Phương Tây gửi mẫu hạm đến biển Đông, đối phó với Trung Quốc

Các cuộc tuần tra trên Biển Đông của các nước phương Tây dường như nay không c̣n hiệu quả, ngoài việc chọc tức Tập Cận B́nh và dân Trung Quốc, bởi chính Hoa Kỳ đă lên tiếng khẳng định rằng Trung Quốc đă hoàn tất chương tŕnh trang bị hoả tiễn chống hạm tại bảy căn cứ “bồi đắp trái phép” ở Trường Sa. Trung Quốc ngày nay phải chăng đă trở thành hổ dữ? Vậy sự chuẩn bị của Phương Tây nay ra sao?

Nước Pháp

Giới quan sát t́nh h́nh thế giới hơi ngạc nhiên khi nghe Bộ trưởng Quốc pḥng Pháp Florence Parly vừa qua tuyên bố rằng Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vừa hoàn tất chương tŕnh tu chỉnh định kỳ vào năm 2017, sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên biển đầu tiên bằng toàn bộ khả năng tác chiến với gần 40 tiêm kích Rafale M.

Rafale M là chiến đấu cơ đa năng có tầm tác chiến bao trùm hơn 3.000 km và là loại chiến đấu cơ ngoại quốc duy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

https://chinhtrivn.net/wp-content/uploads/2018/12/104643067_gettyimages-109122614.jpg

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle lần đầu tiên cho thấy tiêm kích Rafale hôm 5/1/2001

Charles de Gaulle cũng là hàng không mẫu hạm duy nhất của đồng minh nhận mọi loại chiến đấu cơ Mỹ tính từ F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 lượt cất cánh/ngày.

Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và là một trong những hàng không mẫu hạm tham chiến nhiều nhất trên thế giới.
Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong chiến dịch Tự do Bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban. Trong đợt triển khai đầu tiên này, Charles de Gaulle đă thực hiện 770 phi vụ chiến đấu.

Chiếc tàu cũng đạt kỷ lục về tác chiến trên toàn thế giới, qua mặt cả các hàng không mẫu hạm Mỹ về số lượng tham chiến và số lượng bay và đáp, v́ đă tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.

Anh Quốc

Hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được điều đến Biển Đông. Hai hàng không mẫu hạm này chỉ có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các drone không người lái.

Cho đến nay, Lockheed-Martin chỉ mới giao cho Anh quốc 15 chiếc F35, và mới chỉ có 4 chiếc đầu tiên đă thực sự bay về Anh từ tháng 6/2018. Anh phải chờ đến 2021 mới thật sự có thể triển khai sức mạnh của HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales ra biển lớn.

Tuy nhiên, theo South Morning China Post th́ Anh và Úc, tháng 7 vừa qua, đă phác thảo kế hoạch chung đưa HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông vào đầu năm 2019 để có thể yểm trợ hỏa lực và làm băi đáp hỗ trợ cho các F35 của Nhật và Mỹ khi cần thiết.

https://chinhtrivn.net/wp-content/uploads/2018/12/104643070_gettyimages-1056893696-1.jpg

Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 cập cảng New York hôm 19/10/2018

Các nước khác

Hải quân Ấn Độ sẽ điều hàng không mẫu hạm Vikrant vào Biển Đông. Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) sẽ đi vào hoạt động năm 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29, Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến trên Biển Đông, nó sẽ phải hoạt động độc lập. Nhật sẽ đưa tàu chở trực thăng Izumo vào Biển Đông.

Ta thấy với kế hoạch này th́ Charles de Gaulle của Pháp là cánh tay đắc lực duy nhất trong phe đồng minh của Mỹ trên mọi vùng biển trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á-Thái B́nh Dương.

Chiếc mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle có gần 2000 thuỷ thủ cộng với 700 nhân viên bay, hoàn toàn độc lập về hỏa lực tác chiến trong ṿng 50 ngày, trừ thực phẩm cho thủy thủ đoàn là phải cung ứng thường xuyên.

https://chinhtrivn.net/wp-content/uploads/2018/12/95852254_e4d4c352-6787-4ed1-8e41-94534b3fcda5.jpg

Tàu chở trực thăng Izumo của Nhật Bản ở cảng Yokosuka

Từ khi được đưa vào hoạt động năm 2001, đây là lần đầu tiên Charles de Gaulle đi thật xa với dàn hoả lực mạnh chưa từng có, một đội tàu chiến yểm trợ gồm các tàu chống ngầm và soái hạm Mistral.

Về phía Mỹ, ngày 24/11 vừa qua, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan đă cập cảng Hong Kong và hiện có mặt trong vùng thay cho chiếc Carl Vinson phải trở về San Diego để sửa chữa định kỳ.

(Theo BBC)

Trở lại