VAI TR̉ ĐẠI TÂY DƯƠNG-THÁI B̀NH DƯƠNG TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Why China is winning East Asia (Asia Times)

Xi brings in 'firefighter' Wang Qishan in bid to calm Hong Kong (Nikkei)

China Injects $126 Billion Into Its Slowing Economy (NYT)

Is Xi Mishandling Hong Kong Crisis? Hints of Unease in China’s Leadership (NYT)

China has reasons to keep fighting a trade war (Trait Times)

Germany’s Angela Merkel renews call for peaceful resolution to Hong Kong protests (SCMP)

Germany's Angela Merkel urges China to do more for climate (DW)

Chief of World Meteorological Organization Castigates Climate Alarmists (Epoch Times)

Is Asia Ready for an Indo-Russian Order? (Diplomat)

 

VAI TR̉ ĐẠI TÂY DƯƠNG-THÁI B̀NH DƯƠNG TRONG CHIẾN LƯỢC TOÀN CẦU

Đại-Dương

Tranh giành vai tṛ siêu cường thế giới đang bước vào giai đoạn quyết liệt giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga khiến cộng đồng quốc tế rơi vào thế chọn lựa khó khăn liên quan đến phát triển kinh tế, tăng tiến kỹ thuật, bảo đảm an ninh và an toàn, tránh nguy cơ chiến tranh.

Hai cuộc Đại chiến Thế giới đều xuất phát từ Châu Âu do xung đột về quyền thống trị, lợi ích kinh tế, ư thức hệ chính trị giữa các cường quốc tại Châu Âu và Châu Á.

Các biến cố rơ rệt hơn từ khi nhân loại bước vào thế kỷ thứ 21 với 3 tay chơi sừng sỏ nhất thế giới: Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc đang chuyển sự xung đột vào khu vực Châu Á. Đệ tam Thế chiến có thể xảy ra hay không vẫn treo lơ lững trên đầu nhân loại.

Châu Á-Thái B́nh Dương là khu vực đông dân cư nhất trên quả địa cầu với 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản) và 4 con hổ (Hồng Kông, Đại Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan), chưa kể sự vươn lên của hơn 1.2 tỉ dân Ấn Độ, nên khu vực này đă trở thành nhà máy sản xuất công nghệ, trung tâm chế biến hàng đầu có ảnh hưởng quan trọng đến nền kinh tế toàn-cầu-hoá.

Trung Quốc và Tứ hổ Á Châu không thể lập các kỳ tích kinh tế nếu chẳng được hưởng Quy chế Tối huệ quốc của Hoa Kỳ.

Mục đích của toàn-cầu-hoá nhằm phân công lao động hợp lư dựa theo khả năng và điều kiện của mỗi quốc gia để tăng năng suất lao động và giảm giá thành sản phẩm. Như thế, mọi quốc gia đều được hưởng lợi.

Tiếc thay, lư tưởng đó đă bị Bắc Kinh bóp méo sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2001. Giới lănh đạo Trung Quốc từ Đặng Tiểu B́nh cho tới Tập Cận B́nh đă lợi dụng và thao túng chủ trương “phát triển kinh tế kéo theo thay đổi chính trị” của Khối Dân chủ Phát triển (Anh, Đức, Pháp, Ư, Nhật, Gia Nă Đại, Hoa Kỳ) để trục lợi bất chính.

Dù nền kinh tế Trung Quốc đă có GDP nominal 13,000 tỉ USD so với 20,000 của Hoa Kỳ, nhưng, Bắc Kinh có dự trữ ngoại hối 3,000 tỉ USD và cho Ngân khố Mỹ vay 1,300 tỉ mà vẫn đ̣i được hưởng quy chế tối huệ quốc như quốc gia đang-phát-triển.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần thứ 12 vào ngày 7 tháng 9 năm 2019, Tể tướng Đức, Angela Merkel đặt câu hỏi với sinh viên Đại học ở Vũ Hán “Liệu Trung Quốc có nên được coi là một quốc gia đang phát triển hay không?”.

Thực tế, Bắc Kinh đă đầu tư hàng trăm tỉ USD vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) dự trù khoảng 1,000 tỉ USD nhằm thiết lập mạng lưới giao thông trên bộ và dưới biển để chuyển sản phẩm từ Hoa Lục đến trận hang cùng ngỏ hẻm khắp thế giới. Đồng thời, chuyển tài nguyên thiên nhiên bóc lột từ thế giới thứ ba và các nước đang phát triển để cung ứng cho “Công xưởng Thế giới” và “các chi nhánh khắp các châu lục”.

Nhưng, Bắc Kinh từ chối đóng góp chi phí tổng cộng khoảng 100 tỉ USD cho Thoả ước Khí hậu Paris trong khi Tổng thống Barack Obama góp 1 tỉ USD. Trung Quốc đứng hạng nhất về xả khí thải toàn cầu, thứ đến là Hoa Kỳ, mà được Thoả ước cho phép sử dụng than đá (phát ra khí thải nhiều nhất) cho tới năm 2030. Bắc Kinh c̣n chuyển những nhà máy điện than từ Hoa Lục tới Việt Nam và các quốc gia đang phát triển hoặc chậm tiến. Vậy, Thoả ước này chỉ có lợi cho Trung Quốc mà hại cho thế giới trên nhiều phương diện, kể cả t́nh trạng hâm nóng toàn cầu.

Cũng tại Đại học ở Vũ Hán, Tể tướng Merkel nói với sinh viên “bảo vệ khí hậu là trách nhiệm của mọi người, với quy mô và sức mạnh của Trung Quốc, thế giới cần một đóng góp quan trọng từ Bắc Kinh”.

