NGUY CƠ TRONG THẾ LƯỠNG CỰC MỚI TRÊN THẾ GIỚI

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

The Return of Biopolarity in World Politics (Diplomat)

Would You Die for Europe? A Binational Battalion Offers an Answer (NYT)

Ren slams US for ‘politically motivated’ attack on Huawei (Asia Times)

UK Cybersecurity Chief: Oversight of Huawei Is Working (Diplomat)

 

NGUY CƠ TRONG THẾ LƯỠNG CỰC MỚI TRÊN THẾ GIỚI

Đại-Dương

Thế giới lưỡng cực Hoa Kỳ - Liên Sô đă kết thúc từ năm 1991. Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất trên quả địa cầu. Bóng ma thế chiến huỷ diệt nhường chỗ cho thanh b́nh và thịnh vượng.

Nhiều dân tộc không những thoát khỏi cảnh nghèo đói mà c̣n phát triển trong khi một số ít đă thành rồng, thành hổ. Ngoại lệ, c̣n có một số quốc gia giàu sang thịnh vượng bị rơi vào cảnh nghèo khó hơn hoặc phá sản.

Sau hơn bốn thập niên “ẩn ḿnh chờ thời”, Trung Cộng lặng lẽ tạo thế lưỡng cực trên thế giới rồi công khai thách đố vị trí siêu cường với Hoa Kỳ.

Viện Nghiên cứu Quốc pḥng Na Uy đă có 176 bài nghiên cứu sâu sắc về đề tài Xuyên Thái B́nh Dương nhằm t́m hiểu nguyên nhân và những thách đố trong thế lưỡng cực hiện nay.

Họ đưa ra các nhận định: (1) Chiến tranh Lạnh (1947-1991) tập trung tại Châu Âu khó xảy ra chiến trận khi bóng ma Đệ nhị Thế chiến chưa tan và thế cân bằng chiến lược nguyên tử buộc Hoa Kỳ và Liên Sô phải tự chế. Liên Sô tan ră do yếu tố chính trị trong Khối Cộng và áp lực từ Hoa Kỳ. (2) Hiện thời, GDP của Nga bằng 1/10 và chi phí quốc pḥng 1/4 Trung Cộng nên Nga không phải là đối thủ siêu cường. (3) T́nh h́nh cạnh tranh siêu cường hiện nay bao trùm các lĩnh vực chính trị, quân sự, chiến lược, kinh tế và công nghệ, toàn-cầu-hóa, phụ thuộc kinh tế nên rất khác xa thời Chiến tranh Lạnh.

Trung Cộng lớn mạnh nhanh chóng nhờ giới chính trị gia Tây Phương ngây thơ và kiêu ngạo cùng với ḷng ích kỷ của nhóm tinh hoa.

Thứ nhất, giới chính trị gia và chiến lược gia Tây Phương tin rằng Trung Cộng chỉ có 300 đầu đạn nguyên tử mà Bắc Kinh chính thức tuyên bố “không sử dụng vũ khí nguyên tử đầu tiên” nên chẳng dám gây chiến với Hoa Kỳ. Lời tuyên bố của Bắc Kinh nhằm loại trừ ưu thế chiến lược tuyệt đối của Hoa Kỳ.

Từ đó, Bắc Kinh tập trung phát triển lực lượng quân sự quy ước mà không gặp phản ứng mạnh từ Phương Tây. Trái lại, Hoa Kỳ có 6,500 đầu đạn nguyên tử so với 6,800 của Nga vẫn lo lắng nên cư xử như một đối thủ chiến lược mà bị rơi vào hoàn cảnh “hai đánh một không chột cũng què” khi Nga và Trung Cộng xích gần hơn dù cả hai chẳng ưa ǵ nhau.

Thứ hai, giới chính trị gia Tây Phương vẫn ôm ảo tưởng “phát triển kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị” nên ra sức giúp Trung Cộng phát triển kinh tế, tiến bộ khoa học kỹ thuật mà quên bài học “dưỡng hổ di hoạ”. Hăng xưởng của Tây Phương đổ bộ ào ạt và Hoa Lục, chưa kể người gốc Tàu từ năm Châu dốc vốn và kỹ thuật sản xuất tạo thành “công xưởng thế giới” mang nhăn hiệu Made in China.

Nhà cầm quyền Bắc Kinh áp dụng kiểu “đánh dưới thắt lưng”: hạ giá đồng Nhân Dân Tệ để hàng hoá rẻ hơn nước khác; làm hàng nhái, hàng giả, hàng kém phẩm chất nhằm phá hoại nền sản xuất trong cộng đồng quốc tế; cho phép sản xuất hàng độc hại để đầu độc các dân tộc khác; cưỡng ép các công ty ngoại quốc chuyển giao kỹ thuật và chờ cho các công ty Trung Quốc sản xuất thành phẩm và lấy bằng sáng chế rồi mới được cứu xét cho tham gia thị trường 1.3 tỉ dân. Tây Phương lao đao khi vốn đổ vào Hoa Lục, công việc chạy sang Trung Cộng để dân chúng thất nghiệp, sản xuất cầm chừng khiến xă hội lục đục, cáo buộc lẫn nhau trong khi giới tỉ phú làm cháy danh sách của Forbes.

