QUYỀN LỰC MỀM VÀ CỨNG TÁC ĐỘNG TỚI CHÂU Á

       Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Donald Trump and the Decline of U.S. soft power
(Project Syndicate)

Chuyên gia: Nga và Trung Quốc thách thức sự thống trị quân sự của Mỹ (Sputnik)

US gets real about China (Nikkei)

Trump dispatches China hawk to Australia (Asia Times)  

 

  QUYỀN LỰC MỀM VÀ CỨNG TÁC ĐỘNG TỚI CHÂU Á

                                     Đại-Dương

Căng thẳng tại Châu Á ngày càng gay gắt làm nổ ra các cuộc tranh luận quốc tế liên quan đến giải pháp tối ưu cho từng quốc gia và toàn cầu.

Học giả khoa chính trị cấp tiến Joseph S. Nye từng phục vụ trong ba Nội các Dân Chủ: Jimmy Carter, Bill Clinton, Barack Obama và xướng xuất học thuyết “quyền lực mềm nên thiên về giải pháp ngoại giao trong mối bang giao quốc tế.

Trong đề tài “Donald Trump and the Decline of U.S. soft power” đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2018, Nye viết: “Tổng thống Donald Trump đă đảo ngược các chính sách hấp dẫn của Mỹ … làm xói ṃn quyền lực mềm”.

Nye trích dẫn bản thăm ḍ dư luận của Viện Gallup khảo sát ở 134 quốc gia đă ghi nhận chỉ có 30% ưu ái Hoa Kỳ dưới sự lănh đạo của Trump, thua người tiền nhiệm 20 điểm và tụt xuống hạng ba so với năm 2016.

Giám đốc ngân sách Mick Mulvaney công bố “ngân sách quyền lực cứng "hard power budget” của Trump đă cắt giảm 30% tiền quỹ dành cho Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế của Mỹ (USAID).

Quyền lực cứng hoặc quyền lực mềm nếu không làm cho quốc gia mạnh lên mà suy yếu th́ giải pháp đó vô hiệu.

Tám năm cầm quyền của Tổng thống Barack Obama đă đốt 10,000 tỉ USD, tương đương với số nợ công mà các vị tiền nhiệm đă để lại cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ kể từ khi lập quốc!

Chính sách ngoại giao trên hết (quyền lực mềm) của Obama đă tác động lên t́nh h́nh thế giới như thế nào?

Trung Đông tương đối yên ổn sau năm 2007 với chiến trường Iraq lắng dịu do chỉ c̣n 700 tay súng al-Qaeda đă trở thành hơn 40,000 hoạt động rầm rộ tại Iraq và Syria từ năm 2012.

ISIS, một nhánh của al-Qaeda đă đánh tan bốn sư đoàn thiện chiến và lực lượng an ninh của Iraq mà chiếm đóng ba thành phố lớn tại một cách dễ dàng từ năm 2014 làm lộ sự thất bại của chương tŕnh huấn luyện và trang bị do Ngoại trưởng Hillary Clinton điều khiển.

Obama và H. Clinton đi rao giảng nhân quyền khắp Trung Đông và Bắc Phi đă tạo ra Mùa Xuân Á Rập với những hậu quả đáng hỗ thẹn.

Một Libya yên ổn đă trở thành quốc gia thất bại mà vẫn chưa có triển vọng ổn định sau 7 năm nội chiến triền miên. Nội chiến Syria vẫn tiếp diễn sau 7 năm làm chết hơn nửa triệu người và 11 triệu phải ly tán. Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ đă đẩy Mỹ ra ngoài giải pháp Syria.

Các tay súng Hồi giáo cực đoan từ Tây Phương và nhiều nơi khác ùn ùn đổ vào làm gia tăng t́nh trạng bất ổn ở Trung Đông và Bắc Phi. Nga đang cố đẩy ảnh hưởng của Mỹ và Châu Âu ra khỏi kho dầu hoả lớn nhất thế giới. Trục Nga-Iran-Syria- Hezbollah-Hamas có thể đẩy Trung Đông vào cuộc chiến không lối thoát giữa hai ḍng Shia và Sunni.

Quyền lực mềm của Obama đă tạo điều kiện cho Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng về kinh tế, quân sự, ngoại giao, kỹ thuật để công khai đe doạ nền an ninh và ổn định tại Châu Á-Thái B́nh Dương. Bắc Kinh công khai lấn chiếm và đe doạ chủ quyền, quyền-chủ-quyền của các quốc gia duyên hải ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa, kể cả xây dựng 7 đảo nhân tạo tại Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) và quân-sự-hoá Biển Đông Nam Á bất chấp luật pháp quốc tế như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA).

Chính sách xoay trục của Obama không cản được chiến thuật cắt lát salami của Bắc Kinh khiến các quốc gia Đông Nam Á mất tin tưởng vào lời hứa mông lung của Hoa Kỳ.

