duyên hải trên hai biển Đông Trung Hoa và Nam Trung Hoa.

Tổng thống Donald Trump áp dụng chiến thuật liên hoàn “ngoại giao, thương mại, quân sự” buộc Tập Cận B́nh lâm vào thế bị động mà chưa có lối thoát như lọt vào mê hồn trận.

Đồng minh, đối tác của Hoa Kỳ đang lấy lại niềm tin đă mất sau 8 năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama.

Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan, Indonesia, Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Thái Lan, Việt Nam ngày càng tin tưởng vào sự bảo vệ cần thiết của Hoa Kỳ trước nanh vuốt của Tân Đế quốc Thuộc địa Trung Cộng.

Hoa Kỳ đang chuẩn bị một cuộc thao dượt quân sự rộng lớn và đa dạng tại Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương vào năm 2019.

Châu Âu quá quen được Hoa Kỳ bảo vệ an ninh quốc pḥng nên cứ ngang nhiên hợp tác với Nga (xây đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Đức) bất chấp sự phản đối gay gắt từ Tổng thống Trump. Hoa Kỳ phản ứng bằng cách thiết lập đầu mối cung cấp khí hoá lỏng (LPG) cho Châu Âu tại Ba Lan. Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda đến Hoa Thịnh Đốn hôm 18-09-2018 để yêu cầu Hoa Kỳ thiết lập căn cứ quân sự thường trực mang tên Fort Trumpchịu chi phí 2 tỉ USD.

Mối đe doạ từ Nga khi INF chấm dứt buộc giới lănh đạo Liên Âu (EU) phải tăng thêm chi phí quốc pḥng (4% thay v́ 2% như hiện nay).

Trong khi Hoa Kỳ dồn nỗ lực trừng phạt các hành vi phá hoại luật pháp thương mại và an ninh quốc tế th́ các cường quốc Châu Âu lao vào khai thác thị trường Hoa Lục và Đông Nam Á mặc dù Brussels biết rơ Trung Cộng không phải quốc gia có nền kinh tế thị trường và tham vọng thống trị thế giới của các nhà lănh đạo ở Bắc Kinh.

Chưa biết phản ứng của Hoa Kỳ như thế nào, nhưng, Tổng thống Donald Trump đă nói dân Mỹ không phải ngu để bị lợi dụng măi.

Nga cũng sớm huỷ bỏ INF để cùng Hoa Kỳ và Trung Cộng thương thảo một Hiệp ước Hạn chế Hoả tiễn Nguyên tử Tầm trung nhằm duy tŕ và bảo vệ nền an ninh, ổn định và hoà b́nh trên thế giới.

Đại-Dương

Trở lại