NHỮNG ĐIỀU TRÁI KHOÁY TẠI G-20 NĂM 2018

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

G20 Summit 2018: consensus on the final statement of the global leaders (La Nacion)

Trump, Xi Agree to Temporary Truce in Bid to Contain Trade War (Bloomberg)

US, China agree to 90-day truce to hash out trade differences (Fox News)

U.S. and China Call Truce in Trade War (NYT)

Donald Trump and Xi Jinping declare trade truce at G20 (Guardian)

 

NHỮNG ĐIỀU TRÁI KHOÁY TẠI G-20 NĂM 2018

Đại-Dương

Thượng đỉnh G-20 năm 2018 tại Á Căng Đ́nh đă kết thúc hai ngày vào 01/12/2018 với bản Tuyên bố chung kết gồm 31 điểm liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, an ninh, nhân đạo, giáo dục, đào tạo, giới tính, đặc biệt nhấn mạnh đến cải tổ khẩn cấp Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và bỏ nhóm chữ “chế độ bảo hộ mậu dịch” (protectinonism) theo yêu cầu của Hoa Kỳ).

Nhóm G20 gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất thế giới và Liên hiệp Châu Âu (EU) chiếm 90% Tổng Sản phẩm Thế giới (GWP), 80% thương mại Thế giới, 2/3 dân số, gần phân nửa đất liền mà Thượng đỉnh năm nay đă bộc lộ nhiều điều trái khoáy.

Thứ nhất, Bắc Kinh và những kẻ bị mất món lời dài hạn nhờ kiểu thương mại không-công-bằng đă cáo buộc Tổng thống Donald Trump thi hành chế độ bảo hộ mậu dịch. Nhưng, chính họ đă đánh thuế cao hàng hoá nhập từ Mỹ và hưởng thuế quan ưu đăi khi vào Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đánh thuế doanh nghiệp 25% so với 15% mặt bằng thế giới nên hăng xưởng chuyển sang các nước khác làm cho dân chúng thất nghiệp, ngân sách thiếu hụt nên Hoa Kỳ nợ Trung Quốc 1,200 tỉ USD, Nhật Bản 1,000 tỉ USD cùng nhiều nước khác.

Gia nhập WTO mà Bắc Kinh không tuân thủ cam kết: xây dựng nền kinh tế thị trường tự do để kinh tế tư nhân giữ vai tṛ chủ đạo, quyền thành lập công đoàn độc lập, cải tổ hệ thống chính trị theo hướng dân chủ.

Bắc Kinh tạo ra những Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nhằm thống trị kinh tế thế giới như Tập đoàn Alibaba đứng thứ 10 trên trường quốc tế mà Chủ tịch Jack Ma là một đảng viên Cộng sản Trung Hoa như tiết lộ mới nhất của báo chí.

Các cường quốc kinh tế tuy ghét Tổng thống Trump, nhưng, cũng phải thừa nhận Bắc Kinh đă vi phạm mọi quy tắc của WTO và bắt đầu áp dụng các biện pháp đối phó.

Khi Tổng thống Trump chỉ trích sự bất lực của WTO và đ̣i cải tổ triệt để đă bị Chủ tịch Tập Cận B́nh và các chiếc loa khắp thế giới cáo buộc “chống toàn-cầu-hoá”, nhưng, Tuyên bố kết thúc G20 năm 2018 quyết tâm cải tổ khẩn cấp WTO.

Thứ hai, các nguyên thủ quốc gia Châu Âu lấy lư do nhân đạo đ̣i cấm vận Á Rập Saudi v́ liên quan đến cái chết thảm khốc nhà báo Jamal Khashoggi của xứ dầu hoả hàng đầu thế giới đang tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ và làm việc cho The Washington Post.

Khashoggi đến Toà Lănh sự của Arab Saudi ở Thổ Nhĩ Kỳ để làm thủ tục xin kết hôn với một nữ công dân Thổ mà bị sát hại. Vụ án h́nh sự b́nh thường này chỉ liên quan đến Saudi, Thổ, Mỹ bổng dưng bị thổi phồng vô độ.

