Một Mũi Tên Hai Con Chim

Vi Anh

 

 
TT Trump, Ông Già Gân của Mỹ, quyết định rút Mỹ ra khỏi Hiệp Ước INF lợi cho Nga hậu CS và quá lợi cho TC hiện CS, theo kiểu dùng một mũi tên hạ hai con chim, chữ Hán gọi là ‘nhất tiễn song điểu’.

Tin RFI của Pháp “Ngày 20/10/2018, tổng thống Donald Trump xác nhận rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp ước vũ khí nguyên tử tầm trung (Intermediate-range Nuclear Forces Treaty - INF), được kư vào năm 1987 giữa Washington và Moscow. Theo giới chuyên gia, với quyết định này của ông Donald Trump, chính quyền Washington đang tăng tốc cuộc đọ sức chiến lược dài hạn với Bắc Kinh.”

 Hiệp ước INF được kư kết giữa Nga và Mỹ nhằm cấm các bên phát triển và khai triển hoả tiễn hành tŕnh, đạn đạo phóng từ mặt đất với tầm bắn từ khoảng 500km đến 5.500km. Hiệp ước được cho là nhằm ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang thời kỳ Chiến tranh Lạnh.”

Trung Quốc không phải là một bên kư kết INF, do đó có thể khai triển hoả tiễn đạn đạo mà không bị hạn chế. Các hoả tiễn DF và HN của Trung Quốc có tầm bắn lên tới 15.000km, tức là có thể đặt toàn bộ nước Mỹ vào trong tầm bắn. Tổng thống Trump nói: “Chúng tôi là những người vẫn tuân thủ thỏa thuận, nhưng Nga th́ không, do vậy chúng tôi sẽ chấm dứt thỏa thuận và rút khỏi thỏa thuận đó.” Giới chuyên gia cho rằng việc Mỹ rút khỏi hiệp ước INF dường như không nhằm trực diện vào Nga, mà hướng mục tiêu sang Trung Quốc.

Thử phân tích hành động này của TT Trump lợi và hại thế nào cho Mỹ và TC.

Một về phía Mỹ, lợi nhiều. INF là hiệp ước song phương giữa Washington và Moscow. Trung Quốc không tham gia kư kết nên có thể phát triển các hoả tiễn tầm trung mà không bị hạn chế ǵ. Nhờ vậy theo báo SCMP, Trung Quốc có thể phát triển hoả tiễn đạn đạo mà không bị giới hạn về tầm bắn. Giới chuyên gia quân sự cho biết các hoả tiễn ḍng DF và HN của Bắc Kinh có tầm bắn 15.000 km, khoảng cách đủ để đặt toàn bộ lănh thổ Mỹ vào tầm ngắm và tầm sát hại.

Theo CNN, Trung Quốc đă bắt đầu hiện đại hóa nền quân sự nước này từ những năm 1987, đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển vũ khí mới. Một trong những lĩnh vực Trung Quốc dồn nhiều công sức nhất chính là các hoả tiễn.

Ô. Fu Mengzi, phó giám đốc viện quan hệ quốc tế đương đại (Bắc Kinh), nhận định “Sau khi rời INF, Mỹ sẽ khai triển và phát triển các hệ thống quân sự mới”. Mỹ rút khỏi hiệp ước INF là dấu hiệu cho thấy Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc chiến “dài hơi” với Trung Quốc, ông Fu tuyên bố.

Thượng nghị sĩ Tim Cotton của bang Arkansas cho rằng Trung Quốc chính là một trong những lư do khiến Mỹ cân nhắc rời khỏi INF. “Trung Quốc đang tăng cường phát triển kho tên lửa v́ họ không bị bất cứ thứ ǵ ràng buộc. Tôi từ lâu đă kêu gọi Mỹ cân nhắc rằng liệu hiệp ước trên c̣n phục vụ cho lợi ích quốc gia của chúng ta hay không”, ông Cotton nói.

Liu Weidong, chuyên gia về quan hệ với Mỹ tại học viện khoa học xă hội Trung Quốc nói, động thái của ông Trump sẽ giúp Mỹ tự do hơn trong việc phát triển và khai triển các vũ khí thường và vũ khí nguyên tử. Ông Liu cho rằng, động thái trên không chỉ gây ra mối đe dọa cho Trung Quốc hay Nga mà cho toàn thế giới.

