Triển vọng các cuộc đàm phán song phương bên lề Hội nghị G20 tại Osaka  

TS.Đỗ Kim Thêm

Thuơng chiến Mỹ-Hoa c̣n tiếp diển, xung đột an ninh Mỹ-Iran đang leo thang và dân Hồng Kông tiếp tục phản đối Trung Quốc về Dự Luật Dẫn độ. Các biến động dồn dập và nguy hiểm này làm cho nghị tŕnh chính thức của Hội nghị Thượng đỉnh G20 không c̣n thu hút cho chính giới và công luận. 

Ngược lại, ngoài cuộc gặp gở trong khuôn khổ nghị tŕnh, các nhà lănh đạo  phải thu xếp các cuộc họp song phương trước và sau hội nghị để giải quyết các tranh chấp liên quan, đây là sự kiện quan trọng hơn.

Donald Trump và Tập Cận B́nh  

Tập Cận B́nh và Donald Trump đă đồng ư gặp nhau vào thứ Bảy 29 tháng Sáu năm 2019 để thảo luận về giải pháp bằng thuế quan, hạn chế mở rộng cuộc xung đột sang lĩnh vực công nghệ truyền thông, mà tương lai của doanh nghiệp Huawei và năm đại doanh nghiệp khác bị ảnh hưởng. Cả hai không bàn về biến đổi khí hậu hoặc cải cách WTO và nhượng bộ v́ sự ổn định toàn cầu. 

Chính giới diều hâu và công luận bài Hoa mong rằng Donald Trump sẽ không nhường bước cho Trung Quốc. Hiện nay, thành quả của Donald Trump là nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh nhất trong ṿng 40 năm qua, mà cụ thể là GDP tăng 3,2% trong 3 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái. Các biện pháp tăng mức thuế hiện tại đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 200 tỷ từ 10% lên 25%, các thủ tục áp thuế đối với hàng nhập khẩu c̣n lại của Trung Quốc trị giá 300 tỷ USD và khống chế doanh nghiệp viễn thông Huawei đang làm tổn thương cho nền kinh tế của Trung Quốc trầm trọng. Bằng chứng là Trung Quốc đă điều chỉnh lại dự báo GDP là 6,2% cho năm 2019 (giảm 0,2%) và 6,0% cho năm 2020 (giảm 0,1%). Do đó, Mỹ nên tiếp tục phương sách này, cho dù về lâu dài Mỹ cũng không tránh khỏi tổn thương, nhưng ít hơn. 

Bắc Kinh trả đũa bằng cách tăng thuế quan đối với hàng hóa của Mỹ và lập danh sách các công ty nước ngoài không đáng tin cậy. Hiệu ứng có thể xảy ra là hạn chế xuất khẩu đất hiếm và các khoáng sản quan trọng cho chuổi cung ứng toàn cầu và sản xuất của Mỹ. Đây là một ưu thế dành cho Trung Quốc. 

Bất ngờ nhất là Trung Quốc tặng cho Trump một vũ khí mới: hiệu ứng của các cuộc biểu t́nh tại Hồng Kông mà Trump có thể tận dụng là quốc tế hoá vấn đề. Nh́n chung, uy tín quốc tế của Trung Quốc đang xuống thấp, h́nh ảnh an ninh nội địa và tôn trọng nhân quyền xấu hơn. 

Donald Trump chưa nghĩ đến kế sách thu hồi các đặc quyền dành cho Hồng Kông mà một đạo luật của Quốc hội trước đây cho phép. Nhưng điều đó không có nghĩa là tuyệt nhiên không thể không xảy ra đối với Donald Trump. Đến nay, lập luận bào chửa của Tập là Luật Dẫn độ là vấn đề nội bộ Trung Quốc và ổn định của Hồng Kông cũng là quyền lợi kinh tế lâu dài của Hoa Kỳ. Tập Cận B́nh không tài nào lường đoán được các diễn biến và yêu sách của Donald Trump trong thời gian tới. 

Trong cuộc gặp gở tiền hội nghị G20, nhiều đối sách đang đuợc cả hai phái đoàn tiền trạm của hai phe ráo riết thương thảo. Kết qủa sơ khởi mà phái đoàn Hoa Kỳ cho biết là tiến tŕnh đàm phán đă đạt được khoảng 90% cho nội dung thỏa thuận, nhưng không nêu ra chi tiết 10% c̣n lại của vấn đề là ǵ.

Trước ngày đi Osaka, Trump đe doạ sẽ kiên quyết trong hai giải pháp: tỷ lệ áp thuế là 10% và 25% và c̣n nhiều biện pháp khác. Nhưng Qủy Tiền tệ Quốc tế cảnh báo là hiệu ứng thắng thua không chỉ dành cho riêng cho nền kinh tế của hai nước mà là toàn cầu. Thương chiến c̣n kéo dải có thể làm chậm tăng trưởng toàn cầu tới 0,5%, tương đương khoảng 455 tỷ, lớn hơn cả nền kinh tế Nam Phi.

