KABUL 2021 VÀ SÀI GÒN 1975

Nguyễn Mạnh Trí

TỔNG QUÁT

Afghanistan (có nghĩa là "vùng đất của người Afghan") là một vị trí chiến lược quan trọng trong suốt lịch sử. Vùng đất đóng vai trò là "cửa ngõ vào Ấn Độ, nằm trên con đường tơ lụa cổ đại, nơi buôn bán từ Địa Trung Hải đến Trung Quốc ". Nằm trên nhiều tuyến đường thương mại và di cư, Afghanistan có thể được gọi là “Vòng xoay Trung Á” kể từ khi các tuyến đường hội tụ từ Trung Đông, từ lưu vực sông Ấn qua các lối đi qua Hindu Kush, từ Viễn Đông qua Lưu vực Tarim, và từ thảo nguyên Á-Âu liền kề.

Các ngôn ngữ chi Iran được phát triển bởi một nhánh của những người này; tiếng Pashtun nói ngày nay ở Afghanistan là một trong những ngôn ngữ Đông Iran. Elena E. Kuz'mina lập luận rằng các lều của những người du mục nói tiếng Iran ở Afghanistan đã phát triển từ những ngôi nhà bề mặt của vành đai thảo nguyên Á-Âu trong Thời đại đồ đồng. Các cuộc xâm lược Ả Rập đã ảnh hưởng đến văn hóa của Afghanistan, và thời kỳ tiền đạo Hồi của Hỏa giáoMacedoniaPhật giáo và Ấn Độ giáo đã biến mất từ lâu. Mirwais Hotak và sau đó là Ahmad Shah Durrani thống nhất các bộ lạc Afghanistan và thành lập Đế chế Afghanistan cuối cùng vào đầu thế kỷ 18. Afghanistan là nơi sinh sống của nhiều dân tộc và đa dạng: người Pashtun (42%), Tajik (27%), Hazara (9%), Uzbeks (9%) và những tộc người khác

 

Vị trí Afghanistan  

Về địa lý, Afghanistan tiếp giáp với Pakistan, Trung Quốc, Tajikistan, Uzbekistan, Turkmenistan và Iran, là một quốc có nhiều núi, không có biển vị trí ở trong Nam Á và trung tâm châu Á với diện tích 252,071 km², dân số 38 triệu người. Kabul là thủ đô và thành phố lớn nhất của Afghanistan, nằm trong tỉnh Kabul. Nằm tại vị trí chiến lược tại ngã tư của những tuyến đường thương mại chính, Afghanistan đã thu hút hàng loạt kẻ xâm lược kể từ thế kỷ 6 trưóc công nguyên.  

Dãy núi Hindu Kush, chạy từ Bắc tới Nam băng qua đất nước, chia nó thành 3 khu vực chính: 1) Cao nguyên trung tâm, chiếm khoảng 2/3 diện tích đất nước; 2) Cao nguyên Tây Nam, chiếm 1/4 diện tích đất; và 3) khu vực nhỏ nhất phía Bắc bằng phẳng vùng chứa đất đai màu mỡ nhiều nhất cả nước. Nền kinh tế của Afghanistan là nền kinh tế lớn thứ 96 trên thế giới, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 72.9 tỷ USD theo sức mua tương đương; quốc gia này kém hơn nhiều về GDP bình quân đầu người (PPP), xếp thứ 169 trong số 186 quốc gia tính đến năm 2018.

Vì vị thế chiến lược, từ 1979 cho đến 2021, Afghanistan là tâm điểm xâm lược của hai cường quốc lớn nhất thế giới là Liên Xô và Hoa Kỳ:

 

Liên Sô và Afghanistan: Chiến tranh Liên Xô tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài 10 năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng Mujahideen chiến đấu nhằm lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa Cộng SảnLiên bang Xô viết ủng hộ chính phủ trong khi phe đối lập nhận được sự ủng hộ từ nhiều phía gồm Hoa KỳPakistan và các quốc gia Hồi giáo khác trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh. Cuộc xung đột xảy ra đồng thời với Cách mạng Iran năm 1979 và Chiến tranh Iran - Iraq, ảnh hưởng tới sự trổi dậy của lực lượng Mujahideen tại Trung Á.

