MỐI ĐE DOẠ TỪ TRUNG CỘNG BUỘC NATO PHẢI LỘT XÁC

  Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Trump Praises, Defends NATO Alliance at Summit (Epoch Times)

What Do Germans Think of Berlin’s China Policy? (Diplomat)

Trump blasts Macron over ‘brain dead’ Nato remarks (Guardian)

NATO leaders meet as divisions threaten military alliance (DW)

Russia Is Not The Soviet Union. So Why Can't Europe Help Pay More for NATO? (National Interest)

Nato to formally recognise China ‘challenges’ for first time (SCMP)

For Trump and Europe, a Surprising Role Reversal (NYT)  

 

 MỐI ĐE DOẠ TỪ TRUNG CỘNG BUỘC NATO PHẢI LỘT XÁC

  Đại-Dương

Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập từ năm 1947 nhằm chống lại chính sách bành trướng, bá quyền của Điện Cẩm Linh sau Đệ nhị Thế chiến. NATO đă duy tŕ được môi trường hoà b́nh tại Châu Âu góp phần làm sụp đổ Liên Sô năm 1991, chấm dứt vai tṛ lịch sử của Khối Quân sự Warsaw (thành h́nh năm 1955) và Đệ tam Quốc tế Cộng sản (thành h́nh năm 1919, tái sinh 1947).

29 nguyên thủ quốc gia thuộc NATO đă tề tựu về Luân Đôn vào 2 ngày 3 và 4 tháng12 năm 2019 để kỷ niệm 70 năm góp mặt trong sinh hoạt quốc tế. Nhưng, mục đích chính là hoạch định “tân chính sách toàn cầu” cho NATO trong bối cảnh thế giới đang đối diện với biết bao bất trắc khó lường. 

Nhiều đời tổng thống Mỹ thường than phiền NATO đă quá cũ kỹ và Châu Âu không góp đủ chi phí cho hoạt động của Tổ chức mà bắt người Mỹ phải è cổ đóng thuế.

Đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump chính thức nắm quyền đă chỉ trích thẳng thừng và gay gắt v́ chỉ có 4/29 thành viên NATO đóng đủ 2% GDP đă cam kết so với 4-4.3% GDPcủa Hoa Kỳ. Một số quốc gia Tây Âu giàu có vẫn không đóng đủ 2% mà mỗi lần Hoa Kỳ thúc giục lại hục hặc. Hiện tại, chỉ có 9/29 quốc gia NATO thi hành trong khi Pháp đóng 1.9%, Đức nâng từ 1.2% lên 1.4% vào năm 2020 và 2% tới 2030.

Tổng thống Pháp Emmanuel ôm mộng thành lập Lực lượng Quân sự Liên Âu để có vai tṛ chủ động hơn trong NATO sau khi Anh Quốc rời khỏi Liên Âu và Tể tướng Angela Merkel sẽ về hưu năm 2021 nên từ đầu tháng 11-2019 đă đi khắp nơi rêu rao “NATO Chết Lâm Sàng, tức Chết Năo” tạo ra làn sóng chỉ trích gay gắt trong dư luận quốc tế.

Tổng thống Chales de Gaulle (1959-1969) muốn thiết lập Siêu Quốc gia Châu Âu (supranational Europe) nhằm làm đối trọng với Hoa Kỳ và Liên Sô nên rút khỏi Bộ chỉ huy Quân sự NATO năm 1966 dù Pháp vẫn ở trong Tổ chức này; chỉ trích kịch liệt việc Hoa Kỳ giúp dân Việt xây dựng một nước Việt Nam Cộng Hoà non trẻ ở Miền Nam vĩ tuyến 17 để chống chủ trương cộng-sản-hoá. Pháp rút khỏi Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1965. Lúc tham dự Hội chợ ở Gia Nă Đại năm 1967, Tổng thống de Gaulle hô to “Quebec Tự do Muôn năm = Vive le Quebec libre” bị chủ nhà và dư luận thế giới chỉ trích. Dù cố gắng hết sức để ve văn mà Liên Sô vẫn không công nhận Pháp là một siêu cường ngang hàng!

