CÁC CƯỜNG QUỐC CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỜNG

               MỘT SỐ NHƯỢC TIỂU VẪN MỘNG MƠ

                                           Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

The Autocrat’s Achilles' Heel (Foreign Affairs)

What China's military air crashes really signal (Strait Times)

A Chinese Model for Global Leadership? (Diplomat)

Japan Takes the Lead in Countering China’s Belt and Road (Foreign Policy)

Japan must pursue a strategic pivot to Asia (Japan Times)

Why Is Yang Jiechi Visiting the US Now? (Diplomat)

Q&A: Sanctioned Putin ally holds out hope that Trump will boost Russia ties (TWP) 

 

CÁC CƯỜNG QUỐC CHUẨN BỊ CHIẾN TRƯỜNG

MỘT SỐ NHƯỢC TIỂU VẪN MỘNG MƠ

                             Đại-Dương

Sau một năm chuẩn bị, Nội các chiến tranh Donald Trump đă công bố Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) và Chiến lược Quốc pḥng (NDS) nhằm xác định Trung Quốc và Nga là “Đối thủ Chiến lược” để thay thế cho mối quan hệ “Đối tác Chiến lược” từng được áp dụng trong mấy thập niên.

Chiến trường giữa ba cường quốc tập trung vào các lĩnh vực chính yếu: trật tự toàn cầu, kinh tế, quân sự, t́nh báo nên sẽ có ảnh hưởng tới toàn thế giới.

Tuy nhiên, một số nguyên thủ quốc gia nhỏ và yếu vẫn mơ đến nền hoà b́nh nhờ vào uy tín cá nhân có thể làm thay đổi chiến lược của các cường quốc.

     Về trật tự toàn cầu

Nền trật tự toàn cầu được thiết lập sau Đệ nhị Thế chiến (1945) đă ngăn chặn thế chiến cho tới hôm nay, và thúc đẩy kinh tế phát triển toàn cầu.

Nhưng, một số nhà lănh đạo của Hoa Kỳ và Châu Âu đă ngủ yên trên chiến thắng nên tạo điều kiện cho Trung Quốc trỗi dậy và Nga vùng lên thách đố vai tṛ siêu cường.

Từng bước, Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa phá vỡ các cam kết quốc tế mà họ đă kư kết để đe doạ nền an ninh rồi cưỡng đoạt chủ quyền, quyền-chủ-quyền của các nước nhược tiểu khi cần.

Với mô h́nh độc quyền toàn trị của Trung Quốc và Nga sẽ dễ dàng tiến hành một cuộc chiến tranh cấp vùng có thể làm lan rộng khắp thế giới như từng xảy ra hai trận thế chiến trong thế kỷ 20.

Chỉ có Hoa Kỳ mới đủ điều kiện ngăn chặn tham vọng phá vỡ trật tự toàn cầu của Tập Cận B́nh và Vladimir Putin trước khi họ thêm vây cánh.

       Trong mặt trận kinh tế

Trung Quốc giàu lên nhanh chóng không nhờ cạnh tranh công b́nh, tôn trọng luật pháp quốc tế mà do sự độc quyền lănh đạo làm cho kịp thời áp dụng các quyết định kinh tế kịp thời. Bất chấp luật pháp quốc tế miễn sao mang lợi ích tối đa cho Trung Quốc. Thương mại cùng thắng là một khẩu hiệu mơ hồ nên hầu hết các quốc gia làm ăn với Trung Quốc đều bị thâm hụt ngân sách, nợ công này càng chồng chất.

Tập Cận B́nh mơ lănh đạo nền kinh tế thế giới, nhưng, Trung Quốc vẫn tự xếp vào nhóm quốc gia đang phát triển để trục lợi thương mại. Hàng hoá từ các quốc gia phát triển vào Trung Quốc phải chịu thuế nặng, ngược lại, hàng hoá của Trung Quốc được hưởng thuế ưu đăi của Tây Phương. Các công ty Trung Quốc hoạt động tự do tại Hoa Kỳ trong khi phía Mỹ bị hạn chế ở Hoa Lục v́ phải liên doanh, chuyển giao kỹ thuật, thậm chí c̣n bị xâm phạm tài sản trí tuệ.

Bắc Kinh chèn ép các nhược tiểu bằng cách cho vay mà phải thế chấp tài sản nếu vô phương trả được nợ. Sri Lanca và Pakistan đă cắt đất, hoặc nhượng quyền khai thác công tŕnh cho các nhà thầu Trung Quốc. Nước nhận viện trợ của Bắc Kinh phải chỉ định thầu, do người Trung Quốc thi công cho tới khi hoàn tất công tŕnh nên thường bị đội vốn đến chóng mặt.