Obama nói được mà không làm được do chẳng c̣n tiền để đi mua ḷng thiên hạ trong khi Trung Quốc có trên 3,000 tỉ USD trữ tệ đă mua đứt linh hồn nhiều nhà lănh đạo và học giả thế giới mà phục vụ cho chính sách bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.

Trung Quốc đă phối hợp giữa quyền lực mềm và quyền lực cứng để lôi kéo đồng minh và đối tác truyền thống của Hoa Kỳ hướng về Bắc Kinh.

Nga cũng khai thác triệt để chính sách ngoại giao trên hết của Obama để cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine mà c̣n khích động và yểm trợ phong trào ly khai tại Miền Đông Ukraine.

Mạc Tư Khoa thường xuyên đe doạ tấn công Châu Âu khiến các tiểu quốc giáp giới với Nga cảm thấy bất an, nhưng, chỉ có 6/29 quốc gia trong NATO góp đủ chi phí 2% GDP như quy định, dù có nhiều nước giàu sụ. Mỹ vẫn c̣ng lưng gánh 72% chi phí cho tổ chức này. Thay v́ đóng góp đúng quy định th́ họ chỉ trích kịch liệt khi Tổng thống Donald Trump đ̣i họ thực hiện nghĩa vụ!

Chính sách ngoại giao trên hết của Obama đă đẩy Nga và Trung Quốc, vốn chẳng ưa nhau phải ngồi chung chiến thuyền để chống lại Hoa Kỳ. Tổng thống Trump phải t́m cách hoá giải nếu không sẽ bị rơi vào t́nh trạng “hai đánh một, không chột cũng què”.

Không tiền th́ sức mạnh của quyền lực mềm không thể phát huy hiệu quả nên Hoa Kỳ chỉ c̣n cách sử dụng sức mạnh cứng một cách khôn khéo để khôi phục tiềm lực quốc gia và cân bằng thế lực toàn cầu.

Học giả Nye ca tụng phong trào chống chiến tranh Việt Nam khắp thế giới vào thập niên 1970 thường hát bài “We Shall Overcome = Chúng ta sẽ Vượt qua” của phong trào dân quyền Mỹ.

Gần 100 triệu người Việt Nam không có dân quyền từ năm 1975 tới nay mà tả phái chưa dám thừa nhận sai lầm khi Trung Quốc và Liên Xô có thêm một quân cờ để nhuộm đỏ thế giới. Việt Nam ngày nay không có nhân quyền, từ chối phát triển, có nguy cơ trở thành một tỉnh của Trung Quốc như Tây Tạng, Tân Cương, nhưng, chưa thấy phản ứng của giới học giả thiên tả?

Quyền lực cứng của Mỹ áp dụng triệt để tại Đông Bắc Á đă giúp cho hai dân tộc Nhật Bản và Đại Hàn giữ vững quốc gia và phát triển thần kỳ chứ không cần tới quyền lực mềm.

Tổng thống Ronald Reagan đă xoá sổ Đệ tam Quốc tế, hạ bệ Liên Xô bằng quyền lực cứng (đối đầu quân sự với Liên Xô tại Châu Âu, thách đố chạy đua vũ trang, cuốn chiếu chủ nghĩa cộng sản tại Châu Mỹ La Tinh và Châu Phi, ủng hộ hoạt động chống cộng), sử dụng quyền lực mềm (khuyến khích đấu tranh cho nhân quyền, tôn trọng luật pháp quốc tế, cô lập Liên Xô và các chế độ cộng sản).

Kinh tế Mỹ phát triển, quân sự vượt trội làm cho cộng đồng quốc tế tin tưởng vào sự lănh đạo cần thiết của Hoa Kỳ trên thế giới.

Thế giới không thể rơi vào tay hai nhà độc tài Tập Cận B́nh và Vladimir Putin v́ tham vọng chinh phục của họ có thể d́m nhân loại vào một trận đại chiến huỷ diệt toàn cầu.

Trên trái đất này chỉ có Hoa Kỳ mới đủ sức ngăn chặn cuồng vọng thống trị thế giới của Trung Quốc và Nga.

Nội các Trump đă công khai Chiến lược An Ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc Pḥng (NDS) nhằm khôi phục nền kinh tế Hoa Kỳ, đồng thời, duy tŕ luật pháp quốc tế bằng cách ngăn chặn, trừng phạt các hành vi phá hoại. Tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ an ninh, ổn định, hoà b́nh tạo điều kiện xây dựng một nền văn minh, phát triển và hiện đại trên thế giới.

Chính sách “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” đă thất bại. Quyền lực mềm không có quyền lực cứng yểm trợ đă vô hiệu.

Con đường hợp lư cho Hoa Kỳ là t́m cách phối hợp nhịp nhàng, uyển chuyển giữa quyền lực cứng và mềm mới giúp nhân loại thoát khỏi chiếc bóng ma độc tài và nguy cơ thế chiến.

                                      Đại-Dương

Trở lại