Quân đội Liên Xô bắt đầu triển khai tại Afghanistan ngày 25/12/1979. Vào giữa thập niên 1980 quân số quân đội Liên Xô tăng lên hơn 100 ngàn lính và chiến tranh lan ra khắp lãnh thổ Afghanistan. Cái giá về quân sự cũng như về ngoại giao chẳng bao lâu là quá cao cho Liên Xô. Vào giữa năm 1987, Liên Xô dưới sự lãnh đạo của nhà cải tổ Mikhail Gorbachev tuyên bố là sẽ rút quân. Việc rút quân bắt đầu ngày 15/5/1988 và chấm dứt ngày 15/2/1989. Chỉ riêng thường dân, ước tính từ 850,000 đến 1.5 triệu người đã bị chết trong cuộc chiến và hàng triệu người Afghanistan đã chạy ra khỏi nước tị nạn, hầu hết tới Pakistan và Iran.

Cuộc chiến tranh được xem như là một phần của cuộc chiến tranh lạnh. Vì đó là một cuộc chiến tranh dai dẳng nó thỉnh thoảng được ví là cuộc "chiến tranh Việt Nam của Liên Xô" hay "cái bẫy gấu" bởi báo chí Phương Tây, cuộc chiến đã có những tác động rất lớn đối với Liên bang Xô viết và thường được nhắc đến như là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 1991.

Hoa Kỳ và Afghanistan: Trong suốt thời kỳ của Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ đã thực một chiến lược lớn để tập trung vào việc kiềm chế sức mạnh của Liên Xô. Điều này đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, Mỹ đã trở thành siêu cường duy nhất đóng vai trò chi phối ảnh hưởng đến toàn thế giới.

Một bước ngoặt về chiến lược đã đến với Hoa Kỳ. Sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 của lực lượng Al Qaeda, chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã chuyển sang một chiến lược được gọi là “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu”. Chính cách tiếp cận sai lầm này đã dẫn đến những cuộc chiến kéo dài do Hoa Kỳ lãnh đạo ở những quốc gia như Afghanistan và Iraq. Tuy nhiên, từ năm 2017, Hoa Kỳ dưới thời Trump đã quay trở lại chiến lược cạnh tranh giữa các cường quốc”, mà tâm điểm của chiến lược này chính là Trung Quốc.

Biden cũng không hề kêu gọi rút quân lính Mỹ về nước một cách tùy tiện. Người Afghanistan đã có 20 năm để phát triển năng lực và tính hợp pháp. Việc Mỹ dành 20 năm nữa để tiếp tục hoạt động triển khai quân sự đầy tốn kém và đôi khi gây thiệt hại về tính mạng cũng sẽ không làm thay đổi những triển vọng ở đây. Chính sự hiện diện của quân đội Mỹ, chứ không phải lực lượng an ninh Afghanistan, đã ngăn chặn Taliban. Theo Tổng thanh tra đặc biệt của Mỹ về Afghanistan, trong 20 năm qua, Mỹ đã chi khoảng 83 tỷ USD để trang bị và huấn luyện cho Lực lượng quốc phòng và an ninh Afghanistan. Tuy nhiên, khi Taliban xuất hiện, những lực lượng đó dường như đã tan rã.

Các nhà lãnh đạo NATO vào năm 2012 đã bắt đầu chiến lược rút lui lực lượng của họ và sau đó Hoa Kỳ tuyên bố rằng các hoạt động tác chiến lớn của họ sẽ kết thúc vào tháng 12 năm 2014, để lại một lực lượng còn sót lại trong nước. Vào ngày 28 tháng 12 năm 2014, NATO chính thức chấm dứt các hoạt động chiến đấu của ISAF tại Afghanistan và chính thức chuyển giao toàn bộ trách nhiệm an ninh cho chính phủ Afghanistan. Operation Resolute Support do NATO dẫn đầu được thành lập cùng ngày với tư cách là tổ chức kế nhiệm của ISAF. Vào ngày 29 tháng 2 năm 2020, Hoa Kỳ và Taliban đã ký một thỏa thuận hòa bình có điều kiện tại Doha, trong đó yêu cầu quân đội Mỹ rút khỏi Afghanistan trong vòng 14 tháng miễn là Taliban hợp tác với các điều khoản của thỏa thuận này. Ngoài ra, các phần tử nổi dậy thuộc al-Qaeda ở Tiểu lục địa Ấn Độ và ISIL-K tiếp tục được hoạt động ở các vùng của Afghanistan.

