DÂY CUNG SẼ ĐỨT NẾU TẬP CẬN B̀NH KÉO QUÁ CĂNG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Banking fears add to China’s economic headache (Asia Times)

China Money In The U.S. Has Nearly Evaporated. Tourist Numbers Collapse (Forbes)

South China Sea Dispute And The Nine-Dash Line: Five Things To Know (IBT)

US - China Relations: US Will Retaliate If China Further Devalues Yuan (IBT)

New phase as protesters and police clash across Hong Kong in guerilla-style battles (SCMP)

US aircraft carrier drops anchor in Manila to send China message (Nikkei)

Trump is making Xi Jinping's superpower 2050 plan tougher by the day (Strait Times)

Hong Kong protesters deploy hit-and-run tactic (Asia Times)

F-35Bs Aboard USS Wasp Complete First Shipboard Hot Reload Exercise in Indo-Pacific Region (Diplomat)

 

DÂY CUNG SẼ ĐỨT NẾU TẬP CẬN B̀NH KÉO QUÁ CĂNG

Đại-Dương

Sau khi tóm thâu 3 chức vụ quan trọng nhất của Trung Quốc, Tập Cận B́nh trở thành Hoàng đế Trung Hoa sẵn sàng đảm nhiệm vai tṛ lănh đạo toàn diện thế giới: chính trị xă hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, quân sự siêu cường, văn hoá Khổng Tử, kinh tế tập trung, kỹ thuật hàng đầu, ngoại giao một chiều.

Hành động quyết đoán của Tập Cận B́nh trên trường quốc tế kéo dài do giới lănh đạo Tây Phương áp dụng chiến lược “phát triển kinh tế dẫn tới thay đổi chính trị tại Trung Quốc” mà không kịp thời áp dụng biện pháp cần thiết để ngăn chặn tham vọng vô bờ của Tập Cận B́nh.

Do thèm chiếc bánh hơn 3 tỉ người tiêu thụ nên giới lănh đạo Tây Phương, đặc biệt các Tập đoàn kinh tế cứ lao vào thị trường Hoa Lục như những con thiêu thân. “Nắm đấm nhân đạo” của Tây Phương cứ như đập vào bị bông Trung Quốc.

Kể từ đầu năm 2017, Tổng thống Donald Trump mở mặt trận chống Trung Quốc toàn diện khiến cho “Giấc Mộng Trung Hoa” của Chủ tịch Tập Cận B́nh trở thành “Giấc Mộng Kê Vàng”.

Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Trump hô hào thế giới chống lại chủ nghĩa xă hội và chủ nghĩa cộng sản ngày càng được sự đồng t́nh ủng hộ của nhiều dân tộc. Mô h́nh Chủ nghĩa Xă hội đặc sắc Trung Quốc do Tập Cận B́nh quảng bá chỉ có vài nước Châu Phi lạc hậu áp dụng.

Trong chuyến thăm Mễ Tây Cơ năm 2013, Tập Cận B́nh tuyên bố: “Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng, không xuất khẩu đói nghèo, không đến để gây ra những cơn nhức đầu”. Năm 2014, Tập Cận B́nh tuyên bố “trong máu người Trung Quốc không có gen xâm lược” bất chấp các quốc gia láng giềng của Trung Quốc đều là nạn nhân xâm lược của Chủ nghĩa Đại Hán. Năm 2015, Tập Cận B́nh tuyên bố “những ḥn đảo trên Biển Nam Trung Hoa thuộc lănh thổ Trung Quốc kể từ thời xa xưa” không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh đă phê chuẩn. Năm 2016, Tập Cận B́nh khuyên các nước muốn phát triển nhanh phải học tập mô h́nh chính trị Trung Quốc. Có khoảng 20 quốc gia đă rơi vào bẫy nợ của Bắc Kinh. Hải cảnh, Dân quân Biển của Trung Quốc là hung thần của ngư phủ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ, mà thuộc loại “kinh tế tầm gửi” v́ nó dựa vào: (1) Đầu tư ngoại quốc mỗi năm lên tới 100 tỉ USD. (2) Cưỡng bách chuyển giao kỹ thuật tân tiến nhất để Công ty của Hoa Lục hoàn thành sản phẩm rồi mới được cứu xét cho tham gia thị trường Hoa Lục. V́ thế, số bằng sáng chế của Trung Quốc tại Hoa Kỳ nhiều nhất. Tuy nhiên, lợi tức b́nh quân đầu người Trung Quốc vào năm 2018 chỉ được 10,000 USD so với 56,000 USD của Hoa Kỳ hoặc Tân Gia Ba. (3) Gián điệp truyền thống cũng như trên mạng của Bắc Kinh đă ăn cắp kỹ thuật tiên tiến của Hoa Kỳ để phục vụ kinh tế, quân sự của Trung Quốc. (4) Siêu máy tính lớn nhất thế giới của Trung Quốc cũng như sản phẩm điện tử tối tân hoạt động được đều nhờ vào các cơ phận quan trọng của Mỹ. (5) Trung Quốc chiếm 90% hàng giả, hàng nhái toàn cầu.

Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh nhờ vào vi phạm luật thương mại sau khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) năm 2001 bằng kiểu thương mại ăn cướp suốt 40 năm qua.

Bắc Kinh tố cáo Hoa Thịnh Đốn phá vỡ hệ thống toàn-cầu-hoá khi tiến hành chiến dịch trừng phạt kinh tế Trung Quốc. Thực tế, Bắc Kinh sử dụng luật kinh tế quốc gia lấn lướt luật quốc tế. Muốn bảo vệ và duy tŕ luật trật tự toàn-cầu-hoá cần bắt buộc mọi thành viên WTO phải tuân thủ cam kết khi gia nhập. Nếu không, toàn-cầu-hoá sẽ thành “chợ chồm hổm” tại các xứ chậm tiến.