Hàng năm Bắc Kinh đổ ra $500 triệu để tài trợ các trường Đại học, Viện Nghiên cứu và báo chí Phương Tây làm cho giới học thuật phải tự kiểm duyệt, bốc thơm khi viết về hoạt động của Trung Quốc. Chính trị gia Tây Phương cấm vận, trừng phạt vi phạm nhân quyền ở các nước nhỏ mà né tránh các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống tại Trung Cộng.

Tệ hơn phải kể các cựu chính khách như Thủ tướng Anh, David Cameron, Phó thủ tướng Đức, Philipp Rosler, cựu Thủ tướng Pháp, Dominique Villepin và Jean Raffarin, cựu chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Romano Prodi và c̣n ai nữa chỉ v́ tư lợi mà đánh đĩ với Quỷ Satan? Khi tại chức, họ phê phán các nước nhược tiểu về kiểu cai trị độc tài, vi phạm nhân quyền, nhưng, khi ở dưới trướng Tập Cận B́nh th́ ngậm miệng ăn tiền!!!

Tạp chí L'Obs nhận định một cách chua chát: Thế kỷ 21 là thời của “Giấc Mộng Trung Hoa” mà Tây Phương chỉ biết bất lực đứng nh́n. Phải chăng đă quá trễ?

Thực sự, trong Đệ nhị Thế chiến th́ Đức Quốc Xă đă chiếm trọn Châu Âu và mở rộng tới Châu Phi trong khi Đế quốc Nhật Bản bành trướng khắp Châu Á, kể cả đánh úp Lực lượng Hải quân Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng. Nhưng, hai đế quốc này đă thảm bại trước sức mạnh và đoàn kết của cộng đồng nhân loại yêu chuộng hoà b́nh, tự do, chủ quyền.

Tuần báo L’Express nhận xét: dư luận chỉ trích Tổng thống Donald Trump kém hiểu biết về mối quan hệ quốc tế, giờ đây, tỏ ra e ngại với chủ trương song phương có thể phá huỷ thế giới hiện tại.

Luật pháp và tập tục quốc tế được đa số nhân loại tuân hành trước khi Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc thành h́nh. Bắc Kinh góp phần to lớn vào việc xây dựng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà không tuân hành các quy định đă kư, kể cả lờ Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) ngày 12/07/2016. Nhờ Hoa Kỳ ban cho Quy chế Tối Huệ Quốc (MFN) nên Trung Cộng mới được gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, nhưng, không thi hành ba điều đă cam kết: xây dựng nền kinh tế tư nhân, cho phép tổ chức công đoàn độc lập, chính trị dân chủ.

Trung Cộng đặt luật pháp quốc gia trên công pháp quốc tế như “một gă to con chuyên bắt nạt” mọi quốc gia bất kể lớn hay nhỏ.

Cộng đồng quốc tế đành thần phục và làm nô lệ cho Trung Cộng hoặc phải giành lại quyền làm người, đ̣i lại quyền lợi chính đáng. Muốn thế, phải xoá bỏ mọi quy định do Trung Cộng ban hành, chặt dứt từng chiếc ṿi của con bạch tuột khổng lồ, hung tợn.

Mối quan hệ đa phương chỉ có giá trị khi mọi bên kư kết đều phải tuân hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế. Đa phương như hiện nay chỉ làm cho Trung Cộng mạnh thêm v́ Bắc Kinh sẵn sàng bỏ tiền mua phiếu trên trường quốc tế.

Tại Hội nghị Munich hôm 18/02/2019, cựu Phó tổng thống Joe Biden tuyên bố “sau bốn năm tạm nghĩ, chế độ xưa sẽ được khôi phục”. Phó tổng thống Mike Pence tuyên bố “Dưới sự lănh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đang lănh đạo thế giới tự do một lần nữa”.

Đến lúc nào các cường quốc Châu Âu mới chấm dứt kiểu đi đêm với Trung Cộng để thủ lợi nhờ con ngáo ộp Hoa Kỳ. Tổng thống Trump lại nhắc nhở các nhà lănh đạo Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “Các vị phải chi thêm. Chúng tôi không thể trở thành những kẻ đần độn, chẳng muốn bị đối xử như vậy”.

Các cường quốc Liên Âu (EU) đang manh nha thành lập Quân đội Châu Âu, nhưng, The New York Times ngày 20/02/2019 đă nhận định: (1) Binh sĩ Đức và Hoà Lan trong một tiểu đoàn đóng ở Đức khi hô chiến đấu cho nước ḿnh mà không hề nhắc tới Liên Âu. (2) Trang bị hiện thời rất lỗi thời và thiếu thốn mà phải mất một thế hệ mới có thể tác chiến hữu hiệu. (3) Ư định xây dựng “Quân đội Châu Âu thực sự” của Tể tướng Angela Merkel và Tổng thống Emmanuel Macron chỉ là một giấc mơ thôi.

Dân chúng ở Châu Âu đă giảm sự ủng hộ đối với giới chính trị gia, các đảng phái kỳ cựu mà ngày càng chú trọng tới quyền lợi chính đáng của quốc gia dân tộc. Một số nghị sĩ, dân biểu ở Anh Quốc đang rời Đảng Bảo Thủ và Đảng Lao Động do quá thất vọng.

Trung Cộng và Nga đều ác với dân, cai trị như một Hoàng đế sẽ để cho các nước trên thế giới muốn làm ǵ th́ làm hay sao?

Đại-Dương   

 

Trở lại