 

Đến năm 2021, sau 20 năm Hoa Kỳ phát động chiến tranh xâm lược Afghanistan, sau một loạt các cuộc tấn công dồn dập, đến ngày 15 tháng 8 năm 2021, các lực lượng Taliban đã tiến vào thủ đô Kabul từ mọi hướng, máy bay quân sự Mỹ đã đáp xuống Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Kabul để sơ tán các nhân sự của Mỹ và những người cộng tác đang khẩn trương tiêu hủy tài liệu, cũng được một số nhà bình luận so sánh với khoảnh khắc Sự sụp đổ của Sài Gòn (Fall of Saigon) trong Chiến tranh Việt Nam.

 

Khi rút khỏi Afghanistan một cách hỗn loạn như thế, Washington để lại đất diễn cho Pakistan - đồng minh lâu đời của Taliban; cho Iran, vốn coi chống Mỹ là mục đích hàng đầu; cho Nga có thể đóng vai trọng tài ở Trung Á. Và nhất là Trung Quốc, đã trải thảm đỏ đón Taliban, coi đây là cơ hội cho việc mở rộng hành lang kinh tế nối Tân Cương với cảng Gwadar của Pakistan trên biển Ả Rập, trái tim của Con đường tơ lụa mới. Khi ánh sáng tự do đã tắt tại Afghanistan, đó là cả một dự án nắm lại vị trí lãnh đạo các quốc gia dân chủ trước Trung Quốc đang bị lung lay.

TƯƠNG ĐỒNG

Như thủ tướng Anh Winston Churchill đã nói: "Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn". Dù rằng với những lý do khác nhau, việc Hoa Kỳ đưa quân vào Nam Việt Nam cũng như vào Afghanistan rồi rút ra đều cũng vì quyền lợi của quốc gia Hoa Kỳ.  

Cũng như thái độ của Hoa Kỳ khi quyết định rút ra khỏi miền Nam Việt Nam, để cho miền Bắc thống nhất đất nước thì Hoa Kỳ phải tìm ra một lý do để biện minh cho quyết định của mình. Cuối năm 2001, một chính phủ liên hiệp do Liên Hiệp Quốc và Iran bảo trợ do Hamid Karzai đứng đầu được thành lập. TT George W. Bush trong diễn văn tại Virginia Military Institute ngày 17 tháng 4, 2002 kêu gọi tái thiết Afghanistan. Nhưng cũng ngay sau đó, nội bộ phe đồng minh và NATO có nhiều điểm bất đồng. Chính phủ Karzai bị tố cáo tham nhũng và không chính danh vì không thắng đủ túc số 50 phần trăm trong cuộc bầu cử tổng thống 2009. Những bất ổn chính trị tạo điều kiện cho Taliban phục hồi và chiếm một phần ba lãnh thổ Afghanistan. Bên cạnh đó, các vụ khủng bố bằng ôm bom tự sát gia tăng với một cường độ chưa bao giờ có trước đó. Tháng 5, 2014, TT Obama công bố một thời khóa biểu rút quân. Vào tháng 8, 2017, Tổng thống Trump cũng có ý định rút quân nhưng không muốn tạo một lổ hổng cho khủng bố tái phát. Dưới thời TT Trump, Mỹ tiến hành đàm phán với Taliban trên cơ sở Mỹ đồng ý rút quân và Taliban đồng ý không chứa chấp khủng bố đồng thời tham gia đàm phán giải quyết các vấn đề nội bộ của Afghanistan. Tháng 2, 2020, thỏa hiệp giữa Mỹ và Taliban được ký. Mỹ bắt đầu rút quân. Ngày 14 tháng 4, 2021, TT Biden tuyên bố việc rút quân sẽ hoàn tất vào 9 tháng 11, 2021 mặc dù trên thực tế, việc rút 600 sĩ quan và binh sĩ chiến đấu cuối cùng đã hoàn tất từ tháng 7, 2021. Mỹ cũng đổ lổi cho chính quyền Afghanistan tham nhũng và bất lực cũng như quân đội chính phủ không có tinh thần chiến đấu. Đây chỉ là hoả mù mà Hoa Kỳ luôn luôn đổ lổi cho đồng minh. Dù sao, cuộc chiến Afghanistan chấm dứt với sự thương vong tương đối thấp cho cả 2 bên là điều tốt đẹp.  