Ngày 03/12/2019 toàn thể 29 nguyên thủ quốc gia của NATO đă có mặt ở Anh Quốc để dự yến tiệc do Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị thết đăi và gặp gỡ song phương, đa phương.

Hôm sau, các nguyên thủ quốc gia tiếp tục nói chuyện song phương hoặc đa phương để giải toả một số khúc mắc trước khi vào bàn thảo luận. Ba vấn đề nổi bật: NATO có chết lầm sàng không? Các thành viên có cam kết gia tăng chí phí quốc pḥng như đă định chưa? Trung Cộng có là nguy cơ cho nhân loại không?

Tổng thống Trump khá gay gắt khi chất vấn tay đôi với Tổng thống Macron về “NATO Chết Năo” trước sự hiện diện của Tể tướng Merkel, nhưng, Macron vẫn bảo lưu quan điểm. Maron từng chỉ trích gay gắt quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria v́ Tổ chức Khủng bố chưa bị tiêu diệt, nhưng, không trả lời khi Trump hỏi “Ông có muốn nhận vài tay khủng bố ôn hoà không”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Erdogan nói Macron chứ không phải NATO Chết Lâm Sàng, và nếu NATO không đồng ư đưa Tổ chức YPG của người Kurd vào danh sách khủng bố th́ sẽ mở cửa biên giới để 3.6 triệu người tị nạn Syria tràn sang Châu Âu.

     Tây Âu quá ích kỷ

Đệ nhất và Đệ nhị Thế chiến đều xuất phát từ Tây Âu. Lục địa này được giải phóng nhờ các lực lượng bên ngoài (Hoa Kỳ và Anh Quốc). Sau khi chiến tranh chấp dứt vẫn cần tới Hoa Kỳ viện trợ tái thiết và bảo đảm an ninh, hoà b́nh suốt thời Chiến tranh Lạnh (1947-1991).

Mục đích thành lập NATO để ngăn chặn sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản tới Tây Âu và Nam Âu v́ Trung Âu, Đông Âu và Baltics đă do Liên Sô kiểm soát. Nhưng, Tây Âu không ủng hộ mà c̣n phá hoại mọi nỗ lực của Hoa Kỳ và Anh Quốc đang ngăn chặn sự lan tràn của Chủ nghĩa Mao tại Châu Á-Thái B́nh Dương. Ngược lại, Hoa Kỳ không ủng hộ chính sách thực dân, thuộc địa của Tây Âu trên thế giới. Pháp Quốc đóng vai tṛ chính trong việc ủng hộ Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trên phương diện ngoại giao và tuyên truyền cho tới lúc Bắc Việt tràn ngập Việt Nam Cộng Hoà.

Bây giờ, Chủ tịch Tập Cận B́nh công khai tham vọng truyền bá Chủ nghĩa Cộng sản tới mọi ngỏ ngách của thế giới mà Tây Âu v́ tiền nên cứ làm ngơ. Phải chăng Tây Âu đă phản bội lại mục đích thành lập NATO.

Trong năm 2019, Tể tướng Đức, Angela Merkel và Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron tuần tự sang Bắc Kinh để kư nhiều hợp đồng kinh tế mặc dù tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump đă làm sáng tỏ nguy cơ từ Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xă hội từng diễn ra trong cộng đồng nhân loại.

Tập Cận B́nh, Emmanuel Macron, Angela Merkel đều chống lại chính sách bảo hộ thương mại và chủ nghĩa đơn phương không ngừng gia tăng mặc dù họ đều làm như thế ở từng mức độ khác nhau.

Chính sách bảo hộ thương mại của Bắc Kinh khiến cho đại đa số quốc gia trên thế giới bị thâm hụt mậu dịch với Trung Cộng. Chính sách đa phương chỉ đem lại kết quả khi mọi quốc gia phải tuân hành quy định quốc tế đă thoả thuận và cam kết. Nếu không, chỉ đa phương trên có giấy, đơn phương thực tế.

Chính phủ Macron mới ban hành “luật thuế đánh vào các dịch vụ kỹ thuật số” nhắm vào Google, Amazon và Facebook dựa vào trị giá thương vụ của các công ty chứ không do tiền lời của họ, vả lại c̣n có tính cách hồi tố.

