TRUNG CỘNG CỐ VÙNG VẪY VÔ VỌNG

 TRONG GỌNG K̀M QUỐC TẾ

   Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Against Identity Politics The New Tribalism and the Crisis of Democracy (Francis Fukuyama)

Donald Trump: Apple should make products in the US to avoid tariffs (Guardian)

A sleeping dragon rises: China’s military buildup (Asia Times)

Chinese fishermen wage hybrid ‘People’s War’ on Asian seas (Asia Times)

 

               TRUNG CỘNG CỐ VÙNG VẪY VÔ VỌNG

                        TRONG GỌNG K̀M QUỐC TẾ

                                          Đại-Dương

Chính sách trừng phạt hành vi tác hại tới môi trường kinh doanh thế giới khiến cho Bắc Kinh lúng túng và khó đối phó nội bộ v́ những sai lầm về chính sách thương mại đến sự sụp đổ chứng khoán lan rộng, thất nghiệp gia tăng, đầu tư ngoại quốc bỏ chạy, tài sản giới giàu có bay ra nước ngoài.

Mới bị Chính quyền Donald Trump đánh thuế 50 tỉ USD mà Trung Cộng đă mất phân nửa trong số trữ tệ 3,000 tỉ USD.

Giới chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng chịu đựng của nền kinh tế Trung Cộng khi Tổng thống Trump bắt đầu áp thuế 25% đối với hàng hoá nhập cảng từ Trung Cộng trị giá 200 tỉ USD? Bắc Kinh thề sẽ trả đũa trong khi Hoa Kỳ nói chưa cần đàm phán.

Hoàng đế không ngai, Tập Cận B́nh bắt đầu sử dụng ngoại giao bẫy nợ để ép các nhược tiểu phải nhượng bộ chủ quyền và quyền-chủ-quyền trên bờ cũng như dưới biển đang bị phản ứng từ Sri Lanka, Pakistan, Myanmar, Mă Lai Á, Lào, Thái Lan, Kazakhstan đối với Sáng kiến Đới và Lộ (BRI). Bắc Kinh buộc các hăng hàng không quốc tế công nhận chính sách một nước Trung Hoa nhằm cô lập Đài Loan. Củng cố Khối Tân hưng (Ấn Độ-Nga-Trung Cộng-Nam Phi, BRICS) và mở rộng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhằm làm đối trọng với hệ thống kinh tế Tây Phương và Nhật Bản.

Mặc dù Bắc Kinh đă mồi chài bằng nhiều hợp đồng kinh tế béo bỡ cho Liên Âu, nhưng, họ chẳng chịu hợp tác với Trung Cộng để chống Hoa Kỳ.

Trong lĩnh vực quân sự, Bắc Kinh siết chặt các liên minh quân sự Nga-Trung Cộng qua các cuộc tập trận quy mô; tăng cường sức mạnh quân sự nhằm thúc giục tinh thần yêu nước độc tôn của Hán Tộc mà hoá giải những khó khăn chồng chất tại quốc nội.

Cho đến nay, Bắc Kinh gần hoàn thành các yếu tố cần thiết để thiết lập Khu vực Nhận diện Pḥng không (ADIZ) trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) sau khi quân-sự-hoá xong hai Nhóm đảo Paracel Islands (Tây Sa, Nam Sa) và Spratly Islands (Nam Sa, Trường Sa); đồng thời ban hành luật pháp và tăng cường lực lượng thực thi luật pháp trong Đường 9 Đoạn (chiếm 90% SCS).

Nhằm ngăn chặn đối phương tấn công bằng đường không trong Thế chiến Thứ hai mà Hoa Kỳ và Canada thiết lập ADIZ với khái niệm rơ ràng: (1) ADIZ chẳng phải Không-phận lănh thổ quốc gia mà chỉ là vùng đệm trên không trung cho lănh thổ, nội thuỷ, lănh hải, đảo, quần đảo thuộc chủ quyền quốc gia nhằm nhận diện sớm các phương tiện bay có khả năng tấn công. (2) ADIZ không ảnh hưởng tới máy bay hàng không dân dụng.

Quốc tế chưa có quy định pháp lư nào đối với ADIZ, nhưng, đă có 20 quốc gia trên thế giới thiết lập.

Năm 2013, Bắc Kinh đă thiết lập ADIZ trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) chồng lấn với Nhật Bản và Đại Hàn mà không cần tham khảo trước nên gây tranh căi. Bắc Kinh cũng phá lệ khi buộc mọi máy bay vào ADIZ phải tŕnh báo. Hoa Kỳ đă phái Pháo đài bay B-52 bay vào ADIZ mà không báo cho Bắc Kinh biết. Đại Hàn cũng phái chiến đấu cơ làm như thế mà Bắc Kinh vẫn làm thinh.