KHÁC BIỆT

 

Nhiều người nghĩ rằng những gì đang xảy ra tại Kabul cũng giống như đã xảy ra tại Sài Gòn 30/4/1975, tuy nhiên đó chỉ giống nhau về hình thức. Cuộc chiến tranh Afghanistan và chiến tranh Việt Nam khác nhau về bản chất và kích thước. Mục đích của Mỹ và đồng minh không phải để bảo vệ “Afghanistan Cộng Hòa”, tương tự như bảo vệ Việt Nam Cộng Hòa mà là để đánh bại tổ chức khủng bố al-Qaeda do Osama bin Laden dùng Afghanistan như một hậu phương an toàn. Thẳng thắn mà nói, dù rằng miền Bắc Việt Nam theo thể chế Cộng Sản nhưng mục đích tối hậu là thống nhất đất nước. Giải phóng miền Nam chỉ là tuyên truyền. Thật sự, miền Nam Việt Nam sung túc hơn miền Bắc nhiều và nếu được hậu thuẩn của “Thế giới Tự do” thì miền Nam cũng có thể trở thành một Hàn Quốc như ngày nay. Tuy nhiên, đối với Hoa Kỳ, một nước Việt Nam thống nhất do miền Bắc cầm quyền về lâu về dài phù hợp chiến lược của Hoa Kỳ tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

 

Thời gian: Chuck Hagel, từng là Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tại bang Nebraska từ năm 1997 đến năm 2009 và là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ năm 2013 đến năm 2015 trong chính quyền Obama. Hagel từng tham chiến tại Việt Nam từ 1967 tới 1968. Nói với trang USA Today ngày 15/8, ông so sánh Afghanistan với Việt Nam. "Tôi đã tham gia một trong những cuộc chiến đó ở Việt Nam. Chúng tôi đã ở lại đó quá lâu”. Sau khi đánh bại Taliban vào năm 2003, đúng ra Hoa Kỳ nên rút quân về nước, để cho người dân Afghanistan tự lo vấn đề nội bộ của mình. Đằng này, Hoa Kỳ ủng hộ một chính phủ do mình lập ra và một quân đội tổ chức theo lối nhà giàu. Khi Hoa Kỳ rút ra, cắt đứt mọi nguồn viện trợ thì chuyện chính phủ Kabul chấm dứt mọi sự giao tranh cũng là điều tốt cho Afghanistan.  

Chủng tộc tại Afghanistan: Dù rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, người Bắc và người Nam nói về “Chủ nghĩa Cộng Sản” và “Thế giới Tự do” nhưng Việt Nam là một dân tộc đồng nhất. Trong khi đó, Hệ tư tưởng của Taliban được mô tả là kết hợp một hình thức "sáng tạo" của luật Hồi giáo Sharia dựa trên chủ nghĩa cơ yếu Deobandi và  chủ nghĩa Hồi giáo chiến binh kết hợp với các chuẩn mực văn hóa và xã hội Pashtun được gọi là Pashtunwali, vì hầu hết Taliban là người của bộ lạc Pashtun chỉ chiếm chưa đầy nữa dân số nước này.  

Chiến tranh chưa chấm dứt thì các tay súng thuộc lực lượng kháng chiến Afghanistan ngày 20/8 đã đánh bật quân Taliban khỏi nhiều vùng ở tỉnh Baghlan, cách Kabul khoảng 160 km. Trong đợt giao tranh này, đã có 30 tay súng Taliban thiệt mạng, 20 người khác bị bắt giữ - tờ Washington Post (Mỹ) dẫn nguồn tin bản địa cho biết. Lực lượng chống Taliban cũng đã giành lại kiểm kiểm soát 3 huyện tại Baghlan, gồm Puli Hisar, Dih Salah và Bano, khi người dân địa phương kiên quyết chống lại chiến dịch tìm kiếm kiểu “gõ từng nhà” của Taliban. Nếu Taliban không khôn khéo thì một cuộc nội chiến lại tiếp diễn.  

