NĂM 2017: THẾ GIỚI ĐANG TRONG GIAI ĐOẠN

ĐẢO LỘN MĂNH LIỆT

    Đại-Dương

Trật tự thế giới về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá được thiết lập từ sau Đệ nhị Thế chiến đang chuyển động dữ dội và đột ngột khiến cho nhiều dự đoán tương lai có thể bị lật ngược.

Quyền dân lớn hơn sức mạnh của chính quyền đă thể hiện trong nhiều quốc gia bất chấp thể chế độc tài hoặc dân chủ theo từng mức độ khác nhau. Xứ tự do, chính quyền do lá phiếu người dân. Nơi độc tài, chính quyền đến từ họng súng. Giới chính trị gia chuyên nghiệp và lăo làng đă không giải quyết thoả đáng nguyện vọng an ninh, an toàn, phát triển của dân tộc nên rất lao đao.

Cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới và viễn ảnh xung đột quân sự không trừ quốc gia nào cả. Giàu/nghèo đều vũ trang đến tận răng mà vẫn thấp thỏm âu lo.

Lư tưởng toàn-cầu-hoá đă trở thành chiếc cầu thang để giới tinh hoa bước vào câu lạc bộ triệu phú, tỉ phú, dù họ chỉ chiếm 1% dân số thế giới trong khi 99% bấp bênh với việc làm mà c̣n bị thuế, nợ, sưu đè nặng như núi.

Hoà đồng tôn giáo chỉ có trong ngôn ngữ khi cạnh tranh đă bước vào giai đoạn thanh toán nhau bằng mọi kiểu để được độc quyền tín ngưỡng, độc quyền văn hoá.  

                             LIÊN ÂU LÚNG TÚNG

Cơn suy trầm kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đă chấm dứt từ tháng 6-2009 mà chỉ số phát triển kinh tế Liên minh Châu Âu (Liên Âu) vẫn c̣n quá khiêm tốn do các hăng xưởng lớn chuyển sang Châu Á để t́m kiếm thị trường tiêu thụ và công nhân giá rẻ làm cho thất nghiệp vẫn trầm trọng, nợ công không giảm. Toàn-cầu-hoá kinh tế đang bị chống đối ngày càng gay gắt và lan rộng do lợi ích dân tộc bị đặt dưới nhu cầu quốc tế.

Làm sóng di dân, tị nạn tràn ồ ạt vào Liên Âu, nhiều nhất đến từ Trung Đông và Châu Phi, nơi từng là thuộc địa truyền thống của Châu Âu, đă phá vỡ luật pháp, nền an ninh, sự an toàn của quốc gia. Nó cũng làm phân hoá Liên Âu khi các quốc gia Tây Âu thiếu công nhân v́ nạn lăo hoá và ít sinh sản trong lúc các nước Đông Âu cần công ăn việc làm nên chống di dân, không chấp nhận hạn ngạch (quota) do Brussels áp đặt. Làn sóng di dân tạm lắng xuống, nhưng, nguy cơ bùng phát như một quả bom nổ chậm ở Liên Âu.

Brussels là Thủ đô Thực tế của Liên Âu, nơi ban hành các quyết định có thể làm phương hại tới chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc của từng 28 thành viên. Uy quyền của Brussels đang suy giảm ngày càng trầm trọng đe doạ tới sự gắn kết và đồng thuận trong Liên Âu. Các đảng phái cực-hữu, trung-hữu ngày càng mạnh đe doạ đến nền chính trị trung-tả truyền thống tại Châu Âu như kết quả bầu cử trong năm 2017 tại Pháp, Áo, Tiệp. Tể tướng Angela Merkel đắc cử nhiệm kỳ thứ tư, nhưng, không lập được Nội các đa số đă thể hiện cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng tại Đức.

Nền văn hoá Kitô giáo (Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa giáo) chiếm 33% dân số thế giới đă làm nền tảng xây dựng các thể chế chính trị ổn định và kinh tế phát triển của loài người, đặc biệt tại Tây Phương. Nhưng, sự cạnh tranh tín ngưỡng trở nên gay gắt và khó giải quyết giữa hai tôn giáo lớn nhất thế giới: Kitô giáo và Hồi giáo.

Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chiếm 70% chi phí quân sự thế giới mà Hoa Kỳ chịu 50% trong khi Đức. Pháp, Anh, Ư đóng 15% để ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô đang đe doạ Châu Âu. Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1991 khi Liên Xô tan ră, nhưng, áp lực từ Nga sau khi Vladimir Putin lên cầm quyền từ năm 1999 buộc NATO phải tăng cường sức mạnh quân sự. Hoa Kỳ không c̣n khả năng cáng đáng chi phí một cách vô lư và bất công khi quy định mỗi quốc gia đóng góp 2% GDP so với 3.6% của Mỹ mà Đức chỉ góp 1.2% GDP. Tại bản doanh của NATO, Tổng thống Donald Trump trách móc 23/28 thành viên đă không góp đủ quy định 2% GDP nên bị dư luận Châu Âu chỉ trích gay gắt. Cuối cùng Châu Âu cũng tăng chi phí quốc pḥng 4% trước mối đe doạ trực tiếp từ Nga. Riêng Châu Âu không có khả năng chống lại tham vọng của Putin.

Từ nay, Liên Âu không thể lợi dụng Hoa Kỳ được nữa!

                          HOA KỲ PHỤC HƯNG

Hoa Kỳ đóng vai tṛ trọng yếu vào hai cuộc Thế chiến Thứ nhất và Thứ hai, cũng như Chiến tranh Lạnh nhờ vào sức mạnh quân sự cùng với kinh tế vượt trội địch thủ, lẫn tinh thần hào hiệp đă không tiếc máu xương và tiền của để cứu nhiều quốc gia thoát khỏi sự thống trị của các đế quốc, đồng thời cưu mang họ tái thiết từ đống tro tàn chiến tranh.

Sự hào hiệp thái quá đă dẫn Hoa Kỳ trở thành con nợ 20,500 tỉ USD so với GDP chỉ có 19,000 tỉ USD, riêng 8 năm cầm quyền vô cùng hào phóng của Tổng thống Barack Obama đă chiếm 10,000 tỉ USD. Khắp thế giới thán phục hoặc che miệng cười về sự ngô nghê có tính toán của Obama và tức giận Tổng thống Donald Trump đă giật mất mồi ngon ra khỏi những cái miệng cá ngăo.

Với số tiền tranh cử gấp 3 lần Donald Trump nên các chính trị gia và truyền thông thiên tả khắp thế giới, các chiêm tinh gia quốc tế, nhiều tổ chức khảo sát đă tiên đoán Ứng viên Hillary Clinton, đại diện cho Đảng Dân Chủ, chắc chắn đắc cử mà in sẵn danh hiệu Madam President.

Họ chết đứng như Từ Hải trong Truyện Kiều khi Donald Trump đắc cử chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Quả siêu bom Donald Trump nổ làm tan tành khối liên minh giữa giới chính trị gia và truyền thông đại chúng thiên tả.

Họ cáo buộc Nga đă can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ làm Hillary thất cử. Thực sự, dân Mỹ không muốn có một người đại diện quốc gia tương lai lại chơi đ̣n bẩn với đối thủ bầu cử sơ bộ và coi thường luật pháp khi sử dụng email riêng và tự ư xoá 30,000 emails cá nhân để phi tang.

Kể từ khi thành lập vào năm 1949, chẳng có cuộc bầu cử nào trên thế giới mà CIA không nhúng tay! Chẳng phải đương kim tổng thống Obama đă sang tận Luân Đôn để đe doạ cử tri Anh Quốc không được rời Liên Âu hay sao?

Giới tinh hoa học thuật tin rằng mọi quyết định của họ đều duy nhất đúng nên Kinh tế gia Paul Krugman, giải Nobel Kinh đă phán “ứng viên Trump chỉ nói láo chứ Kinh Tế Mỹ làm sao tăng trưởng tới 3% được v́ thời Obama chỉ cao nhất 2%”. Nhưng, tháng 8-2017, kinh tế Mỹ tăng 3.1%.

Phe thất cử lập tức tiến hành chiến dịch phá thối ngay từ giây phút đầu đă đẩy Hoa Kỳ vào cuộc tranh căi phi lư và vô-trách-nhiệm làm chậm tiến tŕnh Make America Great Again.

