HOA KỲ VÀ CHÂU ÂU: AI PHẢN BỘI AI?

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Gérard Araud: ‘Social democracy is in a coma in Europe’ (Irish Times)

Spain's election reshuffles party standings on the right (Fox News)

Spain: Pedro Sanchez's Socialists win election but miss majority (DW)

Public thinks EU referendum was bad idea, says poll (Guardian)

It’s the Grannies!’ New Voices Rise Against Austria’s Populists (NYT)

America Must Stand with Ukraine Against Russia (National Interest)

Europe’s Crisis of Integration (NYT)

Trumpism isn’t going away. Europe proves it. (TWP)

Record Russian gas sales to Europe help Gazprom profits double (Reuters)

 

HOA KỲ VÀ CHÂU ÂU: AI PHẢN BỘI AI?

Đại-Dương

Hoa Kỳ và Châu Âu như h́nh với bóng sau Đệ nhị Thế chiến. Nhưng, chuyện cơm không lành canh không ngọt vẫn thường xảy ra do khác biệt về nhận thức chính trị đa đảng hay lưỡng đảng; ai bảo vệ ai, trách nhiệm và bổn phận như thế nào.

Tiền bạc và xương máu của dân Mỹ đă cứu Châu Âu thoát khỏi sự thống trị tàn ác dă man của Đức Quốc Xă. Hoa Kỳ tự nguyện giúp tài chính và kế hoạch hậu chiến cho các dân tộc Châu Âu, kể cả Đức và Ư tái thiết xứ sở.

Nhằm hoá giải mối đe dọạ của Chủ nghĩa Cộng sản mà Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành h́nh từ ngày 4 tháng Tư năm 1949 với tỉ lệ chi phí quốc pḥng toàn Liên hiệp Châu Âu (EU) chỉ được 34% so với 66% của Hoa Kỳ. Chi phí quân sự của 29 quốc gia NATO hơn 70% toàn cầu, nhưng, sau khi Liên Sô tan ră th́ EU tự động hạ xuống 21% bởi muốn dồn cho phúc lợi xă hội. Bị Hoa Thịnh Đốn than phiền nhiều lần, nhưng, cho tới nay chỉ có 5 quốc gia Châu Âu đáp ứng 2% GDP trước thời hạn quy định năm 2024 mà đa số thuộc các nước giáp giới với Nga. Tới năm 2024, chi phí quốc pḥng của Đức chỉ có 1.37%!

Tờ New York Times cáo buộc Tổng thống Donald Trump đang đốt hết uy tín mà nước Mỹ đă gây dựng được với các đồng minh trong suốt nhiều thập kỷ.

Lập luận này rất phi lư: (1) Đồng minh phải chia sẻ nghĩa vụ và trách nhiệm tương đương. (2) Hoa Kỳ không thể tiếp tục làm vú em cho các quốc gia đă trưởng thành và giàu có trong khi dân Mỹ nợ ngập đầu. Chỉ có nhà lănh đạo vô-trách-nhiệm mới dám phí phạn mồ hôi công sức của dân tộc. (3) Hoa Kỳ chứ không phải EU đủ sức đương đầu với Nga (và Liên Sô trước kia).

Nhân kỷ niệm 70 ngày thành lập NATO, lần đầu tiên gần 30 năm Hoa Kỳ đă gửi Hải đội Xung kích Hàng không Mẫu hạm USS Harry S. Truman đến quỹ đạo Bắc Cực hoạt động trong vùng biển Na Uy.

Thực tế, thiếu Hoa Kỳ th́ NATO chỉ như con cọp giấy và có thể tan ră. Tiếc thay, các nhà lănh đạo Đức và Pháp ôm tham vọng thành lập lực lượng quân sự riêng, không dưới quyền của Hoa Kỳ. Làm sao Liên Âu có thể chế tạo các loại vũ khí tối tân như Nga đang có, và trong bao lâu? Anh Quốc có 215 đầu đạn nguyên tử được bố trí, Pháp 300 so với 6,490 của Nga nên vô phương tự pḥng thủ hữu hiệu.

Liên Sô cũng như Nga ngày nay chỉ muốn EU chia tay với Hoa Kỳ để dễ dàng chinh phục Châu Âu. Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle (nhiệm kỳ 1959-1969) rút Hải Quân khỏi NATO nhằm trở thành nước thứ tư có vũ khí nguyên tử. Tiếp theo, rút khỏi Bộ Chỉ huy Quân sự NATO vào năm 1967 v́ muốn chứng minh Pháp độc lập với Mỹ mong được Liên Sô công nhân vai tṛ siêu cường, nhưng bị từ chối khi sang thăm Mạc Tư Khoa. Chẳng có thành viên NATO nào theo chân de Gaulle. Bốn thập niên sau, Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy tái hội nhập v́ quyền lợi của nước Pháp. Hoa Kỳ quyết ngăn chặn sự bành trướng của Liên Sô tới Châu Âu trong khi de Gaulle ve văn Liên Sô. Thực tế, Pháp luôn luôn được chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ bảo vệ an ninh.

