PHẢI VÔ CÙNG THẬN TRỌNG VỚI RCEP

Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Following France and Germany, the Netherlands Pivots to the Indo-Pacific (Diplomat)

Japan hopes RCEP deal pushes Biden and U.S. to rejoin trade frameworks (Nikkei)

Japan businesses expect RCEP deal to boost Asia trade and investment (Japan Times)

Why the U.S. Could Be the Big Loser in the Huge RCEP Trade Deal Between China and 14 Other Countries (Times)

Vietnam emerges as sole economic winner in Southeast Asia (Nikkei)

 

PHẢI VÔ CÙNG THẬN TRỌNG VỚI RCEP

Đại-Dương

Thoả thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được 15 quốc gia như Việt Nam, Tân Gia Ba, Bruenei, Phi Luật Tân, Indonesia, Thái Lan, Lào, Cambode, Myanmar, Mă Lai Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan kư kết hôm 15-11-2020. RCEP sẽ có hiệu lực vào năm 2022 sau khi được các thành viên phê chuẩn.

RCEP đại diện cho 30% dân số thế giới, 30% GDP thương mại toàn cầu, lớn hơn các Thoả thuận Thương mại Hoa Kỳ-Mễ Tây Cơ-Gia Nă Đại (USMCA), hoặc Liên Hiệp Châu Âu (EU), hoặc Thoả thuận Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP).

Trong bài “Japan hopes RCEP deal pushes Biden and U.S. to rejoin trade frameworks” xuất bản ngày 16-11-2020. The Nikkei viết “RCEP sẽ tạo ra cuộc thảo luận tại Hoa Kỳ liệu Hoa Thịnh Đốn có thể đứng ngoài một hệ thống tự do thương mại được tạo ra trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, và sẽ khuyến khích Mỹ quay trở lại khuôn khổ thương mại đa phương”.

Cùng ngày, The Japan Times đi bài “Japan businesses expect RCEP deal to boost Asia trade and investment” tŕnh bày chi tiết mà hàng hoá xuất cảng của Nhật Bản sẽ được giảm thuế quan từ 81 đến 88% trong khi Nhật Bản sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 49% đến 61% sản phẩm nông nghiệp và thủy sản; các chuỗi cung ứng do các công ty Nhật Bản thiết lập ở Châu Á sẽ trở nên rộng răi, hiệu quả và linh hoạt hơn”.

Ngày 17-11-2020, The Times xuất bản bài “Why the U.S. Could Be the Big Loser in the Huge RCEP Trade Deal Between China and 14 Other Countries” đă viết “Các chuyên gia cho rằng thỏa thuận, tuy mang tính biểu tượng hơn là bản chất, sẽ giúp các công ty có thể xây dựng và bán hàng trên toàn khu vực chỉ với một giấy chứng nhận xuất xứ mà không cần đề cập tới các quy tắc khác nhau … RCEP, khác với TPP, không bao gồm các điều khoản chi tiết liên quan đến các tiêu chuẩn về môi trường và lao động … Hoa Kỳ khó quay trở lại với chính sách đối ngoại 'Nước Mỹ trên hết' của Trump”.

Vậy, RCEP sẽ ảnh hưởng thế nào tới nền kinh tế thế giới, tốt hay xấu, hại hay lợi?

Thứ nhất, khác biệt về quy mô và mục đích: (1) USMCA liên hệ giữa ba quốc gia láng giềng Bắc Mỹ, cùng chung hệ thống chính trị tự do, dân chủ nên ngoài phát triển kinh tế c̣n có tầm quan trọng của an ninh quốc gia. Điều 32.10 trong Thoả thuận có một khoản đặc biệt cho phép Hoa Thịnh Đốn quyền phủ quyết đối với bất kỳ nỗ lực nào mà Gia Nă Đại hoặc Mễ Tây Cơ đồng ư thỏa thuận thương mại tự do (FTA) với một nền “kinh tế phi thị trường”. Có thể Tổng thống Donald Trump nhắm vào việc cô lập Trung Quốc. (2) Trước khi Hoa Kỳ rút lui, Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP) với 12 quốc gia đại diện cho 40% nền kinh tế toàn cầu và tự hào có các tiêu chuẩn thương mại, đầu tư cao hơn hẳn RCEP. Nó có ư nghĩa chiến lược trong việc chống lại Trung Quốc muốn gia tăng ảnh hưởng ở Châu Á-Thái B́nh Dương. TPP không được Lưỡng viện Quốc hội Mỹ phê chuẩn v́ thoả thuận của Hành pháp Barack Obama chỉ có tính chất lư thuyết nên chẳng mang lại lợi ích thiết thực cho Hoa Kỳ mà c̣n giúp cho Bắc Kinh thống trị hoạt động kinh tế trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương. Bắc Kinh đă chuyển các công nghệ lạc hậu, độc hại sang các các quốc gia Châu Á và đầu tư để nắm quyền điều khiển và tiếp nhận việc chuyển giao công nghệ từ Hoa Kỳ. (3) Mục đích của Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Tân Gia Ba chỉ hợp tác v́ lợi nhuận hơn là sự phát triển của các thành viên yếu thế hơn.

