NHỮNG CĂN BỆNH TRẦM KHA CỦA LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Tony Blair: Đảng Lao động c̣n thua nếu cứ ảo tưởng về CNXH (BBC)

The Guardian view on Boris Johnson’s parliament: opposition needs a purpose (Editorial)

France transport strikes threaten to sow chaos during holiday travel season (France24)

Nationwide Strikes Continue Against Macron’s Controversial Pension Reform (Epoch Times)

Poland on course for clash with the EU over new legislation 'gagging' judges (Telegraph)

Brussels warns UK will suffer more from lack of EU trade deal (Financial Times)

 

NHỮNG CĂN BỆNH TRẦM KHA CỦA LIÊN HIỆP CHÂU ÂU

Đại-Dương

Liên Hiệp Âu Châu (EU) gồm 28 quốc gia với dân số 512 triệu người, lợi tức b́nh quân 39,000 USD nên muốn xác định như một cường quốc trên thế giới sánh vai cùng Hoa Kỳ và bất cứ quốc nào.

Thực tế, EU vẫn tụt sau Hoa Kỳ, Liên Sô thời Chiến tranh Lạnh (1947-1991) và vẫn khó so sánh với Hoa Kỳ cũng như Trung Quốc hiện nay.

EU thường tự hào là một lực lượng bảo vệ nhân loại. Sự thật, các nước Châu Âu từng thực thi chính sách Đế quốc Thực dân khắp thế giới suốt nhiều thế kỷ. Châu Âu chỉ thua Đế quốc Trung Hoa cai trị nhiều dân tộc Châu Á hàng ngàn năm! Hai loại đế quốc này đều ghét cay ghét đắng bất cứ ai hơn họ hoặc không chịu khuất phục “trật tự áp chế” do họ lập ra.

Bị công dân Việt Nam Cộng Hoà từ chối làm tay sai cho Pháp Quốc nên giới lănh đạo Paris ủng hộ cuộc chiến xâm lược của Hà Nội trên phương diện ngoại giao. Paris thỏa hiệp với Hà Nội nên tất cả viên chức Toà Đại sứ Pháp và các cơ sở của công dân Pháp ở Miền nam vĩ tuyến 17 không rời nhiệm sở dù cho Việt Nam Cộng Hoà có bị bức tử. Kiểu ăn không được th́ đạp đổ chẳng bao giờ giúp cho nước Pháp trở thành siêu cường thế giới.

Để bảo vệ lợi ích của Đế quốc Thực dân mà các cường quốc Châu Âu đă gây ra Thế chiến Thứ nhất (1914-1918) và Thế chiến Thứ hai (1939-1945). Chính Hoa Kỳ và Anh Quốc giúp Châu Âu kết thúc hai cuộc Đại chiến Thế giới và Chiến tranh Lạnh.

Các nước Châu Âu muốn mọi dân tộc trên thế giới từng chịu sự cai trị phải có nghĩa vụ tôn trọng và không có quyền vượt lên trên “ông chủ cũ”. Họ cay cú trước sự vượt trội của các cựu thuộc địa. Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle (1959-1969) muốn thiết lập Siêu Quốc gia Châu Âu (supranational Europe) để làm đối trọng với Hoa Kỳ và Liên Sô nên rút khỏi Bộ chỉ huy Quân sự NATO năm 1966 nhằm ve văn Mạc Tư Khoa. Nhưng, chẳng ai công nhận vai tṛ siêu cường của Pháp.

Hiện thời, EU vẫn cần chiếc dù che an ninh của Hoa Kỳ, tiếp tục đ̣i hỏi người Mỹ ưu đă kinh tế và tôn trọng vị thế ngoại giao đặc biệt của Brussels. Thực tế, các dân tộc Trung Âu, Đông Âu, Bắc Âu, Baltic chỉ tin vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ.

Liên hiệp Châu Âu vô cùng tự hào về sự thành công mô h́nh Chủ nghĩa Xă hội nên rất tức giận khi tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Donald Trump đă công khai kêu gọi thế giới chống lại Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xă hội.

Các yếu tố nào giúp cho Chủ nghĩa Xă hội ở Liên Âu tồn tại?

Thứ nhất, Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chặn bước chân của Liên Sô và Nga. Tổng thống Vladimir Putin từng tuyên bố “chỉ cần 24 tiếng đồng hồ là xe tăng Nga sẽ có mặt tại Thủ đô Warsaw của Ba Lan”. Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda hứa sẽ dùng 2 tỉ USD để xây căn cứ cho quân Mỹ đồn trú, nhưng, Tổng thống Trump chỉ chuyển 1,000 lính Mỹ từ Đức sang Ba Lan trong giai đoạn này.

