LIÊN MINH CHÂU ÂU NGÀY CÀNG RỆU RĂ

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

French renaissance or European nightmare? Why Macron has the EU on edge (Euronews)

Austria's Kurz backs Berlin against Macron's Europe vision (AFP)

German CDU leader Annegret Kramp-Karrenbauer criticises French calls for major EU reform (Telegraph)

Seven European countries make the top 10 of world's major arms exporters (Euronews)

RUSSIA PREPARES FOR WAR WITH NATO AND STRIKES AGAINST WESTERN EUROPE, REPORT REVEALS (Newsweek)

No More 'Business As Usual,' Russia Not A Strategic Partner, European Parliament Declares (RFE)

Report: Russia will meddle in European elections, keep prepping for war with NATO (NBC)

National politics trumps European arms cooperation (Global Defense)

Orban Nears End of Road in His European Political Alliance (Bloomberg)

After 20 years in NATO, Poland still eager to please (DW)

EU Sets Out 10-Point Plan to Balance China Economic Ties (Reuters)

 

LIÊN MINH CHÂU ÂU NGÀY CÀNG RỆU RĂ

Đại-Dương

Tạp chí Newsweek ngày 12/03/2019 trích phúc tŕnh của Cơ quan T́nh báo Hải ngoại Estonia cho biết “Nga đang phát triển và huấn luyện Quân Lực cho một cuộc chiến quy mô chống lại Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Vụ xung đột này không giới hạn với hành động quân sự ở Đông Âu hoặc các nước Baltics mà c̣n liên quan đến người Nga tấn công các mục tiêu ở Tây Âu”.

Năm ngoái, Nga đă mở rộng các căn cứ quân sự dọc theo biên giới phía Tây nhằm đồn trú bảy trung đoàn cơ động cách biên giới khoảng 50 km. Mạc Tư Khoa c̣n tuyển mộ tàu thuyền thành một “hạm đội dân sự” hoạt động do thám tại các quốc gia khác.

Mạc Tư Khoa tài trợ cho các đảng phái “ngờ vực liên âu” (euroskeptic) ḥng tác động đến cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu vào tháng 5-2019 mà dự đoán xu hướng dân tộc có thể thắng thế.

Liên minh Châu Âu ứng phó như thế nào trước mối đe doạ ngày càng tăng từ Nga?

Thứ nhất, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đă tŕnh bày ư tưởng về tương lai Châu Âu: “Tập quyền, gộp nợ, Châu-Âu-hoá các hệ thống xă hội và mức lương tối thiểu.

Tể tướng Áo, Sebastian Kurz chỉ trích các đề nghị của Macron là “ảo tưởng” và “nguy hiểm”.

Chủ tịch Đảng Dân chủ Kitô Giáo Đức (CDU), Bà Ms Kramp-Karrenbauer (sẽ thay thế khi Bà Angela Merkel rời ghế Tể tướng năm 2021) đă viết trên tờ Welt am Sonntag “Đứng trước mối đe doạ về chiến tranh mậu dịch quốc tế và chính sách ngoại giao hung hăng của Nga th́ Châu Âu cần mạnh hơn … Tuy nhiên, Tuyên ngôn của Macron về một EU Mới là con đường sai lầm”.

Hai đảng của Merkel và Kurz vận động tranh cử với đường lối “trung-hữu” trong khi đảng của Macron hợp tác với các nhóm “cấp tiến” bất chấp cuộc xuống đường của Phong trào Áo vàng suốt nhiều ngày thứ bảy.

Trên Tờ Euronews, Tiến sĩ Eoin Drea, Chuyên gia cao cấp của Martens Centre bày tỏ nỗi cay đắng khi kết luận “Viễn kiến của Macron không đề cập đến cách cạnh tranh, thương mại hoặc bảo vệ Châu Âu khỏi các hoạt động kinh doanh ăn cướp mà tính áp đặt ư chí của Pháp và Đức lên mọi quốc gia thành viên EU khác”.

Thứ hai, dân chúng EU nghiêng về chủ trương đặt quyền lợi quốc gia trên hết khi chống đối quyết liệt chính sách di dân. Cuộc thăm ḍ dư luận mới nhất cho thấy sau ngày bầu cử Nghị viện Châu Âu th́ Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) có thể mất 26% số ghế tức từ 29 xuống 26. Nhiều nhà lănh đạo EU vẫn muốn tiếp tục duy tŕ hệ thống chính trị thiếu hiệu quả trên phương diện quốc pḥng, an ninh, kinh tế, ngoại giao. Sáu trong số 8 quốc gia trong EPP đang t́m cách trục xuất hoặc đ́nh chỉ Đảng Fidesz của Hung Gia Lợi v́ Thủ tướng Viktor Orban làm xói ṃn tiêu chuẩn dân chủ, chống đối di dân, chỉ trích các định chế và lănh tụ EU. Họ nhắm mắt trước xu hướng hữu khuynh đang làm lu mờ thiên tả.

Đài Âu Châu Tự do ngày 13 tháng 3-2019 loan tin Nghị viện Châu Âu đă thông qua bản phúc tŕnh về Mối Quan hệ Chính trị Nga-EU xác định: Nga không c̣n là đối tác chiến lược v́ các điểm (a) Mạc Tư Khoa không thi hành thoả ước Minsk năm 2015 (tái lập hoà b́nh cho Miền Đông Ukraine và phục hồi trọn vẹn lănh thổ Ukraine. (b) Nga tài trợ các tổ chức cực hữu và dân tuư nhằm gây bất ổn cho EU. (c) Chấm dứt việc xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2 nối Nga và Đức v́ làm gia tăng sự lệ thuộc vào Nga, đe dọa thị trường nội địa, không phù hợp với chính sách năng lượng của EU. (d) Nên thông qua European Magnitsky Act tương tự Hoa Kỳ để trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền.