Một bài báo đăng tải trên New York Times hôm 20/10 cho biết nếu Mỹ rút khỏi INF, nước này có nhiều khả năng sẽ khai triển phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa hành tŕnh Tomahawk. Các tàu nổi và tàu ngầm hiện đă được trang bị hoả tiễn mang đầu đạn thường, nhưng giới chuyên gia cho rằng kịch bản Tomahawk mang đầu đạn nguyên tử hoàn toàn có thể xảy ra. Tờ The New York Times phân tích, nếu Mỹ thực sự rời khỏi INF, nước này có thể khai triển một phiên bản tên lửa hành tŕnh Tomahawk phóng từ mặt đất. Hiện Tomahawk mang đầu đạn thông thường mới được triển khai phóng từ các tàu ngầm, song các chuyên gia cho rằng hoả tiễn hành tŕnh này cũng có thể mang đầu đạn nguyên tử.

Nước Anh đồng minh  lâu đời thân thiết của Mỹ, Bộ trưởng Quốc pḥng Anh Gavin Williamson tuyên bố hoàn toàn sát cánh bên Mỹ. Báo The Guardian của Anh quy trách nhiệm cho Nga trong việc làm gây tổn hại tới hiệp định INF, và kêu gọi Điện Kremlin hăy "giữ trật tự nội bộ".

Hai, Trung Quốc thiệt hại. TQ lo sẽ là nạn nhân của hành động Mỹ rút khỏi hiệp ước INF với Nga. Nga lên án quyết định của Mỹ rút khỏi hiệp ước nguyên tử đă kư với Nga hồi 1987 là một "bước đi rất nguy hiểm".

Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng kế hoạch rút INF với Nga không chỉ là tấn công vào cựu thù thời Chiến tranh Lạnh, mà c̣n có khả năng nhằm mục tiêu vào Bắc Kinh. TQ tin rằng Mỹ rút khỏi hiệp ước INF để đối phó với Trung Quốc. Nhiều chuyên gia, trong đó có một số nhà phân tích Trung Quốc cho rằng mục tiêu chính của Hoa Kỳ khi quyết định rút ra khỏi INF là đối phó với Trung Quốc, vào lúc quan hệ Washington – Bắc Kinh không chỉ căng thẳng trong vấn đề thương mại mà cả trong lĩnh vực quân sự.

Theo nhận định của tờ New York Times, quyết định rút này sẽ tai hại cho chiến lược xâm lấn Biển Đông của TC. Nó «sẽ cho phép Mỹ đối phó với việc Trung Quốc trang bị vũ khí tại Thái B́nh Dương». Đặc biệt là tại vùng Biển Đông đang có tranh chấp, Trung Quốc đă bồi đắp, quân sự hoá nhiều băi đá ngầm thành những đảo tiền tiêu quân sự.

Ba, TT Trump đập phá cái cũ để xây dựng cái mới không thiệt hại cho Mỹ. T́nh h́nh mới th́ nhiệm vụ cũng phải mới. Không có lư do ǵ giữ nguyên trạng khi t́nh h́nh địa chánh trị, quân sự đă thay đổi quá nhiều. INF đă được Mỹ và Liên sô kư vào thời Chiến Tranh Lạnh, lúc bấy giờ Liên xô là đối thủ nguy hiểm của Mỹ, TC không gần gũi với Liên xô và Mỹ đang bắt tay với TC. C̣n bây giờ TC hiện CS là đối thủ đáng gờm của Mỹ hơn Nga hậu CS. Nên TT Trump đă mở lời,"Trừ phi là Nga đến chỗ chúng ta, Trung Quốc đến chỗ chúng ta, tất cả họ đều đến và nói, 'Hăy để chúng ta trở nên khôn ngoan, không ai trong chúng ta phát triển những thứ vũ khí đó,' thế nhưng nếu Nga đang phát triển, Trung Quốc đang phát triển c̣n chúng ta lại chịu bó buộc với cái thỏa thuận này, th́ thật là không thể chấp nhận được. Cho nên chúng ta có một khoản tiền lớn để chi cho quân sự."

TT Trump chơi xỏ Chủ Tịch Tập cận B́nh với kiểu cách  người Trung Quốc gọi là ‘Nhứt tiễn song điêu’, chắc Chủ Tịch B́nh tức đổ lửa con mắt. Nhưng thực ra cái kiểu tấn công này không phải là binh pháp, sáng kiến riêng của Trung Hoa. Đó là chiến pháp của Con Người nói chung. Người Việt diễn đạt binh pháp này là ‘một mũi tên bắn hai con chim’, gậy ông đập lưng ông, mượn tay người làm việc ḿnh, tá tha nhân chi thủ, hay dân Tây gọi là đánh bi da ba băng./.(VA)

Trở lại