Họ đ̣i kiểm lại phiếu cử tri tại ba địa phương, nhưng, thất bại ở nơi thứ nhất nên cuốn cờ dẹp trống.

Họ không dành cho tân tổng thống 100 ngày trăng mật truyền thống để thành lập nội các. Họ chỉ trích từ thượng vàng đến hạ cám mà vẫn không ngăn được con tàu Trump chở dân tộc Mỹ lao vút về phía chân trời sáng lạn.

Nhiều nguyên thủ quốc gia đă đến tận Hoa Thịnh Đốn để kết thân và t́m hiểu chính sách của Hoa Kỳ. Khi Tổng thống Trump công du đă được đón tiếp trọng thể và thân t́nh mà không phải chui từ đuôi Air Force One như Tổng thống Barack Obama lúc phó hội tại Hàng Châu, Trung Quốc năm 2016.

Dân Mỹ phẫn nộ v́ giới chính trị gia liên kết với truyền thông bỏ rơi quyền lợi của dân chúng nên dồn phiếu cho một nhân vật chưa tham chính, nhưng, dồi dào kinh nghiệm làm ăn. Bởi lẽ, chỉ có tiền, tiền và tiền mới đưa đất nước sớm khôi phục vị trí siêu cường kinh tế và quân sự.

Obama và các Bộ trưởng đều có quyền ban hành sắc lệnh nên tổng cộng đă tới 70,000 trang, khiến kinh danh và sinh sống bị hạn chế.

Trump cấm các Bộ trưởng đẻ ra sắc lệnh. Cơ quan Điều hành ngân sách cho biết 469 Sắc lệnh thời Obama bị huỷ bỏ và 391 bị thay thế nên không c̣n trói tay doanh nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp chỉ c̣n 4.2% trong tháng 10, thấp nhất trong 16 năm qua. Số người nhận trợ cấp thất nghiệp hàng tuần thấp nhất trong 44 năm qua. Lợi tức b́nh quân đầu người tăng 2,000 USD.

Trump rút khỏi Thoả ước Đối tác Kinh tế Thái B́nh Dương (TPP) để chặn Trung Quốc trục lợi thương mại thông qua cộng đồng Hoa Kiều trong 11 quốc gia thành viên. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) gồm 11 quốc gia trong TPP mà không có Hoa Kỳ cũng chưa kư kết được nhân Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái B́nh Dương 2017 (APEC) như mong đợi.

Trump rút khỏi Thoả ước Khí hậu Paris (PCA) v́ Trung Quốc chiếm 30% lượng khí thải toàn cầu so với 15% của Hoa Kỳ, 7% của Ấn Độ. Nhưng, Trung Quốc và Ấn Độ cùng một số quốc gia khác có toàn quyền sử dụng than đá cho tới hết năm 2030. Trong khi đó, Hoa Kỳ không được phép sử dụng than đá, khai thác dầu đá (Shale Oil), dầu cát (Sand Oil). PCA dự trù chi phí khoảng 1,000 tỉ USD mà Obama đă góp 1 trong số 3 tỉ USD đă hứa. Chưa có quốc gia nào góp một đồng v́ họ dựa vào quyền tự nguyện.

Hôm 17-11-2017, Hạ viện Mỹ đă thông qua Đạo luật Cắt giảm Thuế và Việc Làm nhằm cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20% (tương đương với cộng đồng quốc tế) để thúc đẩy 1,900 tỉ USD hồi hương cùng với vốn đầu tư của quốc tế.

Chưa đầy một năm cầm quyền, Tổng thống Donald Trump đă lật ngược vị thế suy yếu về quân sự và kinh tế qua chủ trương “đồng minh, đối tác mạnh th́ liên minh mạnh” để đối phó hữu hiệu với chính sách bành trướng bá quyền Trung Quốc.

                          CHÂU Á-THÁI B̀NH DƯƠNG

Dư luận chê trách Tổng thống Donald Trump không công bố chính sách Châu Á-Thái B́nh Dương, nhưng, Tổng thống Barack Obama chỉ công bố chính sách “xoay trục” sang khu vực này sau 3 năm cầm quyền.