Hàng hoá xuất từ Trung Quốc bị các thị trường cao cấp trả về được tuồn vào các quốc gia kém phát triển, hoặc lạc hậu sẽ giết chết các nền kinh tế yếu thế hoặc chậm tiến.

Tổng thống Donald Trump đă công khai chính sách thương mại “có qua có lại mới toại ḷng nhau” để lợi nhuận tương đương trong giao thương, bất chấp cường quốc hoặc nhược tiểu.

Bắc Kinh hiện có khối trữ tệ hơn 3,000 tỉ USD đang thuê nhiều chuyên gia quốc tế với điều kiện ưu đăi, và các ràng buộc theo kiểu t́nh báo để phục vụ trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, quân sự, t́nh báo, ngoại giao, tuyên truyền.

Một số học giả quốc tế đă từng nức nở khen Liên Xô và Trung Cộng như ngọn đuốc soi đường cho nhân loại. Kết quả, Liên Xô bị sụp đổ không được tiên liệu và cả hai Nhà nước Xă hội chủ nghĩa khuôn mẫu đă phải áp dụng bài học tư bản để tồn tại, phát triển.

Nhưng, tử huyệt của Trung Quốc và Nga là chế độ độc tài như bài phân tích chi tiết “The Autocrat’s Achilles' Heel” đăng trên Tờ Foreign Affairs ngày 2 tháng 2 năm 2018.

         Về quân sự

Trung Quốc có tỉ lệ sản xuất chiến hạm, phi cơ nhiều nhất thế giới và đe doạ trên Biển Đông Trung Hoa, nhưng, vẫn chùn bước trước sức mạnh quân sự phối hợp Mỹ-Nhật-Hàn.

Bắc Kinh dễ dàng thao túng Biển Nam Trung Hoa v́ dễ đối phó với Khối ASEAN chia rẽ từ bản chất và chính sách Châu Á-Thái B́nh Dương đầy khe hở. Trung Quốc đă hoàn thành việc quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa nhanh chóng nhờ mua lănh đạo Đông Nam Á.

Tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái B́nh Dương (APEC) 2017 ở Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump đă công bố “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương” tự do và cởi mở nhằm thay thế cho Châu Á-Thái B́nh Dương thời Tổng thống Barack Obama.

Bốn cường quốc biển Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi làm xương sống cho chiến lược này trong cả lĩnh vực quân sự lẫn kinh tế để khu vực này không trở thành hỗn loạn, xung đột và cướp đoạt kinh tế.

Bắc Kinh đang đóng chiếc hàng không mẫu hạm thứ ba và điều động các phi cơ J-20 (tương đương F-22 của Mỹ), J-31 (so với F-35) cùng Su-35 đến thao dượt trên Biển Nam Trung Hoa.

Hôm 12 tháng Hai, tờ The Strait Times của Tân Gia Ba đăng bài “What China's military air crashes really signal” mô tả Trung Quốc hiện có 700 chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, nâng tổng số phi cơ của Giải phóng Quân Trung Quốc (PLA) lên 3,000 chiếc so với 14,000 của Mỹ. Tuy nhiên, các tai nạn phi cơ gia tăng v́ đa số do sao chép thiết kế mà thiếu khả năng chế tạo động cơ chính xác và am tường về vật liệu.

Hoạt động trên vùng biển quốc tế của các loại phi cơ đó bất-b́nh-thường v́ Bắc Kinh coi như hoạt động bảo vệ chủ quyền quốc gia, một điều chưa bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận theo quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA).

Ngược lại, hoạt động của Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi trên Biển Nam Trung Hoa hoàn toàn tuân theo UNCLOS.

Bốn quốc gia đó không chiếm đảo, cướp biển của các quốc gia Đông Nam Á mà chính Trung Quốc đă làm. 

Tân Gia Ba cũng báo động Đông Nam Á về sự hiện diện của các loại phi cơ tối tân từ Trung Quốc mà ASEAN vẫn say giấc nồng.

Phi Luật Tân và Việt Nam lặng thinh v́ sợ chọc giận Bắc Kinh.

Phát ngôn viên Harry Rogue của Tổng thống Rodrigo Duterte khuyên dân chúng không nên gọi Trung Quốc là kẻ trộm, tên cướp … v́ trước sau ǵ Trung Quốc cũng giao lại các đảo nhân tạo cho Phi Luật Tân!

Bắc Kinh đă hứa với giới lănh đạo Cộng sản Việt Nam sẽ trao Hoàng Sa lại cho Việt Nam mà nay vẫn nằm trong tay Trung Quốc, bất khả tranh căi.

Ai sớm tỉnh giấc, biết vận dụng trí tuệ sẽ chịu ít thiệt hại trong khi trâu ḅ húc nhau.

                                        Đại-Dương

 

Trở lại