T̀NH TRẠNG TRỤC TRẶC TRONG MỐI QUAN HỆ EU-USA 

Đại-Dương  

Tài liệu tham khảo:

What’s really undermining NATO? Europe’s yearning for neutrality (TWP)

EU on the horns of a China dilemma (Asia Times)

Trump Cleared to Put More Tariffs on Europe in Airbus Case (NYT)

Trump’s Defense Cuts in Europe Will Backfire (FP)

German foreign minister meeting with Joshua Wong 'disrespectful': China (China Post)

Foreign affairs reporter focusing on Europe and international security (Entornointeligente)

 

T̀NH TRẠNG TRỤC TRẶC TRONG MỐI QUAN HỆ EU-USA 

Đại-Dương 

Lịch sử mối quan hệ giữa Châu Âu và Hoa Kỳ đă kéo dài gần 300 năm, nhưng, đặc biệt khắn khít hơn trong hai cuộc Thế chiến Thứ nhất (1914-1918) và Đệ nhị Thế chiến (1939-1945) khi Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến mang lại hoà b́nh cho nhân loại.

Tuy nhiên, mối quan hệ bớt chặt chẽ trong cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991) và ngày càng trở nên trở nên lạnh nhạt hơn khi dư luận Liên Hiệp Châu Âu (EU) ngày càng thấy khó lợi dụng ḷng hào hiệp của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.

Báo The Washington Post ngày 18/09/2019 trích phúc tŕnh của nữ kư giả Mỹ gốc Pháp Annabelle Timsit bày tỏ sự thất vọng khi đặt câu hỏi tại 14 trong số 29 quốc gia thuộc Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) “nếu xung đột xảy ra giữa Hoa Kỳ và Nga th́ được trả lời không một ai v́ dân Liên Âu không c̣n tin Hoa Kỳ có thể đóng vai tṛ là người bảo đảm an ninh cho họ”.

Hỗ trợ cho quan điểm này, Nữ kư giả Timsit dẫn ư kiến trung lập với đối tác an ninh Hoa Kỳ “Ở Pháp chỉ có 18% ủng hộ Hoa Kỳ, 63% muốn trung lập; Ư 17 và 65; Đức 12 và 70. Các quốc gia thành viên NATO ở Đông Âu cũng ủng hộ xu hướng trung lập như Hung Gia Lợi 71% và 13%, Lỗ Ma Ni 65% và 17%, Ba Lan 45% và 33%. Đối với Tây Âu th́ đối tác an ninh và kinh tế Hoa Kỳ từ xấu tới tệ.

Bản phúc tŕnh kết luận: Đă đến lúc EU phải đóng vai tṛ địa-chính-trị và vạch hướng đi riêng. Ư kiến chính quyền và dân chúng thiên về một Lực lượng Quân sự EU độc lập với NATO do Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron lănh đạo.

Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle từng có uy thế hơn Macron rất nhiều đă ôm tham vọng xây dựng Lực lượng Quân sự Châu Âu thành siêu cường cũng đành mang xuống mồ!

Nữ học giả Judy Dempsey của Viện Nghiên cứu Carnegie Europe trích dẫn “Điều 5 là cốt lơi cam kết pḥng thủ chung của NATO đ̣i hỏi các thành viên phải bảo vệ đồng minh khi bị tấn công”. Nhưng, Bản thăm ḍ của PEW năm 2015 tại 8 quốc gia Tây Âu ghi nhận 49% người được hỏi đă cho biết quốc gia của họ không nên bảo vệ đồng minh.

Hồi chuông báo tử NATO xuất phát từ Tây Âu có thể nhận thấy sự ích kỷ và thiển cận.

Thứ nhất, trên phương diện quân sự, tinh thần đồng minh gồm có: trách nhiệm, nghĩa vụ, bổn phận cho tất cả mọi thành viên, không có luật trừ. Nếu từ chối một trong ba điều trên th́ tổ chức thiếu hiệu quả hoặc phải tan ră. Cứ bám víu chỉ thể hiện kiểu lợi dụng vào “đối tác khù khờ”. 

Các cường quốc Châu Âu quá yếu nên bị Đức Quốc Xă thống trị mà phải cần tới “đồng minh” Hoa Kỳ hùng mạnh và hào hiệp mới thu hồi được chủ quyền và phát triển quốc gia nhanh chóng và trường kỳ.

Lực lượng thiện chiến của người Mỹ, vũ khí tối tân của Hoa Kỳ đă chặn đứng bước tiến công thần tốc của Hồng quân Liên Sô mới giúp Tây Âu tránh được thảm hoạ như Trung và Đông Âu.

Khi Hoa Kỳ nỗ lực chặn đứng sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản tại Việt Nam, tiền đồn của Đông Nam Á, th́ các cường quốc Tây Âu ra sức chỉ trích các chế độ dân chủ non trẻ và ủng hộ các lực lượng cộng sản nổi dậy buộc Hoa Kỳ phải bỏ cuộc giữa chừng. Từ đó, Trung Quốc phát triển rầm rộ đe doạ tới quyền tự quyết của nhiều dân tộc Châu Á.

Thiếu chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ th́ Tây Âu làm sao chống lại 1,600 đầu đạn nguyên tử được bố trí trong số 6,500 vũ khí nguyên tử của Nga so với 120/215 của Anh, và 280/300 của Pháp?