Từ trước, các Chính phủ ở CA-TBD vốn ỷ lại vào sự che chở toàn diện của Hoa Kỳ nên lao xao, lo lắng tưởng chừng như Trump phủi tay để giao cho Tập.

Tuần san Time nhận xét “Trung Quốc đă thắng” bị Lowy Institute phản bác với 3 yếu tố Trump cứng rắn hơn với Bắc Kinh: (1) đang bổ sung chuyên gia về Châu Á cho Hội đồng An ninh Quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc pḥng. (2) đang trong tiến tŕnh soạn thảo Chiến lược Quốc pḥng và Chiến lược An ninh Quốc gia đều mô tả Trung Quốc là đối thủ chiến lược số 1. (3) Chính giới Mỹ cứng rắn hơn với Trung Quốc, kể cả Thượng nghị sĩ Cộng Hoà John Cornyn đệ tŕnh dự luật tăng cường giám sát các khoản đầu tư của Trung Quốc tại Hoa Kỳ.

Chuyến công du 12 ngày xuyên qua 5 quốc gia Châu Á và tham dự hai hội nghị quốc tế: APEC (21 quốc gia thành viên) và Thượng đỉnh Đông Á (ASEAN+Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Trung, Úc, Ấn, Tân Tây Lan) nhằm vào ba mục đích chính: Tŕnh bày Chiến lược Ấn Độ Dương-Châu Á Thái B́nh Dương tự do và mở cửa; T́m kiếm liên minh quân sự, kinh tế; Chính sách thương mại song phương của Hoa Kỳ.

Nhật-Mỹ đồng minh 100%. Mỹ sẽ bán cho Nhật nhiều loại chiến cụ và vũ khí tối tân nhất nhằm tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật và làm giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Nhật ngày càng có ảnh hưởng và đóng vai tṛ quan trọng tại CATBD.

Tổng thống Đại Hàn Moon Jae-in từ bồ câu lúc tranh cử đă trở thành diều hâu khi mua thêm các giàn phóng trong Hệ thống Chống Hoả tiễn Giai đoạn cuối (THAAD), và đồng ư thương thảo lại các cam kết của Thoả ước Thương mại Tự do song phương.

Chủ tịch Tập Cận B́nh đích thân đón tiếp Tổng thống Donald Trump tại Tử Cấm Thành như một vị Hoàng đế Trung Hoa và vị thế tương đương Chủ tịch Mao Trạch Đông khi tiếp Trump tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh.

Trump giở phép lịch lăm của một nhà kinh doanh nhằm đạt tới mục đích chính của chuyến công du: (1) Trump ép Tập chịu trách nhiệm “Trung Quốc có thể dễ và nhanh để kềm chế Bắc Triều Tiên. Thời gian đang cạn mau, chúng ta phải hành động cấp tốc, hy vọng Bắc Kinh phải gấp rút và hữu hiệu hơn bất cứ ai”. Suốt hai tháng qua, Bắc Triều Tiên không có vụ thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo và nguyên tử nào cả. (2) Tại APEC 2017, Trump phát biểu “Tôi đă nói thẳng với Tập về các hành vi bất-b́nh-đẳng thương mại của Trung Quốc làm cho Hoa Kỳ bị thâm hụt 270 tỉ USD trong năm 2017”. Từ Trung Quốc, Trump đă mang về các hợp đồng trị giá 250 tỉ USD.

Bài diễn văn của Tổng thống Donald Trump dài 4,800 chữ tại APEC 2017 tập trung vào các điểm chính: (1) Hô hào mỗi dân tộc phải giành và bảo vệ, duy tŕ nền độc lập tự chủ. Hoa Kỳ t́m kiếm bạn bè mà không có tham vọng thống trị nên tôn trọng nền độc lập tự chủ của mọi quốc gia trên thế giới. (2) Giải thích chính sách “thương mại song phương b́nh đẳng có qua có lại” nhằm tránh sự trục lợi thương mại dựa vào các hành động vi phạm luật pháp quốc tế trong môi trường toàn-cầu-hoá. Trump kêu gọi “thượng tôn pháp luật”. (3) Giới thiệu Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và mở cửa liên quan đến mọi hoạt động quân sự, kinh tế, chính trị trong khu vực năng động nhất thế giới.

