Tài liệu tham khảo:

The Architect of Trump’s Tough-on-China Policy (WSJ)

Shadow banking warning highlights China’s ‘debt time bomb’ (Asia Times)

Trade spat sees China take on US in ‘game of chicken’ (Asia Times)

Trade Wars: China Strikes Back (Diplomat)

Trump looks to impose additional $100 billion in China tariffs (NBC)

China is no friend to the US -- Trump is right to take it on (Fox News) 

 

     TrỪng phẠt hay chiẾn tranh THƯƠNG MẠI?

                                         Đại-Dương

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận B́nh đều xác nhận “không muốn có chiến tranh thương mại” mà sao truyền thông quốc tế cứ đặt tên “chiến tranh thương mại Mỹ-Trung”.

Khi tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), quốc gia nào cũng đều phải cam kết ba điều căn bản: (1) Cải tổ hệ thống chính trị theo hướng dân chủ v́ nó tương hợp với nền kinh tế thị trường tự do. (2) Bảo đảm khu vực tư nhân giữ vai tṛ chính trong nền kinh tế quốc dân. (3) Thiết lập công đoàn độc lập.

Quốc gia mới vào WTO có thời hạn 10 năm phải hoàn thành nền kinh tế thị trường tự do sẽ được cộng đồng quốc tế công nhận.

Trung Quốc gia nhập WTO ngày 10-01-2002 mà tới nay vẫn chưa được các quốc gia Tây Phương công nhận có nền kinh tế thị trường tự do v́ Bắc Kinh không hề thực thi bất cứ điều cam kết nào.

Bắc Kinh vào WTO không để xây dựng một nền thương mại toàn cầu công bằng, chính đáng mà nhằm mưu đồ sửa đổi các quy định của tổ chức để phục vụ cho quyền lợi bất chính và tham lam vô bờ của Trung Quốc.

Hầu hết các quốc gia giao thương với Trung Quốc đều bị thâm hụt mậu dịch mà năm 2017 lên tới 423 tỉ USD, riêng Hoa Kỳ phải chịu 275 tỉ USD.

Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, và có trữ tệ trên 3,000 tỉ USD, giữ 1,300 tỉ USD công khố phiếu của Mỹ, nhưng, cứ tự coi thuộc nhóm nước đang-phát-triển để hưởng mọi ưu đăi và quy chế “tối huệ quốc”. Tuy nhiên, giới lănh đạo Bắc Kinh đi rao giảng khắp nơi về khả năng lănh đạo nền kinh tế toàn cầu theo mô h́nh thị trường kinh tế xă hội chủ nghĩa màu sắc Trung Quốc.

Tổng thống Trump ra lệnh áp thuế quan 25% trị giá 50 triệu USD/năm lên một số mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc liên quan đến sở hữu tài sản trí tuệ nhằm làm thiệt hại tới các yếu tố chính trong chủ trương tái cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc. Các lư do Bắc Kinh vi phạm gồm có: (1) Cưỡng ép các công ty Mỹ ở Trung Quốc độc lập hoặc liên doanh với công ty sở tại phải chuyển giao kỹ thuật, công nghệ hiện đại và chờ cho tới lúc các công ty Trung Quốc tung sản phẩm mới chiếm thị phần th́ được phép tiếp cận thị trường. (2) Nhà nước tài trợ cho các công ty và ngân hàng quốc doanh để giá thành phẩm thấp làm hại tới ngành sản xuất của các nước khác. (3) Bắc Kinh dùng gián điệp kinh tế hoặc tấn công vào vào hệ thống máy tính của Mỹ để ăn cắp công nghệ hiện đại, kể cả thiết kế vũ khí, chiến cụ để sản xuất hàng hoá cạnh tranh.

Hoa Kỳ có quyền trừng phạt các hành vi thương mại không-công-bằng theo Section 301 trong Bộ Luật Thương mại Mỹ nhằm bảo vệ nền kinh tế và lợi ích quốc gia bị phương hại.