Vị thế chiến lược và vai trò của Nga Sô, Hoa Kỳ và Trung Quốc: Sự khác biệt chính giữa Afghanistan và Việt Nam là vai trò của Trung Quốc. Trong khi Việt Nam, vì vị thế chiến lược và tài nguyên dồi dào cũng như là hành lang án ngữ Biển Đông đã trở thành mục tiêu xâm lược của Trung Quốc hàng nghìn năm qua. Ngay trong những thời gian cuối của cuộc chiến, Trung Quốc đã biểu lộ ý định không muốn thấy một Việt Nam thống nhất vì dù ở dưới chế độ nào, Việt Nam sẽ là một cản lực ngăn chận Trung Quốc về phía Nam và ra biển Thái Bình Dương. Trong 3 thập niên qua, cả Liên Sô và Hoa Kỳ đều đã can thiệp vào nội tình Afghanistan thì Trung Quốc chưa có thái độ thù địch với nước này. Dù sao, Afghanistan là một nước Hồi giáo và Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ bị Trung Quốc biến thành khu tự trị luôn là một điều nhức nhối cho thế giới Hồi Giáo.  

Thiệt hại: Tại Việt Nam, dù rằng cuộc chiến chính thức khởi đầu từ 1965 nhưng từ đầu thập niên 1950, các thế lực chống Cộng cực đoan tại Hoa Kỳ lên nắm quyền với chiêu bài “Thế giới Tự do” chống lại chủ nghĩa Cộng Sản. Đối với Mỹ, Chiến tranh Việt Nam đã thành một chương buồn trong lịch sử của họ. 5 đời Tổng thống Mỹ với 4 chiến lược chiến tranh tại Việt Nam lần lượt phá sản. Chiến tranh Việt Nam kéo dài 10 năm và khiến Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD và 58,000 lính Mỹ đã chết và 305,000 thương tật. Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700,000 lính Mỹ trong số 2.7 triệu lính từng tham chiến tại Việt Nam bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là "Hội chứng Việt Nam", thêm vào đó là khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy trong những ngày ở Việt Nam. Khoảng 70,000 tới 300,000 cựu binh Mỹ đã tự sát sau khi trở về từ Việt Nam. Sự cay đắng của các cựu binh tuổi thanh niên này góp phần tạo nên một phong trào phản chiến kéo dài nhiều thập niên. Một trong những hậu quả mà Mỹ phải gánh chịu sau cuộc chiến này là "hội chứng Việt Nam", thể hiện ở chỗ nhiều người Mỹ từ chối ủng hộ lực lượng vũ trang tiến hành những chiến dịch quân sự lâu dài và mạo hiểm. Đối với 2 miền Việt Nam, chiến tranh Việt Nam đã gây ra cái chết của từ 2 - 4 triệu người Việt (tính cả binh sỹ và thường dân, tùy nguồn thống kê khác nhau) và một đất nước Việt Nam kiệt quệ kéo dài cả 3 thập niên sau chiến tranh. Tổng số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7.85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima.  

Theo dự án Chi phí chiến tranh tại Đại học Brown, tính đến tháng 4 năm 2021, cuộc chiến này đã giết chết 171,000 đến 174,000 người ở Afghanistan; 47,245 thường dân Afghanistan, 66,000 đến 69,000 quân đội và cảnh sát Afghanistan và ít nhất 51,000 chiến binh đối lập. Thiệt hại của Hoa Kỳ & đồng minh là khoảng 2,500 quân nhân tử trận. Ngũ Giác Đài nói các cuộc hành quân của quân đội Mỹ tại Afghanistan đã tiêu hết 825 tỷ USD kể từ năm 2001. Các nhà nghiên cứu Đại học Brown ước tính tổng số chi phí cho các cuộc hành quân tại Afghanistan và Pakistan lên đến gần 2,300 tỷ đô la.  