Báo chí thiên tả thế giới cố sức phá vỡ mối quan hệ gắn bó chiến lược Saudi-Mỹ thành h́nh sau chuyến công du của Tổng thống Trump với hợp đồng mua vũ khí trị giá 250 tỉ USD. Chẳng lẽ Hoa Kỳ v́ sai phạm của vài viên chức Saudi mà phá vỡ mối quan hệ chiến lược?

Thổ Nhĩ Kỳ ôm tham vọng làm minh chủ Trung Đông nên hùa theo Nga và Iran để có tiếng nói trong vấn đề Syria, làm suy yếu vai tṛ lănh đạo Khối Sunni hiện do Saudi đảm trách.

Bắc Kinh đă sát hại hơn hai triệu học viên Pháp Luân Công, kể cả mổ người sống để lấy nội tạng, mà sao cộng đồng quốc tế vẫn giao thương chặt chẽ? Chẳng lẽ, mạng sống của một nhà báo thiên tả quan trọng hơn luật pháp của từng quốc gia và sinh mạng những kẻ thấp cổ, bé miệng?

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron cao giọng về nhân quyền trong vụ Khashoggi th́ tại Pháp đă bùng nổ các vụ biểu t́nh bạo động hàng trăm ngàn người phản đối việc tăng thuế nhiên liệu và đời sống khó khăn. Chẳng lẽ, Khashoggi quan trọng hơn hàng trăm ngàn dân Pháp?

Thứ ba, báo chí thiên tả thế giới cố mô tả Tổng thống Trump như một kẻ chẳng hiểu biết nhiều về toàn-cầu-hoá, và Tập Cận B́nh sẵn sàng lănh đạo thế giới. Tiếc thay, Tuyên bố G20 đă thừa nhận Hoa Kỳ không phải là quốc gia bế môn toả cảng, gây hại tới nước khác mà chính Trung Quốc; và cải tổ WTO v́ nó không đủ nanh vuốt để chống lại “kiểu thương mại ăn cướp” của Bắc Kinh. Một tài liệu nghiên cứu quốc tế cho biết 90% hàng giả và hàng nhái xuất phát từ Trung Quốc và Hồng Kông đă phá hoại nhiều nền kinh tế mạnh cũng như yếu. Thiếu sự lănh đạo của Hoa Kỳ th́ Trung Quốc sẽ thống trị thế giới toàn diện bằng bàn tay sắt đẫm máu dân lành.

Lễ kư kết chính thức về Thoả ước Gia Nă Đại-Mễ Tây Cơ-Hoa Kỳ (USMCA) tại G20 ở Á Căng Đ́nh như một mô h́nh thương mại ngăn chặn mọi biện pháp thương mại ăn cướp và tránh kiểu làm ăn xé lẻ.

Thứ tư, G20 chờ đợi kết quả từ bữa cơm tối do Tổng thống Donald Trump khoản đăi phái đoàn Chủ tịch Tập Cận B́nh liên quan đến cuộc chiến thương mại. Hai bên đă kéo dài thêm 2 tiếng đồng hồ.

Vừa an toạ, Tổng thống Trump nói “Tôi có một quan hệ đặc biệt với Chủ tịch Tập” mà không đề cập tới chính sách. Tập đáp lời “chỉ bằng sự hợp tác của chúng ta có thể mang lại sự thịnh vượng và hoà b́nh toàn cầu, và đó là lư do tại sao tôi mong đợi cuộc họp này” hàm ư chúng ta đều là lănh tụ siêu cường cùng nhau giải quyết các vấn đề trên thế giới.

Hai bên đều muốn tránh sự xích mích kinh tế lan rộng nên đồng ư tạm ngưng cuộc chiến thương mại để trong 90 ngày để đàm phán các vấn đề liên quan.

Hiện tại, Hoa Kỳ đă áp thuế 10% lên 250 tỉ hàng hoá của Trung Quốc so với 110 tỉ hàng hoá của Mỹ bị áp thuế. Chính phủ Trump dự trù nâng mức thuế 10% lên 25% từ ngày đầu năm 2019.

