Tranh chẤp thương mi Hoa KỲ-trung cộng

       Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Storm clouds gather in China, Europe ahead of Trump’s T-Day (Asia Times)

China's new research rules will shackle Xi's innovation drive (Nikkei)

Why Made in China 2025 Will Succeed, Despite Trump (NYT)

Americans Still Upbeat About Job Market, says Gallup (Epoch Times)

China’s US Exports Weaken Amid Trade Tensions (Reuters)

The China-U.S. Power Struggle Is Just Beginning (Bloomberg)

US Moves to Block China Mobile’s Entry Into US Market on Security Concerns (Epoch Times)

China Says Will Not Fire First Shot In Trade War With U.S. (Reuters)

China Presses Europe For Anti-US Alliance On Trade (IBT)

 Tranh chấp thương mại Hoa Kỳ-trung cộng

                                      Đại-Dương

Chính phủ Donald Trump công bố sẽ bắt đầu trừng phạt thương mại trị giá 34 tỉ USD kể từ ngày 6 tháng 7 năm 2018 nhắm vào hơn 800 loại hàng hoá của Trung Cộng nhập vào Hoa Kỳ với mức thuế quan 25% liên quan tới các mặt hàng công nghệ như con chip bán dẫn được dùng trong các sản phẩm thường ngày tại Mỹ. Và, sẽ tiếp tục áp mức thuế quan 25% trị giá 16 tỉ USD lên 284 mặt hàng của Trung Cộng nhập vào, tuy chưa xác định ngày giờ. Tổng cộng đợt trừng phạt này lên tới 50 tỉ USD. Mục dích của Hoa Kỳ nhắm trừng phạt các sản phẩm liên quan đến kế hoạch “Make in China 2015” của Bắc Kinh.

Lập tức, Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa bằng mức thuế quan 25% lên 254 mặt hàng nhập cảng từ Hoa Kỳ mà theo Viện nghiên cứu kinh tế Peterson (Peterson Institute of International Economics) cho biết có tới 91% thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Bắc Kinh nhắm đánh vào các tiểu bang nông nghiệp của Hoa Kỳ, nơi từng góp phần cho Donald Trump thắng cử năm 2016. Bắc Kinh tuyên bố không khơi mào cuộc chiến, nhưng, sẽ đối phó quyết liệt.

Hầu hết các chuyên gia và dư luận thế giới rất quan tâm tới cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Cộng sẽ tác động mạnh lên nền kinh tế toàn cầu, kể cả đời sống của nhân loại. Nó sẽ không thể dừng lại hoặc chỉ là thủ thuật chuẩn bị cho các cuộc đàm phán tương lai giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn?

Trước tiên, sự đánh tráo khái niệm “trừng phạt thương mại” và “chiến tranh thương mại”.

Tổng thống Donald Trump tuyên bố chống lại kiểu “thương mại ăn cướp” của Trung Cộng đă gây thiệt hại tới nền kinh tế của Hoa Kỳ và các nước khác do Bắc Kinh vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trung Cộng chính thức gia nhập WTO từ năm 2001 đă cam kết tuân theo năm (5) quy định chính sách thương mại: không phân biệt đối xử, hổ tương, cam kết ràng buộc và thực thi, minh bạch, giá trị an toàn.

Nhưng, đến năm 2016, Hoa Kỳ, Liên Âu, Nhật Bản vẫn không công nhận Trung Cộng có nền kinh tế thị trường dù sau 15 năm gia nhập WTO. Bởi lẽ, Bắc Kinh không mở cửa thị trường Hoa Lục trong khi thừa hưởng mọi tự do kinh doanh khắp thế giới; không cho phép thiết lập Công đoàn Độc lập; duy tŕ t́nh trạng phân biệt đối xử với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài; tài trợ tối đa cho các Tập đoàn Quốc doanh; ăn cắp, cưỡng đoạt tài sản trí tuệ của các quốc gia khác.

Trung Cộng chiếm một phần ba vụ kiện bán phá giá trên thế giới và chịu WTO phạt 40 tỉ USD. Đại đa số quốc gia giao thương với Trung Cộng đều bị thâm hụt mậu dịch bất chấp khẩu hiệu “win-win” của Bắc Kinh. Thậm chí Sri Lanka, Djibouti, Pakistan đă phải trả nợ Trung Cộng bằng lănh thổ hoặc quyền-chủ-quyền. Thái Lan, Lào, Cambode, Mă Lai Á, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có nguy cơ rơi vào kiểu “ngoại giao bẫy nợ” của Bắc Kinh.

Bắc Kinh ăn cắp tài sản trí tuệ với quy mô lớn và đa dạng, ép buộc các công ty nước ngoài muốn làm ăn tại Hoa Lục phải chuyển giao kỹ thuật cho các công ty Trung Cộng trước khi được cứu xét việc cho phép khai thác thị trường gần 4 tỉ người.