Di tản & Tỵ nạn: Việt Nam có số dân tị nạn bỏ nước ra đi đông nhất và phải trải qua những tình trạng bi thảm nhất thế giới trong thế kỷ 20 với số người bỏ mình trên đường tìm tự do lên tới khoảng 300,000 người. Là sóng tỵ nạn Việt Nam bắt đầu từ cuối tháng 4/1975 với đợt đầu khoảng 250,000 người gồm những người có liên hệ với chính phủ Hoa Kỳ, quân nhân QL/VNCH, rồi sau đó là làn sóng vượt biển tìm tự do, các chính sách và chương trình định cư tị nạn Việt Nam ở Mỹ với nhiều tên gọi khác nhau: Bốc Trẻ Mồ côi (Baby lift), Trẻ em lai (Amerasians), Trẻ em Không Người đi kèm (unaccompanied minors), Ra đi Trật tự (ODP) gồm các diện: đoàn tụ gia đình, tù cải tạo (H.O. và ROVR), nhân viên chính phủ Mỹ (U11), và nhân viên các hãng tư cùa Mỹ (V11). Thuyền nhân Việt Nam là hiện tượng gần một triệu người, chủ yếu là người gốc Hoa vượt biên khỏi Việt Nam, diễn ra cao điểm vào năm 1978-1979 (năm diễn ra chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc) và tiếp diễn cho đến giữa thập niên 1980. Theo các con số của Liên Hiệp Quốc, cho tới khi quốc tế chính thức chấm dứt chương trình tị nạn Việt Nam năm 1995, tổng số người ra đi lên tới 2,164,000 người. Theo số liệu của báo chí Việt Nam năm 2020, cộng đồng người Việt tỵ nạn ở nước ngoài có trên 4 triệu người và phân bố không đồng đều tại hơn 130 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, 98% trong số đó tập trung  21 nước tại Bắc Mỹ, Châu Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và châu Đại Dương.  

Trong khi đó, tại Afghanistan, việc di tản tại phi trường Kabul chỉ mới bắt đầu khi quân Taliban bắt đầu tiến vào thủ đô với một qui mô nhỏ hơn nhiếu. Theo quan chức trên, với sự giúp đở của các quốc gia Liên Âu cũng như các quốc gia vùng Vịnh, kể từ ngày 15/8 đến ngày 1/9, Mỹ đã đưa 123,000 người rời khỏi Afghanistan hoặc giúp họ sơ tán sau khi Taliban giành quyền kiểm soát quốc gia Tây Nam Á này. Ít nhất 50,000 người dân Afghanistan dự trù sẽ được nhận vào Mỹ sau khi Kabul lọt vào tay Taliban, trong một nỗ lực lâu dài nhằm giúp những người từng cộng tác với quân đội và chính phủ Mỹ trong thời gian chiến tranh, và có nguy cơ bị đe dọa dưới chế độ mới, theo lời bộ trưởng Nội An Mỹ hôm 3/9.  

Đánh bom tự sát: Cho đến nay, đánh bom tự sát vẫn là nền văn hóa của các bộ tộc Afghanistan. Bộ Quốc phòng Mỹ vừa thông báo về tổn thất của lực lượng quân sự Mỹ sau vụ đánh bom liều chết ở sân bay Kabul ngày 26.8. Theo đó, đã có 13 lính Mỹ thiệt mạng và 18 người bị thương. Taliban nói rằng số người thiệt mạng có thể là từ 13-20 người và hàng chục người khác bị thương. Trong khi đó, Bộ Y tế công cộng Afghanistan cho biết có hơn 60 người Afghanistan thiệt mạng và ít nhất 140 người bị thương, theo CNN. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã nhận trách nhiệm về hai vụ đánh bom ở sân bay Kabul. Vài ngày trước, giới chức Mỹ đã cảnh báo về nguy cơ xảy ra vụ tấn công khủng bố, trong đó ISIS-K, một nhánh của IS, là mối đe dọa rõ rệt nhất. Quân đội Mỹ đã thay đổi lối ra vào sân bay Kabul, hạn chế người tụ tập nhưng vẫn không tránh được vụ đánh bom. Theo tờ The Washington PostTaliban và tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đều là các tổ chức với thành viên là những người theo Hồi giáo dòng Sunni, với chủ trương thành lập nhà nước điều hành theo luật Hồi giáo. Tuy nhiên, 2 bên không phải là đồng minh mà còn đối đầu, xung đột từ năm 2015, khi IS di chuyển đến Afghanistan và thành lập tổ chức chân rết ISIS-K. Song song đó, ISIS-K cũng thu nhận các tay súng Taliban đào tẩu do không hài lòng với tiến triển của lực lượng này hoặc cảm thấy quy định của Taliban chưa đủ nghiêm khắc.