Có nhiều suy đoán về bế tắc mậu dịch với Trung Quốc lại được Donald Trump tương nhượng v́ tiến tŕnh phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên lâm vào cảnh bế tắc sau cuộc họp tại Hà Nội. Chuyến thăm của Tập Cận B́nh tại B́nh Nhưỡng trước ngày đi Osaka mang đến một tín hiệu lạc quan. Mỹ cần quyết định có nên tiếp tục hợp tác với Trung Quốc hay không, v́ Bắc Kinh là một trung gian ḥa giải quan trọng, đó là vấn đề. Trump biết rơ hơn ai hết là không có Bắc Kinh, sẽ không có giải pháp. Trong khi đó, Nam Hàn đính chính t́nh trạng bế tắc này và cho biết đang giúp cho Trump chuẩn bị cho lần họp thứ ba.

Kinh nghiệm cho thấy biện pháp hưu chiến tại Buenos Aires vào tháng 12 năm 2018 có thể sẽ xảy ra. Trump và Tập Cận B́nh sẽ đồng ư với một thỏa thuận tạm thời trong khi các nhà đàm phán thương mại tiếp tục làm việc. Mục tiêu chủ yếu là sẽ hoăn lại sự leo thang. Kéo dài thời gian là cách để  tránh thêm rạn nứt trong quan hệ Mỹ-Hoa.

Các vấn đề này nằm ngoài khuôn khổ nghị tŕnh của G20 nên Nhật Bản cũng không thể tác động cho cả hai, cho dù diễn tiến của biến động Hồng Kông và mậu dịch Mỹ-Hoa có liên quan đến quyền lợi của Nhật trong lâu dài.

Donald Trump và Vladamir Putin

Các vấn đề liên quan đến Iran, Ukraine, Trung Đông và Venezuela sẽ  được thảo luận trong cuộc gặp gở Donald Trump và Vladimir Putin.

Nh́n chung, bang giao Nga-Mỹ tùy thuộc vào các diển biến nội chính của Mỹ. Phúc tŕnh của Robert Mueller và sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 là hai đề tài mà Đảng Dân chủ và truyền thông cánh Tả không thể buông tha cho Donald Trump. Bang giao Mỹ-Nga sẽ không có bước đột phá trong cuôc gặp bên lề tại Osaka và thâm t́nh của Trump và Putin chưa có dấu hiệu thay đổi. 

Trước ngày đi Osaka, Putin ca ngợi Trump không tiếc lời về chính sách chống di dân và chỉ trích Bà Merkel là sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vấn đề này. Trong cuộc gặp gỡ gần đây giửa Tập Cận B́nh và Putin cũng tạo thêm sắc thái trong bang giao hữu hảo Nga-Hoa, đó là một chuyển biến mà Trump cần phải có một đối sách mới cho Mỹ. 

Lập luận chung trong cộng luận cho rằng Nga tiếp tục đóng vai tṛ phá hoại trong an ninh khu vực Trung Đông và Ukraine. Để hỗ trợ cho Trump, chính giới đặt nhiều kỳ vọng cho Shinzo Abe, v́ ông là người đă gặp Putin thường hơn bất kỳ nhà lănh đạo nào khác trên thế giới. 

Nhưng kỳ vọng đang dần tan biến. Trước ngày đi Osaka, Trump cáo buộc Nhật nặng nề trong chính sách hợp tác an ninh Mỹ-Nhật, một chủ đề mà chính Abe phải lo đối đầu với Trump, là v́ quá mới, nên Abe không có chương tŕnh hội thảo này với Trump.

Donald Trump - Recep Tayyip Erdogan

Đàm phán song phương giữa Trump và Erdogan có tầm quan trọng chiến lược cho khối NATO. Vấn đề nóng bỏng là vào tháng tới, Thổ sẽ trang bị hệ thống hoả tiển S-400 do Nga cung cấp. Việc tân trang này là một thách thức quan trọng đối với Hoa Kỳ và NATO, hệ thống này không phù hợp kỷ thuật với các hệ thống vũ khí của NATO và c̣n làm cho khả năng máy bay chiến đấu F-35 suy yếu. Nguy hiểm nhất cho an ninh t́nh báo Mỹ và NATO là Thổ sẽ cung cấp các dữ liệu về các khà năng tổn thương cho t́nh báo Nga.

Trong khi cuộc khủng hoảng c̣n diễn ra, Trump-Erdogan có thể hy vọng là có một cơ hội đồng thuận để ngăn chặn Quốc hội Mỹ trừng phạt việc mua vũ khí. Mặc dù các biện pháp trừng phạt có thể bị hạn chế, có lẽ chỉ nhắm vào những thành phần có liên quan đến việc thỏa thuận mua S-400, nhưng sẽ đánh dấu là lần đầu tiên có các biện pháp như vậy chống lại một đồng minh NATO. Đối với Nga, trang bị vũ khí S-400 cho Thổ là một thành công trong nỗ lực phá vỡ liên minh NATO và gây nhiều hậu quả quan trọng. 