Đa số trong lưỡng đảng của Hoa Kỳ đều đồng ư trừng phạt những hành vi phá vỡ luật pháp kinh tế quốc tế của Bắc Kinh mà c̣n đ̣i Tổng thống Trump phải áp dụng biện pháp cứng rắn hơn.

Trái lại, Bắc Kinh áp thuế quan 25% hàng hoá Mỹ để gây áp lực chính trị lên chính quyền Trump mà không chứng minh được nhà nông ở Hoa Kỳ vi phạm các quy định của WTO. Bắc Kinh doạ trả đũa ở các lĩnh vực xe hơi, máy bay, plastics, hoá chất.

Dù ở bước đầu mà tranh chấp thương mại Mỹ-Trung cũng đă có ảnh hưởng.   

Đối với Trung Cộng: (1) Tổng cục Quan thuế của Bắc Kinh cho biết xuất cảng vào Mỹ trong sáu tháng đầu năm 2018 tăng 5.4% so với 19.3% cùng kỳ năm ngoái. Tăng trưởng xuất cảng trong tháng Sáu chưa tới 3.8% so với 27.6% cùng kỳ năm 2017. (2) Hăng tin Bloomberg ghi nhận khối công ty Trung Cộng chỉ thanh toán trái phiếu công cộng được 16.5 tỉ Nguyên (2.5 tỉ USD) cho năm 2018 so với 20.7 tỉ Nguyên (Nhân dân Tệ, RMB) vào 2 năm trước. (3) Fitch Group tiên đoán tăng trưởng GDP Trung Cộng ở mức 5.5% so với mục tiêu 6.5%.  

Kinh tế gia Taimur Baig của Ngân hàng Phát triển Hữu hạn Tân Gia Ba tiên đoán “chiến tranh thương mại toàn diện Mỹ-Trung sẽ làm mất 0.25% GDP của cả hai trong năm 2018 và 0.5% vào năm tới. (4) Kinh tế trưởng của Fitch viết trong phúc tŕnh “Thật khó đưa ra thời điểm chính xác lúc Bắc Kinh nhận thấy sự suy thoái kinh tế thực sự, nhưng, khó tránh”.

T́nh h́nh Hoa Kỳ: (1) Bản thăm ḍ dư luận của Viện Gallup trong hai tháng Năm và Sáu ghi nhận người Mỹ tin chắc vào thị trường nhân dụng cao nhất trong 17 năm qua. Ít người quan tâm đến nền kinh tế mà chuyển âu lo sang vấn đề di dân. Tỉ lệ thất nghiệp trong tháng Năm chỉ có 3.8%, thấp nhất trong 18 năm qua. (2) Tổng thống tuyên bố sẽ nâng trị giá trừng phạt hàng hoá lên tới 550 tỉ USD so với 509 tỉ USD nhập cảng từ Trung Cộng, nếu bị trả đũa. (3) Công cụ thuế đă kéo các Tập đoàn Kinh tế lớn của Hoa Kỳ hồi hương và các Công ty Đa Quốc mở hăng xưởng trên đất Mỹ. (4) Chính phủ Trump ngăn China Mobile cung cấp dịch vụ viễn thông v́ sợ Công ty Quốc doanh này sẽ tham gia vào công tác gián điệp và hoạt động t́nh báo làm phương hại tới nền an ninh Hoa Kỳ.

Trước bối cảnh bất lợi thực sự buộc Bắc Kinh phải dựa vào Thượng đỉnh EU-China sẽ nhóm họp ngày 16-17 tháng Bảy có thể Chủ tịch Tập Cận B́nh và Thủ tướng Lư Khắc Cường đều tham dự để áp lực Liên Âu liên minh với Trung Cộng chống lại Hoa Kỳ.

Mặc dù hai khối kinh tế đứng thứ hai và thứ ba thế giới, nhưng, họ khác biệt nhiều điểm về đường lối kinh tế và an ninh toàn cầu nên khó kết thành liên minh như nhận xét của một nhà ngoại giao EU “Chúng tôi đồng ư hầu hết những than phiền của Hoa Kỳ đối với Trung Cộng, mà chỉ khác biệt về cách giải quyết. V́ thế, EU không thể đứng cùng Bắc Kinh chống lại Hoa Thịnh Đốn. Chúng tôi không làm thế và sẽ phải nói cho Trung Quốc biết”.

Các viên chức cao cấp của Bắc Kinh đem chiêu bài “mở cửa thị trường cho EU”, nhưng, các viên chức Châu Âu cho rằng chỉ có tính h́nh thức v́ chưa có dấu hiệu thay đổi có hệ thống”.

T́nh h́nh kinh tế Trung Cộng từ ổn định đă bước sang giai đoạn xáo trộn khó tiên liệu trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ từ bấp bênh, mất tin tưởng trở nên ổn đinh và vững tiến.

Ai sợ ai trong trận chiến phức tạp này?

                                        Đại-Dương 

Trở lại