SỐ PHẬN CỦA TẬP CẬN B̀NH VÀ NHỮNG KẺ ĐU CÀNG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China's New Revolution (Foreign Affairs)

Xi stresses two-way nature of Belt and Road deal (Asia Times)

China’s Weaponization of Market Access Might Backfire (Diplomat)

China’s Next Phase of Militarization in the South China Sea (Defenseonline)

Beleaguered Chinese Tech Firm Huawei Seeks Content for Expansion Into Southeast Asia (Variety)

Beijing's credibility deficit (Nikkei)

Italy’s Accord With China Sparks New Clash Among Leaders in Rome (Bloomberg)

 

SỐ PHẬN CỦA TẬP CẬN B̀NH VÀ NHỮNG KẺ ĐU CÀNG

Đại-Dương

Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận B́nh xác nhận với dân chúng Hoa Lục tham vọng thống trị thế giới, đồng thời cũng công khai tuyên bố trên các diễn đàn quốc tế; và thiết lập mối bang giao “chủ – tớ” với một số quốc gia trên thế giới.

Từ ngàn xưa, bản chất bành trướng, bá quyền của Hán Tộc đă tiêu diệt hoặc đồng hoá không ít các dân tộc láng giềng và chưa bao giờ phai nhạt.

Đến lúc Đảng Cộng sản Trung Hoa thống nhất đất nước năm 1949, Chủ tịch Mao Trạch Đông thực hiện cuộc cách mạng lần thứ nhất để xây dựng “Nhà nước Đảng” nhằm tập trung quyền lực mà thực hiện tham vọng bành trướng, bá quyền bằng các cuộc “chiến tranh nhân dân” tại Châu Á.

Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh tiến hành cuộc cách mạng lần thứ hai bằng cách “che dấu nanh vuốt cộng sản để phát triển” đă đưa Trung Quốc từ nghèo đói, lạc hậu đến sung túc, hùng mạnh.

Cuộc cách mạng lần thứ ba do Chủ tịch Tập Cận B́nh thực hiện nhằm “thống trị thế giới” thông qua các biện pháp Văn hoá (ở Mỹ có 107 Viện Khổng Tử và 500 lớp học về Khổng Tử so với 30 Trung tâm Trao đổi Văn hoá Mỹ ở Hoa Lục, tài trợ cho giới học giả quốc tế để tự-kiểm-duyệt mà nói tốt cho Bắc Kinh); Quân sự (áp dụng chiến thuật cắt lát salami, viết luật quốc tế bằng hành động chống Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển, PCA. Bắc Kinh áp dụng luật quốc gia để tuyên bố và thực thi chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) với Đường 9 Đoạn, xây 7 đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa), quân-sự-hoá SCS); Ngoại giao (mua chuộc các cựu Nguyên thủ Tây Phương, báo chí và giăng bẫy nợ); Chính trị (Bắc Kinh đẩy mạnh việc xuất cảng giá trị chính trị Trung Quốc khắp toàn cầu. Đảng Cộng sản Trung Hoa đang huấn luyện cho các viên chức của Ethiopia và Sudan về cách quản trị công luận và truyền thông, cố vấn loại đạo luật cần thông qua để theo dơi và giám sát công dân. Có lẽ nỗ lực đáng chú ư nhất là chiến dịch của Trung Quốc nhằm thúc đẩy viễn kiến về một Internet khép kín).

Tại Thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái B́nh Dương (APEC) năm 2017, Tập Cận B́nh tuyên bố “Mở cửa sẽ mang lại tiến bộ, và những ai đóng kín sẽ không tránh khỏi bị tụt hậu”. Nhưng, Trung Quốc từ lănh đạo tập thể đă biến thành độc tôn; dựng lên bức tường kiểm soát các ḍng tư tưởng, văn hoá, ngay cả vốn liếng) giữa Trung Quốc và phần thế giới c̣n lại. Tháng 3-2018, chỉ có khoảng 330 Tổ chức phi-chính-phủ (NGO) ghi danh với Bộ An ninh Công cộng, tức 4% số từng hoạt động ở Hoa Lục.

Bắc Kinh bắt đầu đóng các trang mạng tư nhân do người ngoại quốc cai quản cho phép người sử dụng vượt bức tường lửa của Trung Quốc.

Vào năm 2020, Bắc Kinh thiết lập hệ thống “tín dụng xă hội” nhằm tích hợp thông tin cá nhân để trừng phạt hoặc tưởng thưởng công dân dựa theo sự đáng tin cậy của họ. Nhà nước có thể làm chậm nối kết mạng trong khi ưu đăi cho những ai tuân thủ luật lệ của Đảng Cộng sản.

Kế hoạch “Make in China 2025” bắt buộc 10 hăng công nghệ chính phải chiếm 80% thị trường nội địa vào năm 2025 nên được Nhà nước tài trợ dồi dào trong khi đặt ra nhiều loại rào cản tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Bắc Kinh buộc các nhà sản xuất ô tô điện chỉ được sử dụng pin do các nhà máy của Trung Quốc sản suất nên hai đối thủ Nhật Bản và Đại Hàn đă bị loại bỏ.

Tập Cận B́nh hạn chế việc mở cửa kinh tế và chính trị nội địa mà trên các diễn đàn quốc tế lại t́m vị trí tư lệnh toàn cầu cứ như người từ hành tinh khác mới tới địa cầu!

