MỐI T̀NH TAY BA: HOA KỲ-ASEAN-TRUNG CỘNG

CHỌN LỰA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Foreign Affairs: Who will run the world? - Chinese Power in a Divided World & The Age of Uneasy Peace

How a World Order Ends (Richard Haas)

The Stealth Superpower (Oriana Skylar Mastro)

The Chinese Military Has One Weakness It Can't Fix: No Combat Experience (National Interest)

 

MỐI T̀NH TAY BA: HOA KỲ-ASEAN-TRUNG CỘNG

CHỌN LỰA CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đại-Dương

Trật tự Thế giới lưỡng cực Hoa Kỳ-Liên Sô thành h́nh từ sau Đệ nhị Thế chiến (1947-1991). Hậu Chiến tranh Lạnh chỉ c̣n Hoa Kỳ ở vào vị trí siêu cường thế giới.

Tại Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 19 vào tháng 10-2017, Chủ tịch Tập Cận B́nh nhấn mạnh “Trung Quốc sẽ không c̣n tránh né vị thế dẫn đầu thế giới, đóng góp nhiều hơn cho nhân loại, sẽ đứng ở vị trí cao và vững chắc ở phía Đông, trở thành siêu cường hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ 21, quân đội sẵn sàng chiến đấu để giành chiến thắng”.

Hôm 18/12/2018, tại buổi lễ kỷ niệm 40 đổi mới, Tập Cận B́nh phát biểu “Kể từ nay, Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm trên trường quốc tế nên không ai có quyền sai bảo nhân dân Trung Quốc phải hành xử như thế nào”.

Bắc Kinh không có quyền bắt các nước khác phải công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Cộng vượt quá quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh đă kư kết và phê chuẩn. Bắc Kinh không có quyền cưỡng đoạt chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán của các quốc gia khác bằng mọi biện pháp, kể cả hành động đe doạ quân sự.

Khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO), Bắc Kinh cam kết thực hiện mọi quy định mà trên thực tế đă sử dụng hàng loạt chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng bao gồm thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp.

Cộng đồng nhân loại có chính nghĩa khi chống các hành vi chà đạp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh từng gây hại tới quyền lợi của các dân tộc biết tôn trọng và bảo vệ luật pháp quốc gia và thế giới.

Tuy nhiên, phản ứng của cộng đồng quốc tế đi theo hai hướng khác nhau.

Xu hướng thứ nhất, thuyết phục Bắc Kinh thay đổi cách hành xử dựa vào chủ trương phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị của Tây Phương. Chủ trương này đă phá sản sau nhiều thập niên thực hiện do bị Trung Cộng lợi dụng: (1) Vốn và trí tuệ từ cộng đồng quốc tế rót vào đă giải quyết nạn thất nghiệp kinh niên của Trung Cộng, trái lại làm tŕ trệ sản xuất và gia tăng thất nghiệp tại các quốc gia đang phát triển ngày càng trầm trọng. Giới tài phiệt chiếm 1% dân số thế giới thu lợi nhiều trong khi 99% thuộc giới trung lưu và nghèo bị lao đao thường xuyên. (2) Bắc Kinh lợi dụng thị trường 1.3 tỉ dân để buộc các công ty ngoại quốc muốn khai thác thị trường Hoa Lục phải chuyển giao công nghệ hoặc liên doanh với công ty nội địa mà sản phẩm đều mang nhăn hiệu Made in China. Trung Cộng và Hồng Kông chiếm 86% loại hàng giả, hàng nhái trên thế giới nhờ Bắc Kinh quy định sản phẩm chỉ cần có một chi tiết khác với bản gốc th́ không bị coi là vi phạm bản quyền khiến cho ngành sản xuất của các nước khác tŕ trệ hoặc phá sản. (3) Tập Cận B́nh công khai kêu gọi các quốc gia khác nếu muốn phát triển nhanh phải áp dụng mô h́nh Xă hội Chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. (4) Lo ngại tranh chấp Mỹ-Trung có thể đẩy nhân loại đến bên bờ vực của cuộc chiến tranh hủy diệt nên sợ chống Bắc Kinh.

