THẾ GIỚI TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP

         ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC

     Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

US allies converge on China in the South China Sea (Asia Times)

States that Washington is targeting with current and proposed tariffs (USTR)

China’s Coastal Economies Struggling Under US Tariffs, Dominant State Sector (Epoch Times)

US allies converge on China in the South China Sea (Epoch Times) 

 

               THẾ GIỚI TĂNG CƯỜNG BIỆN PHÁP

                       ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG QUỐC

                                        Đại-Dương

Đường lối bành trướng, bá quyền của Trung Cộng đă diễn ra từ lâu ở mọi lĩnh vực trong đời sống nhân loại mà ai cũng mắt nhắm mắt mở cho trôi qua.

Đa số nuôi hy vọng nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ thay đổi cách ứng xử khi tiếp xúc thường xuyên với các giới lănh đạo chính trị, kinh tế, học thuật khắp thế giới; và v́ Trung Cộng đă giàu lên nhờ nền Trật tự Cấp tiến Toàn cầu. Họ tiếp tục tự kiểm duyệt hầu che đậy bớt hành vi của Trung Cộng gây phương hại đến loài người trên mọi phương diện.

Với niềm tin "kinh tế phát triển kéo theo thay đổi chính trị" nên giới đầu tư quốc tế trút vào thị trường 1.3 tỉ người khoảng 100 tỉ USD/năm. Kiểu đầu tư vô tư này đă giúp Bắc Kinh giải quyết nạn đói, nạn thất nghiệp kinh niên biến mất. Hăng, xưởng do người ngoại quốc dựng lên biến Trung Cộng thành "công xưởng thế giới" với hàng sản xuất mang nhăn hiệu Made in China. Công ty ngoại quốc tự động hoặc bị ép buộc chuyển giao kỹ thuật mà phải chờ cho phía Trung Cộng tạo được thương hiệu trên thị trường th́ Bắc Kinh mới duyệt xét việc cho phép nhảy vào thị trường Hoa Lục. Chuyển giao kỹ thuật song dụng đă giúp Bắc Kinh phát triển nhanh chóng về kinh tế, quân sự.

Ngược lại, tỉ lệ thất nghiệp ngày càng cao tại Tây Phương, tầng lớp trung lưu, nền tảng của nền dân chủ tự do, co rút theo thời gian, Chính phủ phải vay nợ để chi cho phúc lợi xă hội khiến điều kiện phát triển đất nước trở nên khó khăn hơn.

Tóm lại, danh sách đại gia bước lên hàng tỉ phú đô la ngày càng dài trong khi tỉ lệ thất nghiệp ở các quốc gia phát triển leo thang với tốc độ cao.

Nhờ kinh tế phát triển mà Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh mới hoàn thành chương tŕnh Bốn hiện-đại-hoá Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc để bảo vệ lợi ích cốt lơi của quốc gia và chế độ.

Số người bám vào chiếc phao "kinh tế phát triển kéo theo thay đổi chính trị" đă quên hay tự huyễn hoặc v́: (1) Liên Sô đă sụp đổ mà Trung Quốc vẫn bám trụ vào Chủ nghĩa Cộng sản chứng tỏ cuồng tín hơn. (2) Bắc Kinh làm theo bài học "Tiến lên Chủ nghĩa Cộng sản phải kinh qua giai đoạn Tư bản Chủ nghĩa phát triển". (3) Không ít người trong giới tinh hoa (chính trị, ngoại giao, thương gia) sẵn sàng v́ tiền mà bán thân, kỹ thuật cho Bắc Kinh.

Thứ đến, một số người đă ư thức được nguy cơ bành trướng bá quyền Trung Cộng mà trên thế giới chưa ai dám quyết định thi hành chính sách ngăn chặn tham vọng vô bờ của Bắc Kinh.

Tổng thống Donald Trump ban hành Chính sách đối đầu quyết liệt với Bắc Kinh và Nga dựa vào ba cột trụ: Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), Chiến lược Quốc pḥng (NDS), Đạo luật Uỷ quyền Quốc pḥng (NDAA) tài khoá 2019 của Mỹ lên tới 716 tỉ USD.

Với ba văn kiện trên, Hoa Kỳ đă xác định Trung Cộng và Nga là hai "Đối thủ Chiến lược" thay cho t́nh trạng "Đối tác Chiến lược" từng áp dụng suốt nhiều thập niên qua.

Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đă công khai phản đối do mất cơ hội "múa gậy vườn hoang" trên trường quốc tế.

Các quốc gia đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ chỉ trích do bị mất lợi ích kinh tế và phải tăng cường khả năng tự vệ quốc pḥng mà trước đây người Mỹ phải bao sân.