Hôm 6 tháng 9 năm 2019, Tổng thư kư Petteri Taalas của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) công khai chỉ trích “quan điểm tận thế hoặc thảm hoạ” của cựu Phó tổng thống Al Gore, Nhà Khí tượng học Micheal Mann, sinh viên 16 tuổi Greta Thunberg của Thuỵ Điển, Dân biểu Alexandria Ocasio-Cortez.

Liên Hiệp Quốc xác định nhiệt độ toàn cầu lên đến 1,5 độ C trong thời gian từ 2030-2052 mà Nhóm của AOC cảnh cáo trong 12 năm phải chấm dứt việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch.

Theo phân tích của Viện Cato, 105 trong số 108 mô h́nh dự đoán nhiệt độ cao hơn trong khoảng thời gian từ năm 1998 đến 2014 so với nhiệt độ thực tế được ghi nhận.

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và quân sự của Trung Quốc dựa vào kiểu thương mại ăn cướp, đánh cắp, chèn ép, cưỡng đoạt bất cứ lúc nào và ở đâu đều kèm theo khẩu hiệu “win-win” mà hầu hết các dân tộc mạnh yếu đều bị thâm hụt thương mại với Bắc Kinh, kể cả Hoa Kỳ và 25 nước Liên minh Châu Âu. Thậm chí đă nhiều quốc gia bị rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc.

Vụ trả đũa thuế quan giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đă làm rơ ba vấn đề quan trọng: (1) Trung Quốc phá hoại trật tự kinh tế toàn cầu do Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) quy định. (2) Trung Quốc không có khả năng và thiện chí điều khiển nền kinh tế toàn-cầu-hoá. (3) Trung Quốc có thể khó vươn lên nếu kéo dài trận chiến kinh tế với Hoa Kỳ.

Ngoài việc gia tăng phương tiện chiến tranh hiện đại như hàng không mẫu hạm, khu trục hạm, tuần dương hạm, oanh tạc cơ chiến lược, tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử, lực lượng Hải cảnh hiện đại và Dân quân Biển, Bắc Kinh c̣n chế tạo hoả tiễn kiềm chế sức mạnh Hải quân Hoa Kỳ, đặc biệt các loại hoả tiễn tầm trung.

Hoa Kỳ đă chấm dứt Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) kư với Liên Sô năm 1987 để dồn nỗ lực khống chế Lực lượng Hoả tiễn Tầm trung của Bắc Kinh, dự trù sẽ thiết đặt trên hai chuỗi đảo ṿng cung bao vây Trung Quốc.

Lực lượng Tác chiến Cận duyên của Hoa Kỳ sẽ có 35 Chiến hạm Tác chiến Cận duyên (LCS) trang bị Hoả tiễn Tấn công Hải Quân (NSM) tối tân nhất với tầm bắn 100 hải lư, xa hơn hoả tiễn Harpoon 30 hải lư, và Phi cơ Tự hành MQ-8C. Như thế, LCS đang trở thành mối đe doạ đối với Hải quân Trung Quốc trong khu vực quan trọng.

Các cường quốc biển đang đưa lực lượng vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương để hợp sức với Hoa Kỳ ngăn chặn sự thống trị của Trung Quốc v́ thế sát suất thành công của Tập Cận B́nh bằng số 0.

Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga đang chạy đua vũ trang và kỹ thuật quân sự khiến cho khu vực Châu Á thành một kho thuốc nổ lớn nhất thế giới, kéo theo các nước nhỏ trong vùng cũng sẵn sàng vay mượn để tăng cường khả năng quốc pḥng.

Sau cuộc họp kín giữa giới lănh đạo hiện tại và quá khứ tại Bắc Đới Hà giữa tháng 8 đă cho thấy sự lúng túng của Bắc Kinh trước vụ xuống đường đ̣i quyền tự quyết của dân chúng Hong Kong kéo dài hơn 14 tuần lễ.

Tập Cận B́nh giao cho Phó chủ tịch Wương Kỳ Sơn t́m cách hạ nhiệt nên Đặc khu trưởng Carrie Lam mới tuyên bố huỷ bỏ Dự án Dẫn độ.

Thực sự, Dự án Dẫn độ chỉ là giọt nước tràn ly v́ Bắc Kinh chủ trương xoá bỏ cam kết “một quốc gia, hai chế độ” đă kư kết năm 1997. Từ đó dân chúng Hong Kong biểu t́nh liên tục chống âm mưu thống trị của Trung Quốc trước thời hạn 2049, kể cả Phong trào Dù Vàng năm 2014 đ̣i bầu cử tự do.

Cuộc biểu t́nh không-đảng-phái, không-lănh-tụ có một không hai trên thế giới đă khiến Bắc Kinh lúng túng và ngày càng bị dư luận thế giới chê trách. Nguyện vọng của dân chúng Hong Kong tương đồng với hầu hết nhân loại: Muốn tự quyết định số phận thay v́ trao vào tay kẻ khác.

Tập Cận B́nh quảng bá Chủ nghĩa Xă hội đặc sắc Trung Quốc như một mô h́nh phát triển kinh tế nhanh chóng đă quá lạc điệu. Tứ hổ Châu Á chỉ 40 năm cải cách theo mô h́nh dân chủ tự do đă được gia nhập vào Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) mà hiện tại có 34 thành viên. Trung Quốc chưa đủ điều kiện về kinh tế cũng như chính trị (dân chủ, thị trường tự do).

Độc tài đồng nghĩa với áp bức, bóc lột trái với bản năng tự do của loài người nên dù giới cầm quyền có dùng bất cứ chiêu thức nào rồi cuối cùng vẫn rơi vào trường hợp: nước đẩy thuyền và cũng lật thuyền.

Đại-Dương

Trở lại