Liên Âu sẽ phải cần bao nhiêu tỷ Euro, phương tiện chiến tranh và thời gian để xây dựng được một lực lượng quân sự đủ khả năng đối đầu với Quân lực Nga? Nếu không, chiến lược bành trướng của Mạc Tư Khoa sẽ sớm chạm tới ba nước Baltics, Đông Âu, Trung Âu th́ chuyện bị Nga thống trị EU chẳng phải là cuốn phim giả tưởng.

Sau khi Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 và ủng hộ Phong trào Đ̣i ly khai bằng vũ lực ở Miền Đông Ukraine th́ EU bảo Tổng thống Barack Obama dèm pha Tổng thống Vlamir Putin và cấm vận Nga để làm áp lực cho Tể tướng Đức, Angela Merkel và Tổng thống Pháp, Francois Hollande đàm phán với Putin.

Nhưng, hai vị này bị lép vế khi nói chuyện với ông chủ kho vũ khí huỷ diệt nhất nh́ thế giới nên chẳng mang lại kết quả. Lẽ ra phải để Hoa Kỳ có sức mạnh quân sự và kinh tế số 1 trên thế giới và kho vũ khí nguyên tử tương đương đàm phán mới đem lại kết quả. 

Qua nhiều đời tổng thống, người Mỹ đă nhiều lần thúc giục, có cả ngôn từ cứng rắn và khiếm nhă khi đ̣i các quốc gia đồng minh trong NATO cần góp đầy đủ 2% GDP đă cam kết cho việc điều hành Minh ước mà tới nay chỉ có 5/29 thành viên hoàn tất. Đức giàu nhất Châu Âu mà chỉ đóng 1.25%.

Liên Hiệp Châu Âu ngày càng chia rẽ nên 3 quốc gia Baltics, các nước Đông và Trung Âu tin vào NATO hơn EU.

Quỹ của NATO trong năm 2019 là 2.6 tỉ USD mà Hoa Kỳ chiếm 22%, Đức 15% nên Mỹ thuyết phúc Đức tăng lên 16% để Mỹ hạ xuống bằng nhau.

Hoa Kỳ dự trù rút bớt binh sĩ Mỹ đồn trú ở Đức để tăng cường cho Ba Lan nhằm đưa lực lượng tấn công gần biên giới Nga buộc Mạc Tư Khoa phải giảm hoặc ngưng đe đoạ Châu Âu. Chính phủ Warsaw cam kết sẽ bỏ ra 2 tỷ USD để xây căn cứ cho quân đồn trú với mọi phương tiện chiến tranh hiện đại.

Hoa Kỳ chắc chắn không cho phép Nga múa gậy vườn hoang nên cố thuyết phục, áp lực để nhà cầm quyền và dân chúng EU tỉnh mộng không v́ quyền lợi của người Mỹ mà bởi sự tồn vong của 28 quốc gia đồng minh. 

Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế, sau Đệ nhị Thế chiến, Hoa Kỳ tung ra Kế hoạch Marshall (European Recovery Program) trong 4 năm kể từ 1947, vừa giúp cho Tây Âu tái thiết xă hội, phát triển kinh tế, vừa giúp Liên Sô, nhưng, bị Mạc Tư Khoa từ chối để dồn nỗ lực gây Chiến tranh Lạnh.

Sự phát triển kinh tế và cuộc sống độc lập tự do của Tây Âu trở thành ngọn đèn soi sáng những quốc gia bị đắm ch́m trong cảnh cơ cực dưới chế độ cộng sản. Khát vọng tự do, dân chủ, phú cường đă thúc giục các dân tộc Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi vùng lên xoá bỏ chế độ cộng sản. Chiến thắng không cần súng đạn chưa bao giờ thiếu bàn tay của dân tộc Hoa Kỳ. 

Chiến tranh Lạnh đă kết thúc mà Hoa Kỳ vẫn tiếp tục ưu ái về kinh tế cho Châu Âu và các nước cựu cộng sản ở Đông Âu, Trung Âu, Baltics để họ xây dựng sức mạnh kinh tế làm tiền đề mở rộng Liên Hiệp Châu Âu và Minh ước Bắc Đại Tây Dương.  

Liên Sô sử dụng sức mạnh quân sự để làm chủ Châu Âu. Trung Cộng dùng vũ khí kinh tế để thống trị Châu Âu mà ai cũng nh́n thấy rơ ràng. Ai làm chủ nền kinh tế sẽ làm chủ xă hội.

Các cường quốc kinh tế Châu Âu thèm thuồng thị trường 1.4 tỷ người nên lao vào như con thiêu thân. Kết quả chỉ có Đức, Ái Nhĩ Lan. Phần Lan có thặng dư thương mại với Trung Cộng trong khi 25 thành viên khác của EU đều bị thâm thủng. Khoảng 1/3 xe Wolkswagen của Đức nhập vào thị trường Hoa Lục nên trong chuyến thăm Bắc Kinh mới nhất Tể tướng Merkel chỉ thỏ thẻ vấn đề đàn áp tại Hong Kong mà không đề ra biện pháp đối phó.

Liên Minh Châu Âu chỉ nêu lên các vi phạm thương mại và kinh tế của Bắc Kinh mà không hề đưa ra biện pháp đối phó như Chính quyền Donald Trump đang tiến hành quyết liệt. Chỉ trích Bắc Kinh chẳng khác nào găi ngứa mà không trị được tận gốc.

Đối phó với kẻ thù dễ hơn cư xử với đồng minh v́ không bị vướng mắc t́nh cảm. Bạn phải ra bạn; thù phải ra thù sẽ giúp chúng ta có cách hành xử hợp lư và hiệu quả hơn.

                                                        Đại-Dương

Trở lại