Thời gian trôi qua tuy ngắn cũng đă đủ để cộng đồng quốc tế nhận thức rơ ràng: (1) Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa đă, đang và sẽ thực hiện đường lối bành trướng bá quyền cố hữu, không-từ-bỏ, chẳng-khoan-nhượng. (2) Chẳng quốc gia nào trên thế giới có khả năng chặn đứng và đánh bại Trung Cộng, Nga trên hai mặt trận kinh tế và quân sự, ngoại trừ Hoa Kỳ. (3) Đi với Trung Cộng và Nga sẽ làm nô lệ kinh tế cũng như mất chủ quyền và lănh thổ.

Dù kư được các thoả ước kinh tế béo bỡ mà Liên hiệp Châu Âu (EU) vẫn thẳng thừng từ chối yêu cầu của Bắc Kinh "hăy hợp tác với Trung Cộng để chống lại Hoa Kỳ" khi chiến tranh kinh tế đang bùng nổ giữa hai nền kinh tế lớn nhất nh́ thế giới.

Bốn nền kinh tế lớn nhất Châu Âu (Đức, Pháp, Ư, Anh) đang thiết lập cơ chế kiểm soát đầu tư của Trung Cộng nhằm bảo đảm tài sản kinh tế nước nhà bằng cách giảm từ 25% xuống c̣n 15% dành cho đầu tư ngoại quốc. Đặc biệt trong các lĩnh vực mă-hoá, hàng không, điện toán đám mây (cloud computing). Các nền kinh tế yếu như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Hung Gia Lợi phải dựa vào tiền từ Bắc Kinh sẽ khó khăn khi chọn lựa.

Thái độ nghi ngờ đối với Sáng kiến Đới và Lộ (BRI) của Bắc Kinh gia tăng nên hôm 26-09-2018 Liên hiệp Âu Châu đề ra Chiến lược Kết nối Á Châu (Asia Connectivity Strategy) nhằm mục tiêu cải thiện mạng lưới năng lượng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc bằng kỹ thuật số, cổ vũ việc bảo vệ môi trường và tôn trọng chuẩn mực lao động".

BRI đă làm cho 8 quốc gia rơi vào chiếc bẫy nợ và một số khác đang gặp nguy cơ bẫy nợ của Bắc Kinh. Nhiều dân tộc phản đối nhà cầm quyền đớn hèn nên đă chọn lănh đạo mới để loại trừ các chính trị gia làm tay sai Bắc Kinh.

Đại Hàn, Nhật Bản đă kư Thương ước Song phương với Hoa Kỳ theo mô h́nh "thương mại b́nh đẳng, đối ứng", tức bánh sáp đi, bánh quy lại.

Thoả ước Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) có hiệu lực từ đầu tháng 1-1994 giữa Hoa Kỳ, Gia Nă Đại, Mễ Tây Cơ được thay thế bằng Thoả ước Gia Nă Đại-Mễ Tây Cơ-Hoa Kỳ (USMCA) vào ngày 01-10-2018.

Bắc Kinh tự hào về sự phát triển kinh tế thần kỳ mà không hiểu nó rất mong manh nếu không được các quốc gia phát triển tiếp sức nên cứ ôm mộng bành trướng làm chạm tới lợi ích sống c̣n của các cường quốc biển.

Nhật Bản ngày càng có vai tṛ quan trọng tại Biển Nam Trung Hoa (SCS) trên cả mặt trận quân sự, kinh tế và an ninh, chỉ sau Hoa Kỳ. Hai quốc gia này đang phối hợp chặt chẽ về chiến thuật và chiến lược áp dụng tại SCS và Ấn Độ Dương.

Anh, Nhật, Úc đă điều động lực lượng vào SCS trong khi Nhật và Anh, đă thao dượt hải quân ở Ấn Độ Dương và SCS. Hồi đầu tháng 9, Thuỷ bộ hạm HMS Albion 22,000 tấn của Anh đă hải hành trong vùng Nhóm đảo Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) bất chấp sự phản đối và đe doạ từ chiến hạm Trung Cộng.

Một tháng trước, Úc cũng đă cho chiến hạm hải hành trong vùng Hoàng Sa.

Hôm 1 tháng 10, Khu trục hạm USS Decatur của Hoa Kỳ đă hải hành trong vùng 12 hải lư của băi đá Gaven và Gạc Ma ở Spratly Islands do Trung Cộng trấn đóng.

Sự tăng cường lực lượng quân sự và tập trận chung giữa nhiều quốc gia duyên hải Đông Nam Á cũng như giữa các cường quốc biển tại Biển Nam Trung Hoa như tín hiệu ngăn chặn âm mưu thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) của Bắc Kinh.

Bắc Kinh đă hoăn đàm phán về thương mại, quân sự với Hoa Kỳ và chưa biết lúc nào sẽ nối lại khiến t́nh h́nh thêm gay cấn.

Gọng ḱm quốc tế ngày càng siết chặt Trung Cộng trên hai mặt trận kinh tế và quân sự nên rất khó dàn xếp.

                            Đại-Dương

Trở lại