Thứ hai, tác hại của Trung Quốc lên các thành viên trong RCEP: (1) Bắc Kinh có thể sao chép công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, Đại Hàn, Tân Gia Ba thông qua hệ thống gián điệp cài đặt trong các quốc gia được đầu tư. (2) Bắc Kinh dễ dàng thực hiện chính sách đồng hoá tiệm tiến. Doanh nhân Trung Quốc cưới vợ bản xứ để người phối ngẫu đóng vai tṛ chủ tịch công ty mà hưởng mọi ưu đăi, con sinh ra mang quốc tịch Trung Quốc. Cộng đồng người Hoa ngày càng lớn mạnh và điều khiển giới chính trị gia bản xứ bằng hối lộ. Từ năm 1956 đến 1963, Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm đă đồng hoá Hoa Kiều thành người Việt gốc Hoa bằng ba lĩnh vực: (a) Giáo dục: 162 trường dạy hoàn toàn tiếng Hoa phải chuyển sang Việt Ngữ với Hiệu trường người Việt. (b) Sắc Luật năm 1956 quy định người Hoa nào đủ điều kiện mang Việt tịch phải làm đầy đủ bổn phận công dân và đổi tên sang Việt Ngữ. Số khác phải hồi hương. Nhưng, Đài Loan không nhận mà khuyến cáo người Hoa hội nhập với nước sở tại. Năm 1960, giải thể 5 bang hội người Hoa và buộc họ phải giao dịch trực tiếp với chính quyền. (c) Sắc luật 52 năm 1956 cấm ngoại kiều không được tham gia 11 nghề, thường do người Hoa làm chủ, nhằm triệt hạ quyền lực kinh tế của nhóm người Hoa. Tân Gia Ba độc lập từ năm 1965 với 80% dân số gốc Hoa nhưng, Thủ tướng Lư Quang Diệu chọn tiếng Anh làm ngôn ngữ văn pḥng và chung cho các chủng tộc khác nhau nên bị Cộng đồng người Hoa phản ứng kịch liệt. Quyết định này tạo ra hai hiệu ứng quan trọng: (a) Người Tân Gia Ba bắt kịp các trào lưu tiến bộ trên thế giới nên hội nhập dễ dàng vào mọi sinh hoạt quốc tế. (b) Dân Tân Gia Ba hiện nay không coi là người Trung Quốc.

Thứ ba, RCEP thiếu tiêu chuẩn về môi trường và lao động như TPP tạo lợi thế cho Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Quốc, Tân Gia Ba mở rộng thị trường tiêu thụ và nhân dụng trong khi các hội viên khác sẽ trở thành “quốc gia công nghệ làm thuê”.

Trong bài “Vietnam emerges as sole economic winner in Southeast Asia” đăng trên The Nikkei ngày 19-11-2020 cho rằng Việt Nam được lợi nhiều nhất do các công ty ngoại quốc chuyển từ Trung Quốc sang. Các quốc gia Đông Nam Á khác không có lợi thế như Việt Nam.

Tuy nhiên, khi trả lời phỏng vấn của BBC ngày 19-11-2020, Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu “Tôi lo nhiều hơn mừng khi VN kư RCEP” có thể dựa vào quá khứ. Năm 1975, Tổng bí thư Lê Duẩn tuyên bố đến 1985, Việt Nam sẽ đuổi kịp Nhật Bản. Năm 2006, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020. Thực tế, Việt Nam tụt hậu 20 năm so với Trung Quốc, 30-35 năm so với Đại Hàn và Mă Lai Á. Hiện tại, Hà Nội lại đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp “theo hướng” hiện đại (chữ “theo hướng” sẽ giúp cho Hà Nội dễ biện minh khi thất bại như tùng xảy ra). Xuất cảng của Việt Nam chủ yếu do các doanh nghiệp FDI, người Việt thiếu công nghệ chế biến, lệ thuộc vào công ty quốc doanh vốn bị thua lỗ triền miên, giáo dục lạc hậu, hồng hơn chuyên, tham nhũng thành công nghệ nên dễ bị ngoại quốc thao túng, thiếu tinh thần sáng tạo. Hệ thống phân phối nội địa của Việt Nam đă bị Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Tân Gia Ba mua đứt.

Thứ tư, thao túng và kiềm chế trong RCEP: (a) Từ trước, Bắc Kinh chỉ kư thoả thuận kinh tế với từng quốc gia, hoặc nhóm nước đă bị chinh phục. Bây giờ, Trung Quốc muốn chứng minh khả năng hợp tác quốc tế để đặt nền tảng thao túng, đồng thời chứng minh chủ trương kinh tế đa phương. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, Bắc Kinh từ chối thi hành các điều kiện lao động, kinh tế thị trường, chính trị dân chủ đă kư kết. Trung Quốc sử dụng viện trợ kinh tế để điều khiến các quốc gia đang phát triển và kém phát triển. (b) Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan gia nhập RCEP nhằm kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ không c̣n do Trung Quốc điều khiển. Năm 2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cung cấp 110 tỉ USD để phối hợp cùng với Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) mà cung cấp kinh phí cho Châu Á xây dựng cơ sở hạ tầng đă làm tŕ trệ Sáng kiến Vành đại và Con đường (BRI) của Bắc Kinh. (b) Trung Quốc muốn chứng tỏ vai tṛ hợp tác kinh tế toàn cầu, nhưng, sẽ từng bước áp dụng luật quốc gia như sau khi gia nhập WTO và buộc các đối tác phải chấp nhận nếu muốn được giao thương dù có bị thiệt tḥi. Bắc Kinh dễ dàng gây áp lực với các quốc gia Đông Nam Á.

Sự hợp tác quốc tế nào cũng đáng được tán thưởng và cùng hưởng lợi với điều kiện mọi thành viên phải tuân thủ triệt để và nghiêm chỉnh các điều khoản, quy tắc ấn định.

Trung Quốc có hàng lô vi phạm các thoả thuận đă kư kết song phương hay đa phương nên cộng đồng nhân loại cần thận trọng và phản ứng cấp thời mới đem lại lợi ích tương đương giữa các thành viên.

Đại-Dương  

 

Trở lại