Thứ hai, cuộc bầu cử tại Ba Lan hồi tháng 10-2019 đă đem lại thắng lợi lớn cho đảng cánh hữu “Pháp luật và Công lư” dù cho các Sứ quán của Hà Nội khắp thế giới khuyến khích công dân Ba Lan gốc Việt bỏ phiếu cho cánh tả. Cuộc tổng tuyển cử ngày 12/12/2019 tại Anh Quốc đă ghi lại sự thất bại nặng nề của Đảng Lao Động do cựu lư thuyết gia cộng sản, Jeremy Corbyn lănh đạo. Ông Tony Blair của Đảng Lao Động từng làm 3 nhiệm kỳ thủ tướng Anh Quốc (1997-2007) nhờ bỏ chủ nghĩa Marx, chấp nhận nền kinh tế thị trường. Trả lời kênh CNN ngày 20/12/2019, Ông Blair nói “Đảng Lao Động sẽ tiếp tục thất cử nếu vẫn sống trên ḥn đảo ảo mộng … hăy vứt ngay ư thức hệ sai lạc của ông Corbyn”.

Thứ ba, EU sẽ phá sản nếu tiếp tục thực thi Chủ nghĩa Xă hội cùng lúc với xây dựng lực lượng quân sự quy ước và nguyên tử đủ sức đương đầu và ngăn chặn hữu hiệu “chính sách hướng Tây” của Nga dù cho có mặt Tổng thống Putin hay không. Chỉ có 9/29 quốc gia trong NATO đang đủ 2% GDP như cam kết. Hoa Kỳ góp 4% GDP nên Ông Trump khuyên các nước khác cũng đóng 4% GDP thay v́ 1.9% như Pháp và 1.4% như Đức. Vậy, các quốc gia EU phải góp bao nhiêu phần trăm GDP để tự xây dựng lực lượng quân sự riêng?

Thứ tư, Cuộc biểu t́nh của Phong trào Áo Gilet Vàng tại Pháp từ năm 2018 đ̣i Tổng thống Emmanuel Macron từ chức đă dẫn tới bạo loạn. Phong trào này đang tiếp diễn rộng răi hơn từ tháng 9-2019 với chủ trương đ̣i lại 4 quyền dân mà không cần chính phủ và quốc hội: “trực tiếp ra một bộ luật mới; yêu cầu 1 chính trị gia từ chức; yêu cầu hủy bỏ một bộ luật; và yêu cầu sửa đổi Hiến pháp”. Niềm tự hào về Chủ nghĩa Xă hội đang nhường chỗ cho quyền dân tộc tự quyết.

Thứ năm, các cường quốc Tây Âu rất ích kỷ v́ chỉ lo khai thác thị trường Trung Quốc 1.4 tỉ người mà lơ là đầu tư phát triển cho các nước nhỏ trong Liên Âu theo kịp đà tiến hiện đại. Tể tướng Đức, Angela Merkel rồi Tổng thống Pháp Emmanuel Merkel sang tận Bắc Kinh để kư các hợp đồng béo bỡ dù biết rơ Chủ tịch Tập Cận B́nh chuyên nghề phá hoại hệ thống thương mại quốc tế. Trung Quốc cùng các quốc gia Đông và Trung Âu đă họp thành nhóm 16+1 làm cửa sau tiến vào thị trường Châu Âu. Cộng hoà Tiệp nhiệt t́nh nhất trong nhóm ủng hộ xích gần với Trung Quốc. Bắc Kinh hứa đầu tư, nhưng, chưa thấy trong khi lo thu mua, sáp nhập các câu lạc bộ bóng đá, khách sạn hạng sang, nhà máy bia, tập đoàn truyền thông, công ty lữ hành, tập đoàn tài chính, thậm chí là cả hăng hàng không quốc gia của Séc khiến cho nước này bị thâm hụt thương mại tới 20 tỉ Euro trong năm 2018. Chỉ có 25% người Tiệp có cái nh́n tích cực đối với Trung Quốc so với 30% của EU.

Đứng trước thực tế phũ phàng buộc NATO phải bày tỏ thái độ trong Thông cáo chung của NATO năm 2019 “Minh ước Bắc Đại Tây Dương công nhận ảnh hưởng ngày càng lớn và chính sách ngoại giao của Trung Quốc đặt ra những cơ hội và thách đố cần phải cùng nhau đối phó”.

Giới lănh đạo EU nên chấp nhận thực tế, dù rất chua xót: Liên Hiệp Châu Âu hiện tại cũng như tương lai rất khó đủ khả năng đương đầu với Nga và Trung Quốc mà không cần dựa vào Hoa Kỳ.

Đại-Dương

Trở lại