Dư luận Tây Âu rần rần chống Hoa Kỳ đưa hoả tiễn Pershing II vào Châu Âu sau khi Liên Sô bố trí tiễn SS-20 ở biên giới phía Tây. Tổng thống Ronald Reagan và vài nhà lănh đạo Tây Âu nhất quyết bố trí Pershing II buộc Mạc Tư Khoa phải rút SS-20 khỏi biên giới phía Tây. Hệ quả là Tổng thống Reagan và Tổng bí thư Mikhail Gorbachev kư Thoả hiệp Giới hạn Hoả tiễn Tầm trung (INF Treaty) năm 1987 để phá huỷ 2,692 hoả tiễn, kể cả SS-20 và Pershing II.

Các quốc gia Đông Âu và Baltics vẫn tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của Hoa Kỳ nên mong muốn quân đội Mỹ đóng quân thường trực.

Trong chuyến công du Hoa Kỳ năm 2018, Tổng thống Ba Lan, Andrei Duda tuyên bố sẵn sàng chi 2 tỉ USD để xây căn cứ quân sự thường trực cho quân Mỹ mang tên Fort Trump được chủ nhà hứa sẽ cứu xét thận trọng.

Na Uy có 120 dặm biên giới với Nga nên giữ vai tṛ tai mắt của NATO, lo giám sát mọi hoạt động tại Bán đảo Kola (hải cảng mẹ của Hạm đội Bắc Hải, căn cứ Hải Quân, Phi trường, kho chứa vũ khí nguyên tử). Na Uy đang mua 52 chiếc Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35 mà mỗi chiếc trị giá 89 triệu USD để thay thế cho F-16S đă lỗi thời.

Châu Âu ủng hộ và thiết lập bang giao với Cộng sản Việt Nam, kể cả Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam trong khi Hoa Kỳ đang ra sức giúp 20 triệu dân Việt Nam Cộng Hoà yêu chuộng tự do, dân chủ, đồng thời cản bước tiến của Liên Sô và Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á.

Các cường quốc Tây Âu kêu gào dân chủ, nhân quyền, tự do, kinh tế thị trường, nhưng, ủng hộ nền độc tài, hành động phi nhân của Trung Quốc. Tệ hơn, đă có hai cựu thủ tướng nước Anh, 3 của Pháp và Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, một phó Tể tướng Đức sang Hoa Lục làm việc cho Bắc Kinh. Bất chấp Hoa Kỳ tố cáo có bằng chứng rơ ràng về nền độc tài toàn trị, giăng bẫy nợ, thương mại ăn cướp của Bắc Kinh mà các cường quốc Tây Âu muốn bắt tay với Trung Cộng mà cáo buộc Hoa Kỳ bế môn toả cảng.

Liên Âu thúc giục Hoa Kỳ tăng cường cấm vận lên Nga khi Tổng thống Vladimir Putin cưỡng chiếm Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và yểm trợ cho Miền Đông Ukraine ly khai. Nhưng, Tể tướng Angela Merkel đi đêm với Putin để xây đường ống dẫn khí từ Nga sang Đức, không cần đi ngang qua lănh thổ Ukraine.

Tờ The National Interest hôm 29/04/2019 đăng bài “America Must Stand with Ukraine Against Russia” đề cập tới việc 3 dân biểu Đảng Cộng Hoà thuộc Uỷ ban Đối nội Hạ Viện đă gửi thư yêu cầu Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton cung cấp thêm trang thiết bị quân sự cả pḥng thủ lẫn tấn công cho Ukraine.

Lần đầu tiên Trong bài “Trumpism isn’t going away. Europe proves it” của The Washington Post đăng 29/04/2019 nhận định “Đảng bảo thủ chống di dân đồng loạt đă vào được Quốc hội. Đảng Dân tuư Estonia với cương lĩnh chống EU, chống di dân được tăng gấp đôi trong kỳ bầu cử hồi tháng Ba. Diễn đàn Dân chủ của Hoà Lan với cương lĩnh “thuế thấp, chính quyền nhỏ, văn hoá truyền thống Châu Mỹ, chống di dân Hồi giáo đă dẫn đầu trong các cuộc bầu cử địa phương.

Trong cuộc phỏng vấn của The Iris Times ngày 28/04/2019, Đại sứ của Pháp tại Hoa Kỳ, Gérard Araud ghi nhận đầm lầy ở Hoa Thịnh Đốn là có thật. Và, khi Trump vào Toà Bạch Ốc không có nhóm, không có kinh nghiệm nên nhiều người muốn điều khiển Trump. Nhưng, không ai có thể thao túng ông ta.  

Trở lại