Chưa có quốc gia nào thiết lập ADIZ ở SCS. Nếu Bắc Kinh thiết lập ADIZ trong Đường 9 Đoạn th́ hoàn toàn trái với tập tục quốc tế v́: (1) Đường 9 Đoạn không thuộc chủ quyền của Trung Cộng mà là vùng Biển Quốc tế theo Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA). (2) Bắc Kinh không có quyền pháp lư để buộc máy bay dân dụng phải báo cáo. (3) Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đă bàn về phạm vi Vùng Thông báo Bay (FIR) mà trước năm 1975 được gọi là FIR Sài G̣n bao trùm cả Hoàng Sa mang tính chất kỹ thuật chứ không có ư nghĩa về chủ quyền lănh thổ.

Nhằm xác nhận Đường 9 Đoạn thuộc chủ quyền của Trung Quốc nếu chấp nhận ADIZ do Bắc Kinh thiết lập ở SCS. Cộng đồng quốc tế phải hợp lực phá vỡ mưu đồ đen tối hầu chặn đứng chính sách bành trướng bá quyền của Hán Tộc.

Phúc tŕnh của Ngũ Giác Đài năm 2018 viết về sức mạnh quân sự của Trung Cộng "Suốt 10 năm qua, Bắc Kinh đă siết chặt móng vuốt và ảnh hưởng trên những vùng chiến lược, đặc biệt tại SCS. Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) không những nâng cấp Bộ binh mà c̣n cả Hải quân và Không quân hầu chiếm lợi thế kỹ thuật và hành quân đối với Hoa Kỳ”.

Năm 2017, Hải quân Trung Cộng trở thành lớn nhất thế giới với 317 chiến hạm và tiềm thuỷ đỉnh so với 283 của Hoa Kỳ mà vẫn tiếp tục đóng thêm với tốc độ chống mặt. Dù Hạm đội Mỹ vẫn giữ ưu thế phẩm chất, nhưng, bị dàn mỏng tại Biển Nam Trung Hoa. 

Theo Viện Nghiên cứu Hoà b́nh Quốc tế Stockholm th́ Ngân sách Quốc pḥng của Trung Cộng 228 tỉ USD, đứng hàng nh́ thế giới sau Hoa Kỳ (610 tỉ USD).

Trong thập niên vừa qua, Bắc Kinh đă đóng 100 chiến hạm và tiềm thuỷ đỉnh và tiếp tục với tốc độ chóng mặt. Ngoài Liêu Ninh đă thành Hải đội Hàng không mẫu hạm đầu tiên để diễu vơ dương oai chung quanh Đài Loan và SCS, năm 2018 Bắc Kinh đă cho thử nghiệm một chiếc khác tự sản xuất và chiếc thứ ba có thể thuộc loại sử dụng năng lượng hạt nhân. Trung Cộng cũng chế tạo các Siêu khu trục hạm tương đương với loại tối tân của Hoa Kỳ.

Bắc Kinh điều hành đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới và biến thành Lực lượng Vũ trang Dân quân biển Nhân dân (PAFMM) được đặt dưới quyền chỉ huy của Hải quân với vai tṛ cưỡng chế để đạt tới mục tiêu chính trị mà chẳng cần đánh nhau.

Nhiều tàu đánh cá được kiên cố thân tàu để húc mạnh làm thiệt hại đối phương tại Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản.

Năm 2015, Chủ tịch Tập Cận B́nh tuyên bố giảm 300,000 quân hiện dịch, nhưng, thực tế các sĩ quan và binh sĩ được bổ sung làm ṇng cốt cho PAFMM.

Tư lệnh Hạm đội Thái B́nh Dương, Đô đốc Scott Swift lưu ư “Hăy cẩn thận để không mô tả chúng như một nhóm ngư dân hỗ lốn”.

Kể từ đầu năm nay, Lực lượng Pḥng vệ Duyên hải Trung Cộng (Coast Guard) được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Quân uỷ Trung ương.

Bắc Kinh ngày càng phối hợp hoạt động giữa ba hạm đội (Hải quân, Pḥng vệ, Dân quân) trong chiến lược bất-đối-xứng.

Cho tới nay chưa thấy hé lộ chiến thuật đối phó hữu hiệu với ba hạm đội của Trung Cộng mà không cần tới chiến tranh.

Nhưng, Nhật, Pháp, Anh, Úc đă tăng cường lực lượng Hải quân tới Biển Nam Trung Hoa.

                              Đại-Dương

 

Trở lại