GIẢI TRỪ VÀI NGỘ NHẬN VỀ VỊ THẾ CỦA ĐÀI LOAN (DO BỊ NHỒI SỌ) 

Nguyễn Chương MT

Thứ Năm 26/3/2020, Tổng thống Donald Trump vừa kư ban hành chính thức Đạo luật mang tên "Sáng kiến tăng cường và bảo vệ quốc tế đối với đồng minh Đài Loan" (Taiwan Allies International Protection and Enhancement Initiative Act, viết tắt các chữ đầu là "TAIPEI Act", có người dịch sai trớt hướt là "đạo luật Đài Bắc"). Đây là động thái cho thấy Mỹ sẵn sàng giúp Đài Loan thủ đắc vị thế cao hơn trên trường quốc tế! Cũng có nghĩa, Mỹ vạch mặt đối với chế độ Bắc Kinh ngày càng thẳng thừng hơn.

Trước khi giải thích "TAIPEI Act" tựa quả đấm nặng như núi, xét thấy cần giải trừ mấy ngộ nhận mà không ít người mắc phải do thiếu thông tin về những dữ kiện lịch sử:

1/ Bắc Kinh nói Mỹ can thiệp vào nội bộ chủ quyền của nước Giữa ("trung quốc") - đúng hay sai?

Để tiến tới b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1979, Bắc Kinh đă chấp nhận quan điểm của Washington là giữ cho Đài Loan vị thế tự chủ, và việc thống nhứt (nếu có) giữa Bắc Kinh với Đài Bắc phải thông qua bằng GIẢI PHÁP H̉A B̀NH. Mỹ không can thiệp nếu tiến tŕnh thống nhứt là do ư nguyện đôi bên.

Nhưng, nếu Bắc Kinh dùng giải pháp vơ lực quân sự để buộc chánh phủ Đài Bắc phải thống nhứt, Mỹ sẽ can thiệp quân sự để bảo đảm sự ổn định trong khu vực.

Đạo luật "Bang giao với Đài Loan" (Taiwan Relations Act), ban hành vào tháng 4 năm 1979, thể hiện quan điểm dẫn trên.

2/ Bắc Kinh khi lên tiếng đe dọa dùng vơ lực đối với lănh thổ Đài Loan, tức là Bắc Kinh đang tự tát vào mồm v́ hăm he phá vỡ cam kết của chính họ đối với Washington (nhằm đạt được sự b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ).

3/ Nhiều người nói Mỹ đă đặt bang giao với Trung Cộng, đă chấp nhận quan điểm "One China" của Bắc Kinh, vậy nên sự giúp đỡ của Mỹ dành cho Đài Loan nói cho cùng cũng là vi phạm "One China".

Ồ, phải nói đây là thành công của sự tuyên truyền nhồi sọ "siêu đẳng" mà nhiều người trong chúng ta chớ hề hay biết!

Bởi v́ Mỹ đâu công nhận "One China", thưa quí bạn! Mỹ chỉ "acknowledge" (nhận biết) về One China mà thôi, hoàn toàn không công nhận (recognize) - trong Thông cáo thiết lập bang giao với Trung Cộng năm 1979.

Sẵn nói thêm: chỉ có 1/3 số quốc gia - trong hơn 100 quốc gia lập bang giao với Bắc Kinh - là "công nhận" (recognize) về chính sách One China thôi.

Ở đây cỗ máy tuyên truyền đă lập lờ giữa việc mở đại sứ quán theo kiểu "loại trừ" với chính sách One China, khiến nhiều người tưởng hai cái này là một.

Đặt đại sứ quán kiểu "loại trừ", nghĩa là Trung Cộng yêu cầu nếu đă mở đại sứ quán tại Bắc Kinh th́ phải đóng/chấm dứt đại sứ quán tại Đài Bắc.

C̣n "One China", tức thừa nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với lănh thổ Đài Loan.

Như Mỹ gật đầu với "loại trừ", đóng đại sứ quán Mỹ tại Đài Bắc (thay bằng Viện Mỹ quốc, trong thực tế vẫn đảm đương những chức năng như đại sứ quán); nhưng Mỹ không hề công nhận One China! Mỹ vẫn hỗ trợ quân sự, vẫn đưa ra những đạo luật giúp đỡ Đài Loan là v́ vậy.

4/ Chưa hết, vẫn có những người cho rằng về mặt lịch sử Đài Loan đă thuộc về Hoa lục từ đời nhà Thanh, thành thử Bắc Kinh có thẩm quyền tuyên bố chủ quyền đối với Đài Loan.

Ở đây, bị nhập nhằng ít nhứt hai lỗi về lập luận:

4a) Bắc Kinh họ có miệng ưng nói ǵ th́ nói. Coi đi, Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa - không lẽ Bắc Kinh nói họ có chủ quyền là đương nhiên lời tuyên bố đó có giá trị à?

Tuyên bố con khỉ khô ǵ, mặc xác họ!

4b) Lịch sử luôn vận động, không thể úp chụp dĩ văng lên hiện tại và tương lai (chưa kể nếu nói chặt chẽ về lịch sử: nhà Thanh xác lập sở hữu đối với Đài Loan từ thế kỷ 19 và sớm hơn nữa, chớ đâu phải "công trạng" của nhà cầm quyền Trung Cộng xuất hiện măi về sau lận, vào giữa thế kỷ 20).

Hăy coi trường hợp Tân Gia Ba (Singapore), nếu xét về mặt lịch sử trước đây, rơ rành thuộc về Liên bang Mă Lai. Nhưng, thử tưởng tượng chánh quyền Kuala Lumpur của Mă Lai hiện nay bỗng dở chứng đ̣i sáp nhập Tân Gia Ba trở lại, lấy lư do xứ này trước đây thuộc về Mă Lai. Ai cho phép?

Chỉ có "luật rừng" kiểu Bắc Kinh th́ mới to mồm đ̣i hỏi đủ thứ, kể cả... Hoàng Sa, Trường Sa của VN th́ Bắc Kinh vẫn nói thuộc chủ quyền của họ kia mà!

* Như nói ở phần mở đầu, Đạo luật "TAIPEI Act" vừa được Mỹ ban hành ngày 26/3/2020 sẽ mở ra triển vọng thay đổi bàn cờ chánh trị quốc tế sắp tới! Rất hay, rất quan trọng.

Xin giải thích, trong stt kế tiếp.

Nguyễn Chương MT

Trở lại