Thứ ba, Tổng thống Donald Trump đóng vai Ông Ác đang gây áp lực buộc Chủ tịch Tập Cận B́nh phải thay đổi cấu trúc chính trị, kinh tế, xă hội để có thể dung hoà và chung sống với nhiều dân tộc trên thế giới th́ các cường quốc Châu Âu làm Ông Thiện hầu kiếm hợp đồng của Bắc Kinh. Các cựu thủ tướng như David Cameron của Anh, Dominique Villepin và Jean Raffarin của Pháp, cựu Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Romano Prodi, cựu Phó thủ tướng Philipp Rosler (gốc Việt Nam) của Đức đang làm việc cho Bắc Kinh. Tất nhiên họ phải thủ vai tṛ quan trọng trong mối làm ăn giữa các cường quốc Châu Âu và Trung Quốc cho nên không thể sát cánh với Hoa Kỳ trong trận chiến trừng phạt Bắc Kinh.

Dựa vào sự cương quyết của Chính quyền Trump mà Uỷ hội Châu Âu đă soạn thảo kế hoạch 10 điểm để có mối quan hệ cân bằng hơn với Trung Quốc và tăng cường biện pháp chống đe doạ an ninh mạng. Giới lănh đạo EU sẽ thảo luận trong phiên họp thường kỳ 21-22 tháng 3 trước Thượng đỉnh Trung Quốc - EU vào 9 tháng 4-2019.

Tuy không chọn bên trong cuộc Thương chiến Mỹ – Trung dù chia sẻ mối quan tâm về Trung Quốc bóp méo thị trường, bắt buộc chuyển giao kỹ thuật, chậm chạp mở cửa thị trường Hoa Lục. Nhưng, EU thúc giục Bắc Kinh đồng ư cải cách Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO). Năm 2017, Liên minh Châu Âu đă bị thâm hụt mậu dịch 200 tỉ USD với Trung Quốc.

Thứ tư, Liên minh Châu Âu thi hành chính sách ngoại giao ích kỷ khi Tể tướng Angela Merkel thừa nhận đă làm trung gian để Tổng thống Barack Obama hoàn thành Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA). (a) Châu Âu muốn lấy lại thuộc địa Trung Đông nên cần Iran làm bàn đạp để bán vũ khí và xây các nhà máy điện hạt nhân trong khu vực. (b) Iran chỉ không chế tạo vũ khí nguyên tử trong 15 năm. Thực tế, Tehran cần thời gian để chuẩn bị và đào tạo chuyên viên nguyên tử và thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo. (c) Mối đe doạ từ Iran buộc các quốc gia Sunni phải mua sắm vũ khí. Viện Nghiên Cứu về Ḥa B́nh Quốc Tế Stockholm (SIPRI) cho biết có 7 nước ở Châu Âu nằm trong danh sách 10 quốc gia xuất cảng vũ khí hàng đầu. Xuất cảng vũ khí của Pháp vào Trung Đông tăng 261% so với Đức 125%, Ư 75%, Anh 30%. (d) Nhu cầu nhà máy điện hạt nhân tại Trung Đông sẽ trở thành mối lợi vô vùng lớn đối với Châu Âu. (e) Xu hướng chống Israel giúp cho Châu Âu bán vũ khí không giới hạn cho hai khối Shia và Sunni ở Trung Đông.

Thoả thuận Khí hậu Paris (PCA) năm 2016 được EU cổ vũ duy tŕ đang làm gia tăng lượng khí thải toàn cầu do thiếu các biện pháp chế tài cần thiết trong khi Quỹ thực hiện 100 tỉ USD chưa được bao nhiêu và rất khó hoàn thành v́ Hoa Kỳ đă rút khỏi thoả thuận từ năm 2018. Các nước tham gia PCA tha hồ vẽ ra kế hoạch tráng lệ để quảng cáo, nhưng, chẳng cần thực hiện. EU đang nhắm vào thị trường tiêu thụ hàng hoá “ít gây ô nhiễm cho môi trường”, vốn là lợi thế của Châu Âu.

Trong bài National politics trumps European arms cooperation, tờ Global Defense cho biết Pháp, Đức, Anh muốn giảm sự lệ thuộc về kỹ nghệ vũ khí với Hoa Kỳ. Quy định Thương mại Quốc tế về kỹ nghệ Vũ khí (ITAR) th́ Hoa Kỳ được quyền phủ quyết khi có bất cứ cơ phận nào do Mỹ sản xuất dính vào.

Năm 2018, Hoa Kỳ đă phủ quyết vụ Pháp bán cho Ai Cập hoả tiễn Scalp buộc Châu Âu phải tự chủ hơn trong lĩnh vực sản xuất vũ khí.

Liên minh Châu Âu muốn độc lập hơn với Hoa Kỳ trên mọi lĩnh vực. Thực tế, chẳng làm được v́ EU không đủ sức đương đầu về quân sự với Nga. EU muốn độc lập chiến lược mà vẫn dựa vào sức mạnh và phương tiện của NATO.

Pháp, Đức vẫn chưa t́m được tiếng nói chung trong nhiều lĩnh vực nên giấc mộng phục hưng Châu Âu của Tổng thống Emmanuel Macron chẳng mấy khác với Giấc Mộng Trung Hoa của Tập Cận B́nh.

Đại-Dương  

 

Trở lại