Phong trào phản chiến: Sự phản đối có tổ chức đối với sự can dự của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam bắt đầu chậm chạp và với số lượng nhỏ vào năm 1964 tại các cơ sở đại học khác nhau ở Hoa Kỳ và nhanh chóng khi chiến tranh trở nên tồi tệ hơn. Năm 1967, một liên minh gồm các nhà hoạt động chống chiến tranh đã thành lập Ủy ban vận động quốc gia chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam mà căn bản là báo chí, sinh viên, nghệ sĩ, bà mẹ nơi tổ chức nhiều cuộc biểu tình phản chiến lớn từ cuối những năm 1960-1972. Cảm xúc phản chiến này đã phát triển trong một thời gian hoạt động sinh viên chưa từng có và ngay trên phong trào Dân quyền, và được củng cố về số lượng bởi thế hệ bùng nổ trẻ em có ý nghĩa nhân khẩu học. Nó nhanh chóng phát triển để bao gồm một số lượng người tham gia rộng và đa dạng của người Mỹ từ mọi tầng lớp. Phong trào chiến tranh chống Việt Nam thường được coi là một yếu tố chính ảnh hưởng đến sự rút quân Mỹ ra khỏi cuộc chiến. Nhiều cựu chiến binh Việt Nam, bao gồm cựu Ngoại trưởng và cựu thượng nghị sĩ Hoa Kỳ John Kerry và cựu chiến binh khuyết tật Ron Kovic, đã lên tiếng phản đối chiến tranh Việt Nam khi họ trở về Hoa Kỳ. Số người ủng hộ cuộc chiến là 52% trong suốt những năm 1960 đã giảm dần khi cuộc chiến diễn ra và đến năm 1971, tỷ lệ ủng hộ xuống còn 27%.

Phong trào phản chiến

Trong cuộc chiến tranh Afghanistan năm 2001, ban đầu có rất ít sự phản đối  ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, được coi là một phản ứng trước cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và được đa số công chúng Mỹ ủng hộ. Hầu hết các phe đối lập có tiếng nói đến từ các nhóm hòa bình và các nhóm thúc đẩy một chương trình nghị sự chính trị cánh tả; ở Hoa Kỳ, nhóm ANSWER là một trong những người tổ chức các cuộc biểu tình phản chiến rõ ràng nhất, mặc dù nhóm đó phải đối mặt với những tranh cãi đáng kể về những cáo buộc đó là một mặt trận cho đảng Thế giới Công nhân theo chủ nghĩa Stalin cực đoan. Theo thời gian, sự phản đối cuộc chiến ở Afghanistan ngày càng lan rộng, một phần là do sự mệt mỏi với thời gian của cuộc xung đột, và một phần là kết quả của cuộc xung đột với cuộc chiến không phổ biến ở Iraq. 

Afghanistan và sự chuyển trục của Hoa Kỳ: Trung Quốc đã không bỏ qua thời cơ để xoáy sâu vào việc này, báo chí Trung Quốc đã “nhắc nhở” Đài Loan và các nước Đông Nam Á cần nhìn kỹ vào “tấm gương Afghanistan” để hiểu về các cam kết của Mỹ. Thật sự, quyết định chiến lược của Chính quyền Biden ở Afghanistan thể hiện chiến lược xoay trục” thực sự sang châu Á, chứ không chỉ là một định hướng chiến lược được nêu ra dưới thời Chính quyền Obama. Chính quyền Biden cam kết sẽ can dự chặt chẽ với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, vì thế chính quyền Biden đang có một sự đánh đổi chiến lược đầy tinh vi liên quan đến các ưu tiên toàn cầu, nhằm mục đích giảm nhẹ gánh nặng của họ ở Tây Nam Á để tập trung vào các lợi ích sâu rộng hơn trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nói vậy để thấy rằng, Hoa Kỳ cũng không hứa hẹn việc bảo vệ Việt Nam trước sự xâm lăng của Trung Quốc và Việt Nam cũng không “ngây thơ” đến mức nghĩ rằng có thể dựa vào Hoa Kỳ để “đánh” Trung Quốc. Việc Hoa Kỳ muốn lúc này là có thể hỗ trợ Việt Nam trở thành một “cường quốc tầm trung” để Việt Nam có thể độc lập trong mọi quyết định của mình, tránh xa sự lệ thuộc vào Trung Quốc. Và Việt Nam cũng thấy điều đó là cần thiết để Việt Nam có thể mạnh lên về mọi mặt, để có thể giữ được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.