Biện pháp trừng phạt kinh tế của Chính quyền Trump bắt đầu từ năm 2017 đă khiến cho nền kinh tế tầm gửi của Trung Quốc mau chóng rơi vài cảnh lao đao toàn diện.

Suốt 7 năm, số triệu phú ở Châu Á-Thái B́nh Dương tăng đều lên tổng số tài sản 21,000 tỉ USD, tuy nhiên, từ năm 2017 đă giảm 1,000 tỉ USD mà Trung Quốc chiếm phân nửa. Như thế, Hoa Kỳ đă giáng một đ̣n vào gia tài của giới lănh đạo Trung Quốc.

Nợ công của chính quyền địa phương ở Hoa Lục lên tới 5.8 ngàn tỉ USD đă trở thành tảng băng với rủi ro tín dụng khủng khiếp. Địa phương dấu nợ, nhiều thập kỷ qua Bắc kinh đă đầu tư ra nước ngoài một số vốn khổng lồ mà không thông báo cho Quỹ Tiền Tệ Quốc tế hoặc Ngân hàng Thế giới.

Trong bài “Banking fears add to China’s economic headache”, báo The Asia Times kết luận: “Thương chiến, kinh tế tŕ trệ, tai ương nợ nần đe doạ sinh nhật thứ 70 của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10-2019”.

Trung Quốc biện minh cho sự phát triển lực lượng quân sự và bán-quân-sự nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia. Thực tế, Hải quân, Hải cảnh, Dân quân Biển của Trung Quốc đă và đang bành trướng đến mức báo động nhằm phục vụ cho mưu đồ bành trướng chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền-tài-phán trên hai Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa trước khi đủ sức vươn tới Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương.

Ba lực lượng đó ngoài nhiệm vụ quân sự c̣n yểm trợ mọi hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên độc quyền hoặc hợp tác với các quốc gia duyên hải, đặc biệt trên Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh quyết gạt các quốc gia bên ngoài can dự vào vấn đề trên Biển Nam Trung Hoa. Nhưng, Hoa Kỳ xác nhận thuộc về khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương. Hơn nữa, các cường quốc biển cũng như bất cứ nước nào đều được quyền hành động trong vùng Biển Quốc Tế.

Tuy phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), nhưng, tự ư bẻ cong quy định để trục lợi nên coi thường Phán quyết ngày 12/07/2018 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) và tiếp tục hành động theo kiểu hải tặc của thế kỷ thứ 19.

Nhằm duy tŕ hiệu lực của UNCLOS, đồng thời bảo vệ đồng minh, đối tác trong khu vực này mà Hoa Kỳ tăng cường sức mạnh quân sự vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương với các phương tiện chiến tranh hiện đại nhất. Các cường quốc biển Châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Gia Nă Đại, Đại Hàn cũng đưa các phương tiện chiến tranh vào khu vực này.

So sánh tương quan lực lượng quân sự tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương và Trung Quốc ngày càng nghiêng về phía Hoa Kỳ và đồng minh. Hoa Kỳ triệt hạ mạng lưới gián điệp kỹ thuật quân sự của Trung Quốc đồng nghĩa với t́nh trạng chênh lệch trên không trên biển quá lớn giữa hai phe.

Tập Cận B́nh quay sang cầu cạnh Tổng thống Nga, Vladimir Putin, nhưng, chắc chắn Điện Cẩm Linh sẽ không muốn bị rơi vào thế đối đầu hai mặt trận cả Đông lẫn Tây.

V́ sao Tập Cận B́nh từ chối kư vào cam kết giải quyết thương chiến đă thoả thuận với Donald Trump?

Thứ nhất, Tập Cận B́nh muốn chứng tỏ thái độ cứng rắn với Hoa Kỳ trước khi họp kín với các cựu lănh đạo tại Bắc Đại Hải. Thực tế, Tập Cận B́nh ở vào thế bị động trước các đ̣n tấn công bất ngờ của Donald Trump.

Thứ hai, thương chiến đă bước sang lĩnh vực tiền tệ càng chứng minh lời Mỹ tố cáo Bắc Kinh thao túng tiền tệ, phá hoại luật pháp quốc tế. Liệu Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào có đồng ư cho Tập Cận B́nh tiếp tục làm hại tới tài sản kếch sù của họ không? Có thể, họ sẽ bàn phương hướng thoát khỏi vụ trừng phạt kinh tế với thiệt hại ít nhất.

Thứ ba, tăng trưởng GDP giảm, nợ công ph́nh to, thất nghiệp gia tăng ở Hoa Lục gây phẫn nộ trong dân chúng tạo điều kiện bất ổn xă hội khó lường. Vụ biểu t́nh của 7.4 triệu dân Hong Kong suốt hai tháng và đang tiếp diễn làm cho Tập Cận B́nh lúng túng.

Thứ tư, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào sẽ cố thuyết phục Tập Cận B́nh xuống thang thương chiến với Donald Trump. Tập Cận B́nh t́m cách ủng hộ, yểm trợ cho ứng viên phe Dân Chủ vào Toà Bạch Ốc.

Dù sao, Tập Cận B́nh không c̣n cơ hội thao túng sinh hoạt quốc tế như trước năm 2017.

Đại-Dương  

Trở lại