Năm 2017, Tập Cận B́nh khuyến nghị các nước khác hăy rút kinh nghiệm từ sự khôn ngoan về cách tiếp cận của Trung Quốc để giải quyết những vấn đề mà nhân loại phải đối diện. Mao Trạch Đông cũng từng khuyến cáo các nước khác bắt chước mô h́nh Trung Cộng.

Sáng kiến Con đường và Vành đai (BRI) phát động từ năm 2013 nhằm nối liền Châu Á, Châu Phi, Châu Âu trên bộ và dưới biển đă có 900 dự án mà 80% do các nhà thầu Trung Quốc thực hiện. Các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc hiện điều hành ít nhất 76 hải cảng và bến tàu trong số 34 quốc gia mà tại Hy Lạp, Pakistan, Sri Lanka đă đón tiếp các chiến hạm của Trung Quốc. Bắc Kinh tuyên bố sẽ thiết lập Toà án Trọng tài Đặc biệt cho các dự án BRI theo hệ thống luật pháp Trung Quốc.

Sự bành trướng của Trung Quốc đă vượt quá giới hạn, gây nguy cơ cho các dân tộc khắp các Châu Âu, Á, Mỹ, Phi và Châu Đại Dương buộc cộng đồng quốc tế phải phản ứng ngày càng quyết liệt.

Tổng thống Donald Trump đang phát động chiến dịch chặn đứng và đẩy lùi mọi hoạt động bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.

Trên phương diện quân sự: Tăng cường sức mạnh quân sự tại Châu Á-Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương để sẵn sàng đối đầu với Quân đội Nhân dân Trung Quốc tại Châu Á và khắp nơi. Từ năm 2004, Không Lực Hoa Kỳ ở Thái B́nh Dương (PACAF) đă bố trí các Pháo đài bay B-52H và B-1B và B2 Spirit tại Căn cứ Không Quân Andersen trên Đảo Guam được luân chuyển theo chu kỳ 17 tháng. B-52H và B-2 có khả năng mang và phóng vũ khí nguyên tử. Hồi tháng 9 và 11-2018, Oanh tạc cơ Chiến lược B-52H được trang bị nhiều hoả tiễn hành tŕnh mang đầu đạn nguyên tử cùng với 31 tấn vũ khí quy ước đă bay xuyên suốt Biển Đông Trung Hoa với tốc độ cận-âm-cao. Hâm nóng lại Bộ Tứ Kim cương (QUAD) gồm Mỹ, Nhật, Úc Ấn. Trợ giúp cho các quốc gia đồng minh và đối tác ở Châu Á tăng cường khả năng pḥng thủ và phối hợp tác chiến. Nhật Bản đă biến hai Khu trục hạm Trực thăng thành Hàng không mẫu hạm được trang bị Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35 A cất cánh thẳng đứng.

USS Blue Ridge (LCC-19) thuộc Đệ thất Hạm đội đă thiết lập Trung tâm Điều phối gồm 50 nhân viên của Úc Đại Lợi, Gia Nă Đại, Tân Tây Lan, Đại Hàn, Pháp Quốc, Nhật Bản, Anh Quốc nhằm phối hợp mọi hoạt động làm cho lệnh cấm vận Bắc Triều Tiên của Liên Hiệp có hiệu lực thực sự. Mô h́nh này đang h́nh thành tại SCS khi USS Blue Ridge neo đậu ngoài khơi Manila để cùng các viên chức Hải Quân và An Ninh của Phi Luật Tân thảo luận về cách áp dụng Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi năm 1951.

Bắc Kinh đang phối hợp ba lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân Quân Biển để thực thi luật pháp trên Biển Nam Trung Hoa. Chưa thấy hé lộ biện pháp đối phó từ Hoa Thịnh Đốn, nhưng, h́nh như Không Quân Hoa Kỳ đang thử nghiệm kiểu drone XQ-58A Valkyrie giống như Tiêm kích cơ F-35 thu nhỏ có khả năng phá vỡ chiến thuật phối hợp Hải Quân-Hải Cảnh-Dân Quân Biển.

Anh, Pháp, Úc, Nhật, Ấn đă thực hiện các cuộc tuần tra hàng hải song phương hoặc đa phương trên Biển Nam Trung Hoa.

Về kinh tế: Hoa Kỳ đang vận dụng sức mạnh kinh tế để chống lại kiểu “thương mại ăn cướp”, bành trướng và bá quyền nhằm giúp nhiều quốc gia trên thế giới thoát khỏi chiếc bóng ma thương mại và đầu tư chèn ép từ Bắc Kinh. Đă có 6 quốc gia rơi vào “chiếc bẫy nợ” của Bắc Kinh và 20 nước khác đang đứng trên bờ vực. Công cụ thuế quan của Hoa Kỳ khiến Trung Quốc mất đà trong lĩnh vực kinh tế. Lợi thế kinh tế và kỹ thuật Hoa Kỳ đang đẩy Trung Quốc vào t́nh trạng suy thoái. Giáo sư Hướng Tùng Tộ thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh cho biết tăng trưởng kinh tế của nước này chỉ được 1.67% GDP vào năm 2018 chứ không phải 6.9% như Nhà nước công bố. Bản nghiên cứu do ba học giả người Tàu soạn được Viện Brookings trích dẫn trong giai đoạn 2008-2016 tăng trưởng cũng chỉ 1.7%. