Liên âu muỐn khỐng chẾ G-7

 Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

G7 summit ends in disarray as Trump abandons joint statement (BBC)

The G-7 should listen to Trump or go away (Fox News)

Trump pulls out of joint G-7 statement, attacks Trudeau (AP)

Global Trade: EU Plans To Hit US Imports With Duties From July (IBT)

G-7 split over Trump's call to bring Russia back into club (Nikkei)

Trump Attends G-7 with Defiance, Proposing to Readmit Russia (NYT)

Trump's trade tirade casts Canada in unfamiliar role of America's bad guy (Guardian)  

 

                  Liên âu muỐn khỐng chẾ G-7

                                       Đại-Dương

Thượng đỉnh G-7 lần thứ 44 tại Gia Nă Đại rạn nứt do Liên minh Châu Âu (EU) cố t́nh thao túng nên Thông cáo chung chỉ có sáu nguyên thủ kư tên, ngoại trừ Tổng thống Donald Trump.

Nền tài chính thế giới xáo trộn sau khi Tổng thống Richard Nixon huỷ bỏ chế độ lấy vàng làm bản vị cho đồng đô la đánh dấu sự chấm dứt giai đoạn Hoa Kỳ thặng dư mậu dịch sang thâm hụt.

Do đó, bảy quốc gia tư bản kỹ-nghệ-hoá cùng chia sẻ giá trị chung, chiếm 60% GDP thế giới mới quy tụ thành G-7 để giải quyết những vấn đề tài chính toàn cầu, đồng thời, phát triển mối quan hệ cá nhân để chung tay trong các vụ khủng hoảng. Năm 1997, Nga gia nhập thành G-8, nhưng, bị trục xuất do đă cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014.

Từ đầu, G-7 đă có 4 quốc gia Châu Âu, nhưng, khi EU thành h́nh liền cử hai nhà lănh đạo tham dự các hội nghị G-7 nhằm làm lệch cán cân quyết định. Châu Âu lần này có thêm Thủ tướng Justin Trudeau chia sẻ quan điểm thiên tả nên tỏ ra cứng rắn hơn trong vấn đề đối phó với Trump.

Hai vấn đề lớn tại Thượng định G-7 năm 2018.

Thứ nhất, Tổng thống Donald Trump đề nghị thâu nhận Nga nhằm hai mục đích: (1) Làm giảm sự khắn khít của Nga đối với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (Shanghai Cooperation Organization). (2) Tạo điều kiện thảo luận về vấn đề an ninh Châu Âu.

Hầu hết các nguyên thủ chống đối ngoại trừ Thủ tướng Ư Đại Lợi, Giuseppe Conte viết “Tôi đồng ư với Tổng thống Trump v́ có lợi cho tất cả mọi người”.

Hoa Kỳ đă gánh chi phí nặng nề khi bảo vệ an ninh và phát triển Châu Âu. Nhưng, Anh, Pháp, Đức chỉ muốn Mỹ găng với Nga để các nhà lănh đạo Pháp và Đức đàm phán trực tiếp với Vladimir Putin.

Thực tế, Pháp và Đức không đủ sức mạnh quân sự nên Putin chẳng bao giờ nhượng bộ qua nhiều lần đàm phán vấn đề Crimea.

Mỹ mới có đủ ưu thế quân sự và kinh tế để đàm phán với Nga. Đầu tiên, phải tạo mối giao hảo như Tổng thống Ronald Reagan và Thủ tướng Margaret Thatcher với Tổng thống Mikhail Gorbachev. Thứ đến, áp dụng biện pháp quân sự và kinh tế làm suy yếu ưu thế của Nga mới kéo Putin hướng về Tây Phương.

Putin biết rơ tham vọng vô bờ của Tập Cận B́nh nên cần hoà với Tây Phương và Nhật Bản để phát triển kinh tế độc lập với Trung Quốc.

Liên Âu đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn ngày càng hung hiểm. Anh Quốc đă ly khai thực sự, một số nước khác, đặc biệt tại Đông và Trung Âu cũng đang chống lại sự chuyên quyền của Brussels làm mất tính chất độc lập dân tộc. Các quốc gia cựu-cộng-sản ở Baltics và Đông Âu chỉ tin vào khả năng bảo vệ của Hoa Kỳ trước mối đe doạ từ Nga.

Chính sách nhập cư ồ ạt do Tể tướng Angela Merkel giống như trường hợp “con ngựa thành Troie” khiến cho nhiều dân tộc Châu Âu cảm thấy bất an, ngày càng gia tăng.

Thực tế, vấn đề an ninh Châu Âu phải do Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin trực tiếp giải quyết với sự hỗ trợ của Liên Âu chứ không nằm trong tay của Tể tướng Angela Merkel và Tổng thống Emmanuel Macron!

Thứ hai, GDP nominal của thế giới trong năm 2018 là 87,000 tỉ so với 20,000 tỉ của Hoa Kỳ và 19,000 tỉ của Liên Âu, và 6,000 tỉ của Nhật Bản. Như thế, G-7 chiếm 60% nền kinh tế toàn cầu trong khi Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng 25%.

Nợ công của Mỹ đă hơn GDP do chi phí bảo vệ an ninh, hoà b́nh và trợ giúp tài chính cho cộng đồng quốc tế liên tục từ sau Đệ nhị Thế chiến.

Thương mại bất chính cũng góp phần không nhỏ vào khối nợ công của Hoa Kỳ. Bất cứ quốc gia nào cũng có thể phá sản nếu bị kiểu thương mại bất chính gây hại.

Tổng thống Trump đang quyết liệt chống lại kiểu thương mại bất chính của Trung Quốc đang gây thiệt hại cho Hoa Kỳ lẫn nhiều nước nhược tiểu. Bắc Kinh doạ trả đũa, nhưng, Hoa Thịnh Đốn không hề nao núng với quyết tâm tái lập trật tự kinh tế toàn cầu được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) quy định.

Trump vừa trừng phạt các Tập đoàn Nhà nước Trung Quốc có hành động thương mại bất chính, vừa khiếu kiện Bắc Kinh lên WTO. Nếu chỉ kiện lên WTO th́ chờ kết quả phán quyết phải mất nhiều năm trong khi các Tập đoàn Nhà nước của Trung Quốc vẫn tiếp tục thu lợi từ kiểu thương mại bất chính.

Bản Thông cáo chung ban đầu của G-7 viết “đồng ư với kiểu thương mại có lợi ích hỗ tương, công bằng, tự do, chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch; đ̣i Nga chấm dứt gây bất ổn và ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad; bảo đảm chương tŕnh hạt nhân hoà b́nh của Iran; Hoa Kỳ không đồng ư Thỏa ước Khí hậu Paris”.

Giờ chót, Hoa Kỳ không kư vào Thông cáo chung do bất đồng về thuế áp đặt 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập cảng vào Hoa Kỳ từ các quốc gia trong G-7.

Macron và Trudeau chê bai Trump sẽ giết chết tự do thương mại trong khi thực sự họ điều khiển hệ thống mậu dịch gây bất lợi cho Hoa Kỳ.

Pháp và các quốc gia EU đánh thuế 10% xe Mỹ nhập cảng so với 2.5% xe Châu Âu vào Hoa Kỳ.

Gia Nă Đại tính thuế 270% các sản phẩm về sữa, 70% lên xích xích, 27% đối với thị ḅ của Mỹ. Ngoài ra, c̣n tài trợ tối đa cho công nghiệp gỗ.

Uỷ hội Châu Âu (European Commission) có kế hoạch tính thuế 25% lên một số sản phẩm nhập từ Mỹ trị giá 3.3 tỉ USD kể từ tháng 7 so với mức Mỹ áp thuế 7.5 tỉ. Uỷ hội cũng khiếu kiện Hoa Kỳ áp đặt thuế quá quan phi pháp lên WTO.

Gia Nă Đại tuyên bố áp thuế lên hàng hoá nhập cảng của Hoa Kỳ trị giá 13 tỉ USD.

G-7 không thể thiếu trong nền kinh tế toàn cầu nên các bên tranh căi sẽ t́m cách dàn xếp thoả đáng như tuyên bố của Larry Kudlow, Cố vấn Kinh tế cho Tổng thống Trump “chỉ như sự căi cọ trong gia đ́nh mà tôi tin sẽ được giải quyết”.

                                         Đại-Dương  

 

Trở lại