Xu hướng thứ hai, ngăn chặn mọi hành động phá vỡ hoặc sửa đổi luật pháp mang lại lợi ích riêng cho Trung Cộng: (1) Bác bỏ yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa v́ trái ngược với mọi quy định trong UNCLOS và Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) bằng ngôn từ lẫn hành động. (2) Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ, Pháp, Anh đă điều động mọi phương tiện tác chiến tối tân vào Biển Đông Á (gồm Biển Đông và Nam Trung Hoa) để bảo vệ quyền lợi hàng hải và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Cộng. (3) Viện trợ và huấn luyện cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á mọi biện pháp pḥng vệ hữu hiệu trước mối đe doạ từ Trung Cộng. (4) Tổng thống Donald Trump chủ trương ngăn chặn kiểu “thương mại ăn cướp” của Bắc Kinh đang lần lượt được nhiều quốc gia ủng hộ v́ dân tộc nào cũng cần mậu dịch tự do, công bằng, b́nh đẳng, hỗ tương (có qua có lại). Nhanh chóng cải tổ WTO để chấm dứt sự lợi dụng của Bắc Kinh gây thiệt hại cho cộng đồng nhân loại. Chặn đứng mọi hành vi ăn cắp, ăn cướp tài sản trí tuệ. Chấm dứt kiểu sao chép vô tội vạ.

Trong bài “Trung Quốc đề ra “phương châm 21 chữ” đối với Mỹ?” của Hăng tin Đa Chiều ngày 19/11/2018 đă chi tiết “không đối kháng, không chiến tranh lạnh, mở cửa theo từng bước, không nhượng bộ lợi ích cốt lơi quốc gia”.

Lời lẽ tuyên truyền này không che đậy được sự thực mà Bắc Kinh đang thi hành. (1) Chủ nghĩa Cộng sản tuyên truyền hoà b́nh mà gây chiến tranh thường xuyên khắp thế giới và trong cộng đồng dân tộc. Tài liệu nghiên cứu của RAND “Trung Cộng không dám đối kháng với Hoa Kỳ v́ thiếu kinh nghiệm chiến trường. Tuy được trang bị phương tiện, vũ khí tối tân, nhưng, chưa được kiểm chứng trên chiến trường. Trung Cộng sẽ bị bao vây, cô lập nếu xảy ra Chiến tranh Lạnh II. Mở cửa từng bước (mua nông sản, vật liệu thay v́ sản phẩm ngoại quốc, lĩnh vực nào thành thạo mới mở) trái với nguyên tắc thị trường tự do. (2) Lợi ích cốt lơi quốc gia phải tương thích với luật pháp quốc tế mới được cộng đồng nhân loại công nhận.

Tâm lư sao chép của chủ nghĩa cộng sản được luật pháp Trung Cộng chuẩn thuận làm thui chột khả năng sáng tạo. Khi các hành vi “cướp giật” của Trung Cộng bị chặn đứng th́ kế hoạch Make in China vào năm 2025 sẽ c̣n lại những ǵ?

Hoa Kỳ hạ thuế thu nhập doanh nghiệp từ 35% xuống 20%, ngang mặt bằng thế giới th́ các tập đoàn đa quốc Hoa Kỳ cũng như thế giới tuần tự chuyển vốn vào thị trường kinh doanh Mỹ minh bạch, thủ tục giản dị, không phải hối lộ, luật lệ cố định.

Nguy cơ từ Trung Cộng lúc căng, lúc chùng mà không bao giờ biến mất khiến các quốc gia láng giềng như bị lưỡi gươm Democlès treo lơ lưỡng trên đầu.

Nước Trung Hoa vẫn c̣n đó, nhưng, mối hoạ sẽ nhẹ hơn nếu Đảng Cộng sản không c̣n ngự trị, hoặc chủ nghĩa Đại Hán ngưng hoành hành.

ASEAN, đặc biệt Việt Nam không có khả năng đương đầu thành công với Trung Cộng trên mọi phương diện và thời gian. V́ thế, đ̣i hỏi các dân tộc này phải chọn bên: Hoặc Trung Cộng hoặc Hoa Kỳ đồng nghĩa với chọn điều kiện “bị thống trị” hoặc “bá quyền tử tế”.

Các cường quốc biển đang gia tăng hợp tác với Hoa Kỳ để ngăn chặn tham vọng thống trị thế giới của Trung Cộng nên ASEAN không thể giữ vai tṛ trung lập sẽ dễ rơi và chiếc bẫy nợ và sự chỉ đạo độc tài của Bắc Kinh. Cương quyết tự cứu là con đường duy nhất của ASEAN và Việt Nam. Không thể đ̣i Hoa Kỳ đơn phương bảo vệ.

Đại-Dương

Trở lại