Sau cuộc bầu cử ở Istanbul, Đảng cầm quyền của Erdogan thất bại một lần  nửa, nhưng cơ chế độc tài của Erdogan không v́ thế mà lung lay nghiêm trọng. Uy tín của Đảng Đối lập tăng cao, ư nghĩa của bầu cử tự do, vai tṛ của báo chí và xă hội dân sự bắt đầ hồi phục, nhưng chưa thu hút để làm biến chuyển chính t́nh quốc nội. Sự hỗ trợ của chính giới và công luận quốc tế đang ở bước khởi đầu.

Donald Trump – Angela Merkel 

Mối quan hệ giữa Đức và Hoa Kỳ đă căng thẳng kể từ khi Trump nhậm chức. Lư do chính là thặng dư thương mại của Đức.

Trong cuộc gặp với Trump ở G20 tại Osaka, Merkel xác nhận rằng giao dịch là đầu tư là hai vấn đề mà Đức cần Trump hợp tác, có rất nhiều chi tiết để thảo luận với Trump v́ nền kinh tế Đức đang đầu tư mạnh hơn vào thị trường Mỹ và quyền lợi cả hai cần bảo vệ. Trump đồng ư về điểm này. Ngoải ra, Bà Merkel cũng đề cập đến t́nh trạng căng thẳng giữa Washington và Tehran. Trump hy vọng rằng cuộc khủng hoảng có thể giải quyết, nhưng bày tỏ là sẽ không có một thái độ vội vàng trong tiến tŕnh này. Ngoài ra, cả hai cũng đề cập đến t́nh h́nh Libya, châu Phi và miền đông Ukraine. 

Trước ngày đi Osaka, Trump đă chỉ trích Đức hợp tác năng lượng với Nga, mà cụ thể là đường ống Biển Baltic Nord Stream 2. Trump cho rằng Đức tiếp tục dung dưởng Nga là kẻ thù tiềm tàng mà bất chấp chỉ trích của Mỹ và Đông Âu. Trước đó, Trump nhiều lần chỉ trích là Đức thiếu thiện chí trong việc đóng góp kinh phí quốc pḥng cho khối NATO, chỉ biết lợi dụng Mỹ.

Trong dip gặp này, dù không c̣n thiện cảm cá nhân cho nhau và chỉ trích nhau không chính thức, nhưng Trump cũng ca ngợi Bà Merkel là người bạn tốt. 

Donald Trump - Mohammed bin Salman:

Chủ đề mà Trump sẽ nói chuyện với Hoàng tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman là cuộc khủng hoảng hiện nay giữa Mỹ và Iran. Ả Rập Saudi và Iran là những đối thủ trong vấn đề an ninh khu vực. Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran mới đây đă  bắn một máy bay không người lái do thám Mỹ với cáo buộc là vi phạm không phận Iran ở Vịnh Ba Tư. Chính phủ Mỹ cho biết máy bay  c̣n  trong không phận quốc tế. Trump hủy bỏ một cuộc tấn công trả đũa vào phút cuối v́ lư do nhân đạo, nhưng đă có các biện pháp trừng phạt kinh tế tiếp theo. Không có một kết qua cụ thể nào cho cuộc gặp song phương này.

Donald Trump - Emmanuel Macron

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ gặp Donald Trump bên lề hội nghị để thảo luận về các chuyển biến gần đây tại Iran. Nhưng có một chủ đề châu Âu khác là cuộc bầu cử Chủ tịch Ủy ban Liên Âu tương lai cũng sẽ được đề cập trong lần gặp gở này. Macron chỉ trích việc bổ nhiệm ứng cử viên người Đức Manfred Weber. Vào Chủ nhật, Macron sẽ gặp các đồng nghiệp Liên Âu tại Brussels.để thảo luận tiếp.  

Tóm lại, trong một thế giới phân hoá cùng cực, G20 là một cơ chế tập trung cho các vấn đề phối hợp quốc tế mang tính biểu tượng tương đối.   G20 không có các giải pháp cho vấn đề toàn cầu mà biến đổi khí hậu và cải cách WTO là hai thí dụ. Trái với kỳ vọng này, G20 trở thành một diễn đàn cho các quốc gia thành viên thảo luận về các tranh chấp song phương và không mang đến một kết quả nào. 

Trên b́nh diện quốc gia, các trào lưu dân túy mị dân ngày càng thắng thế trong việc khơi động tinh thần ái quốc cực đoan. Trên b́nh diện quốc tế, Trung Quốc trỗi  dây với tham vọng thống trị thế giới theo định hướng của Trung Quốc. Cà hai trào lưu là một thảm hoạ chung cho nhân loại. Thanh thế của Nhật Bản đang lên, nhưng không đủ đă đảm nhiệm vai tṛ lảnh đạo mới. Thế giới sẽ tiếp tục hổn loạn thảm khốc và toàn diện hơn.

Trở lại