Lập tức, Chủ tịch Tập cũng áp thuế quan 25% trị giá 50 triệu USD lên một số mặt hàng của Hoa Kỳ nhập vào Trung Quốc, c̣n thêm 3 tỉ USD nhắm vào nông sản. Nhưng, không nêu rơ lư do áp thuế cao nên mang màu sắc chiến tranh kinh tế.

Hôm 4 tháng Tư, Tổng thống ra lệnh cho Đại diện Thương mại Mỹ, Robert Lighthizer nghiên cứu chi tiết để áp thuế quan lên Trung Quốc trị giá 100 tỉ USD.

Phát ngôn viên Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết: “Bắc Kinh đă chuẩn bị đầy đủ để trả đũa mănh liệt và không do dự”.

Chỉ số Dow Jones mất 572 điểm trong ngày 6 tháng 4 do mối lo chiến tranh kinh tế Mỹ-Trung.

Khi Tổng thống Donald Trump công du Trung Quốc vào tháng 11-2017, Đại diện Lighthizer tŕnh bày truớc hai nhà lănh đạo và một số viên chức của Bắc Kinh các lư do làm cho nhiều cuộc đàm phán trong quá khứ không mang lại kết quả như kiểu biện luận pháp lư khiến cho phía Trung Quốc như bị điện giật.

Lighthizer đúc kết kiểu đàm phán của Trung Quốc: “hứa, hứa, tiếp tục hứa mà không làm”.

Hoa Kỳ và Trung Quốc không thống nhất hoặc cố diễn dịch sai vụ tranh chấp thương mại hiện tại. Hoa Kỳ trừng phạt hành vi thương mại bất chính của Trung Quốc nên Tổng thống Trump đă công khai tuyên bố không chủ trương gây chiến tranh kinh tế. Ngược lại, Bắc Kinh cáo buộc Trump theo chính sách bế môn toả cảng, bảo hộ thương mại gây phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.

Mục đích toàn-cầu-hoá để mang lại lợi ích cho tất cả thành viên WTO dù lớn hay nhỏ chứ không phải đặc quyền dành riêng cho cho bất cứ quốc gia nào để cưỡng bức, mua chuộc, áp lực, phá hoại môi trường của nhược tiểu.

Cạnh tranh chính đáng, minh bạch, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và luật pháp quốc tế chứ không phải tự ban cho quyền ngồi xổm trên luật pháp, ngang nhiên cướp đoạt, sử dụng biện pháp thương mại kiểu ăn cướp, đánh cắp tài sản trí tuệ.

Bỏ qua những lời nói dát vàng th́ mọi hoạt động thương mại của Trung Quốc theo đúng kiểu “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Dư luận lo ngại chiến tranh kinh tế sẽ xảy ra nên tự hỏi:

Thứ nhất, nhân loại có sẵn sàng chấp nhận cho Trung Quốc lănh đạo nền kinh tế toàn cầu theo quy luật riêng hay không?

Thứ hai, nền kinh tế thị trường tự do đă mang lại phúc lợi cho nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả Trung Quốc chứ không phải nền kinh tế xă hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Nhân loại sẽ chọn mô h́nh kinh tế nào?

Thứ ba, nền kinh tế Trung Quốc đứng thứ hai thế giới đă gây tác hại tới nhiều dân tộc th́ khi Bắc Kinh cầm đầu, nhân loại sẽ ra sao?

Thứ tư, nhân loại đă sẵn sàng đương đầu với kiểu thương mại ăn cướp của Trung Quốc, hay cam chịu thân phận chư hầu?

Thứ năm, trên thế giới, ngoại trừ Hoa Kỳ th́ không một quốc gia nào đủ sức đương đầu với Trung Quốc. Vậy, các cường quốc kinh tế đă sẵn sàng hợp tác với Hoa Kỳ để ngăn chặn một thảm hoạ đang lấp ló ngoài ngơ?

                                         Đại-Dương  

 

Trở lại