Hoa Kỳ đang thăm ḍ ư kiến dân chúng để chuẩn bị áp thuế quan 100% lên một số thực phẩm nhập từ Pháp trị giá 2.4 tỉ USD. Hoa Kỳ cũng đang xem xét điều kiện đối phó với Luật Kỹ thuật số của Ư Đại Lợi, Áo, Thổ Nhĩ Kỳ.

                  Khác biệt chiến lược giữa Hoa Kỳ và Tây Âu

Tây Âu đặt quyền lợi kinh tế trên an ninh nên đ̣i Hoa Kỳ gây áp lực tối đa lên Nga để Pháp và Đức thương lượng về đường ống khí đốt từ Nga tới Đức mà toả khắp Liên Âu. Cũng thế, Pháp và Đức tăng cường giao dịch kinh tế với Trung Cộng. Tây Âu không giúp đỡ Trung Âu và Đông Âu để nâng cao tŕnh độ khoa học kỹ thuật và kinh tế nên Bắc Kinh dùng tiền thao túng, gây chia rẽ Liên Ấu.

Dư luận Liên Âu đă thay đổi nhanh hơn giới lănh đạo. Phong trào Áo Vàng tại Pháp năm 2018 đ̣i Macron từ chức đă dẫn tới bạo loạn. Nó được nối lại từ tháng 9-2019 với chủ trương đ̣i lại 4 quyền dân mà không cần chính phủ và quốc hội: trực tiếp ra một bộ luật mới; yêu cầu 1 chính trị gia từ chức; yêu cầu hủy bỏ một bộ luật; và yêu cầu sửa đổi Hiến pháp. Cuộc biểu t́nh hàng trăm ngàn người trong ngày 06/12/2019 làm tê liệt Paris đă lan tới Bordeaux, Marseille, Nantes. Đảng của Macron đă phân thành 2 nhóm bất đồng. 

Cuộc thăm ḍ mới nhất tại Đức ghi nhận 87% bác bỏ mô h́nh “tư bản Nhà nước Trung Cộng”; giới chuyên gia cảnh cáo Merkel về thái độ cởi mở với Hoa Vi, nước Đức nên gia tăng trật tự dựa trên luật pháp quốc tế nên Tể tướng Merkel lần đầu tiên biểu lộ thân thiện với Tổng thống Trump.

Ngược lại, Hoa Kỳ buộc Bắc Kinh tuân hành các nguyên tắc do Tổ chức Thương mại Thế giới quy định, chấm dứt các hành động xâm phạm chủ quyền các nhược tiểu, thao túng nền chính trị toàn cầu.

Nghi kỵ Trung Cộng thể hiện rơ ở các khu vực Bắc Mỹ, Tây Âu và Châu Á-Thái B́nh Dương, đều có thể chế chính trị dân chủ, nên tỷ lệ không-ủng-hộ cao hơn nhiều. Việt Cộng không được khảo sát.

T́nh trạng nghi kị về mưu đồ quân sự của Trung Cộng rất cao tuần tự Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Gia Nă Đại, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Phi Luật Tân.

Tổng thư kư NATO, Jen Stoltenberg cho biết Tổ chức này mạnh mẽ hơn và có thể thích ứng với thế giới đang thay đổi qua hàng loạt vấn đề như cuộc chiến chống khủng bố, kiểm soát vũ khí, mối quan hệ với Nga, sự trỗi dậy của Trung Cộng.

Do đó, lần đầu tiên Thông cáo chung của NATO năm 2019 viết “Minh ước Bắc Đại Tây Dương công nhận ảnh hưởng ngày càng lớn và chính sách ngoại giao của Trung Cộng đặt ra những cơ hội và thách đố cần phải cùng nhau đối phó”.

Tổng thống Donald Trump trở về nước mà không tham dự lễ bế mạc v́ đă đạt được mục đích: “NATO cùng hợp sức đối phó với Bắc Kinh, và các thành viên tiếp tục hoàn tất nghĩa vụ 2% GDP”. Thực dụng là bản chất của người Mỹ. Bắt tay, tán tụng, chụp h́nh thuộc vào hàng thứ yếu.

                                                            Đại-Dương

Trở lại