Theo tính toán của Viện Nghiên cứu Evercore ISI th́ mức thuế 10% làm cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm 0.5% và 0.9% nếu mức thuế lên 25%.

Phía Hoa Kỳ muốn tức tốc đàm phán về những than phiền của Tổng thống Trump về hành vi thương mại của Trung Quốc: ăn cắp tài sản trí tuệ, hàng rào phi-quan-thuế, cưỡng bách chuyển giao kỹ thuật.

Nhưng, trên đường trở về Hoa Thịnh Đốn, Tổng thống Trump nói với các phóng viên “Trung Quốc hiện có các rào cản thương mại đồ sộ như rào cản quan thuế cũng như phi-quan-thuế to lớn mà tàn bạo. Bắc Kinh phải loại bỏ nhiều trong số đó”.

Phía Trung Quốc đồng ư đẩy mạnh việc mua sản phẩm kỹ nghệ và nông sản để làm giảm thâm thủng mậu dịch cho Hoa Kỳ. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị muốn ít bị mất mặt khi tuyên bố “Trung Quốc đang muốn mở rộng nhập cảng do nhu cầu của thị trường quốc nội và dân chúng, sẽ tuần tự làm giảm vấn đề mất-cân-bằng mậu dịch”.

Nhưng, Hội chợ Nhập cảng Quốc tế ở Thượng Hải hồi đầu tháng 11-2018, các doanh nghiệp Trung Quốc chỉ mua nông sản, nguyên liệu chứ không phải thành phẩm.

Khi Tổng thống Trump ép buộc Chủ tịch Tập phải thay đổi phương pháp thương mại hiện thời th́ không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả các quốc gia trên thế giới sẽ tránh được bóng ma Trung Quốc đè.

Liệu Tập Cận B́nh có cưỡng được áp lực nặng nề của quốc tế dưới sự lănh đạo trực tiếp lẫn gián tiếp của Tổng thống Trump và sức phản đối ngày càng gia tăng tại Trung Quốc?

Thứ năm, tất cả thành viên G20 cam kết thi hành Thoả ước Khí hậu Paris (PCA), ngoại trừ Hoa Kỳ. Thoả ước này do Tổng thống Barack Obama thương lượng, kư kết trong tư cách Hành pháp và đă góp một tỉ USD vào quỹ điều hành, nhưng, không được Quốc hội Hoa Kỳ phê chuẩn.

PCA nhằm làm giảm lượng khí thải toàn cầu. Tuy nhiên: (1) Văn kiện thiếu yếu tố cưỡng hành nên khó đạt kết quả. (2) Trung Quốc chiếm 30% lượng khí thải toàn cầu, gấp đôi Hoa Kỳ, Ấn Độ đứng thứ ba chiếm 9%. Nhưng, Hoa Kỳ phải tự làm sạch môi trường, không được phép sử dụng than, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhiều nước khác toàn quyền đốt than cho tới năm 2030 mà không phải đóng chi phí mặc dù Bắc Kinh có 3,000 tỉ dự trữ ngoại hối và 1,200 tỉ quốc trái Mỹ! Các số liệu nghiên cứu cho thấy hai năm gần đây lượng khí thải toàn cầu gia tăng với tốc độ nhanh. (3) Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển đ̣i các nước phát triển, đặc biệt Hoa Kỳ, bắt dân chúng thắt lưng buộc bụng để họ dồn nỗ lực bơm khí thải vào tầng ozone! Dân chúng Pháp đă bạo loạn để chống đối thuế nhiên liệu do Tổng thống Macron ban hành như lời cảnh cáo cho toàn thể dân chúng Châu Âu.

Toàn-cầu-hoá chỉ mang lại phúc lợi cho nhân loại nếu từng quốc gia, mỗi con người phải biết tôn trọng luật pháp quốc tế đă kư kết và tập tục quốc tế.

Đại-Dương  

 

Trở lại