Ngược lại, phần phát biểu của Chủ tịch Tập Cận B́nh dài 1,800 chữ chỉ đề cập tới Giấc Mộng Trung Hoa, cố biện minh cho vai tṛ bảo vệ toàn-cầu-hoá của Trung Quốc nên khuyên “Chúng ta cần hướng về tương lai mà không nh́n về quá khứ” và “thượng tôn đa phương”. Tập kêu gọi “Chúng ta cần thiết lập hệ thống hợp tác khu vực đảm bảo quá tŕnh tham vấn giữa các nước”. Nhưng, Tập không có lời nào đề cập tới pháp luật làm nền tảng cho mọi hoạt động quốc tế.

Hai xu hướng đối chọi nhau giữa Trump và Tập cần được so sánh, đối chiếu với thực tế xảy ra trong quá khứ mới có thể giúp 21 quốc gia Châu Á-Thái B́nh Dương chọn được con đường đúng đắn để phát triển, bảo đảm an ninh và hoà b́nh cho khu vực.

                                    ĐÔNG NAM Á

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) đang đứng trước các chọn lựa liên quan đến phát triển kinh tế, chủ quyền dân tộc, an ninh quốc gia, hoà b́nh khu vực.

Thứ nhất, các quốc gia trong Khối này chưa đủ khả năng kinh tế tự vươn lên như Đại Hàn, Đài Loan, Tân Gia Ba mà cần sự trợ giúp tích cực từ bên ngoài như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên Âu. Viện trợ là con dao hai lưỡi khi sử dụng. Biết tận dụng từng xu từ nguồn vốn ngoại bang sẽ đẩy nhanh phát triển kinh tế. Nhưng, các quốc gia Đông Nam Á vẫn ngụp lặn trong môi trường tham nhũng nên tiền viện trợ không phục vụ đúng mục đích. Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường (OBOR) của Trung Quốc chỉ xây dựng các cơ sở, hệ thống lưu thông hàng hoá bằng kỹ thuật, vật liệu, công nhân Trung Quốc mà không đầu tư vào nền kinh tế các quốc gia nên nợ nần lại rơi vào nước thụ hưởng mà quyền quản trị thuộc Bắc Kinh. Hiễn nhiên, tham quan ôm của, dân ôm nợ.

Thứ hai, thể chế dân chủ chưa phải là môn thuốc chữa bách bệnh, nhưng, nó hữu hiệu hơn dưới chế độ độc tài. Tiếc thay, AEC có quá nhiều chế độ độc tài hoặc độc đoán nên dân chủ bị hạn chế khiến cho quyền dân bị kiểm soát chặt chẽ làm mất tính sáng tạo mà thượng đế ban cho con người. Điều này trở nên lợi thế để các nước lớn thao túng chính trường AEC. Đặc biệt, tại Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc thứ 19, Chủ tịch Tập Cận B́nh khuyến khích các nước theo mô h́nh Xă hội chủ nghĩa Đặc sắc Trung Quốc nếu muốn phát triển. Ít nhất đă có Việt Nam, Cambode, Lào xuôi theo. Và c̣n ai nữa?

Thứ ba, tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông, Biển Đông Nam Á, Biển Tây Phi Luật Tân) khó t́m giải pháp v́ Trung Quốc không chịu đưa vấn đề ra Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) phân xử. Dù Trung Quốc đă góp phần quan trọng khi xây dựng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng, bác bỏ phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) ngày 12-07-2016 liên quan đến quyền chủ quyền, quyền tài phán trên Biển Nam Trung Hoa. Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, Brunei, Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS, nhưng, họ không tuân thủ Công ước này ở từng mức độ khác nhau nên phán quyết của PCA thiếu công hiệu do vắng bóng điều khoản cưỡng hành. Dù sao chăng nữa, phán quyết của PCA cũng trao cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á một dụng cụ pháp lư cần thiết để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ).

Thế giới chuyển động không ngừng mà quốc gia nào biết khơi dậy tính sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi con người sẽ dẫn tới phát triển kinh tế, ổn định chính trị, bảo vệ chủ quyền và duy tŕ hoà b́nh.

                                     Đại-Dương  

Trở lại