KẾT LUẬN  

Cuộc chiến được cho là "dài nhất ở nước ngoài" của quân đội Mỹ làm Hoa Kỳ mất đi nhiều nghìn tỷ USD và hơn 2,300 quân nhân và nhân viên các loại. NATO bị thiệt hại hơn 1,200 quân. Điều này không nghĩa lý gì so với cuộc chiến Việt Nam kéo dài chỉ 10 năm với 58,000 quân nhân Mỹ tử trận. Miền Nam thiệt hại với 300,000 quân và miền Bắc với 850,000 quân tử trận. 2 triệu thường dân tại miền Bắc và 2 triệu tại miền Nam đã chết khoảng giữa năm 1954 - 1975

Hoa Kỳ và phương Tây đứng trước lựa chọn khó khăn: tiếp tục viện trợ, nhìn nhận chế độ Taliban. Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc đắc chí đe dọa “điềm báo cho tương lai Đài Loan”. Tuy nhiên Đài Loan, Úc, Nhật Bản đều cho rằng sự thay đổi tại Afghanistan là Afghanistan chỉ là sự tái phối trí ưu tiên chiến lược. Nhìn chung trước mắt, niềm tin vào Mỹ có lung lay và các địch thủ của Washington vỗ tay hoan nghênh. Nhưng về lâu về dài, đồng minh của Mỹ tỏ ra lạc quan. Chưa đầy 15 năm sau thất bại của cuộc chiến Việt Nam nhằm ngăn chận làn sóng Cộng Sản, Hoa Kỳ thắng được chiến tranh lạnh, trở nên không đối thủ. Và bốn thập niên sau, cựu thù Việt Nam trở thành đối tác thân thiết của siêu cường mà họ đã chiến thắng.

Điều sai lầm nhất là khá nhiều người Mỹ đổ lổi cho chính quyền Biden về việc rút nhanh ra khỏi Afghanistan. 
Thật sự, chính sách của Hoa Kỳ tại Afghanistan có từ thời cựu Tổng thống Trump và những gì Tổng thống Biden 
đang làm phản ảnh chính sách lưỡng đảng của quốc gia Hoa Kỳ. Không có gì ngạc nhiên khi cựu Tổng thống 
Donald Trump và cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo đã lên án việc Tổng thống Joe Biden rút lui khỏi Afghanistan 
một cách lộn xộn - xét cho cùng, lối thoát hỗn loạn khỏi Kabul đã gây chết người và không được ưa chuộng 
sâu sắc - nhưng sự thật là Biden đã hoàn thành chính xác những gì Trump đã cố gắng làm trong năm cuối cùng 
của ông ấy tại vị. William Ruger, người được Trump đề cử để trở thành đại sứ Hoa Kỳ tại Afghanistan vào 
tháng 9 năm 2020 cho biết: “Thực tế là đây là sự rút lui của Trump - Biden. Trong buổi họp báo ngày 20/8, 
Tổng thống Biden thẳng thắn nói: I made the decision. The buck stops with me”. Các chính trị gia, nhất là 
thuộc đảng Cộng Hòa, phải có can đảm nhìn nhận rằng đây là trách nhiệm của quốc gia Hoa Kỳ. Có những 
điều mà đến bây giờ, hai chính đảng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục dùng để công kích lẫn nhau thay vì rút tỉa những bài học. 
Hoa Kỳ hoàn tất rút quân khỏi Afghanistan tối ngày 30/8, kết thúc cuộc chiến lâu dài nhất từ trước đến nay 
của quốc gia này với 2,416 quân nhân tử trận. Vài giờ trước thời hạn chót mà Tổng Thống Joe Biden đưa ra 
cho đợt di tản cuối cùng, phi cơ của Không Quân Hoa Kỳ đưa toán quân nhân cuối cùng rời khỏi phi trường Kabul. 
Một số công dân Mỹ (có lẽ “vài trăm người”) còn ở lại, và họ vẫn có cách rời khỏi Afghanistan. Đợt di tản 
cuối cùng hôm 30/8 hoàn thành lời hứa của Tổng Thống Biden chấm dứt cuộc chiến mà ông gọi là 
“cuộc chiến vĩnh viễn” và ngày Hoa Kỳ trở lại Afghanistan cũng không xa lắm đâu.
 

Trở lại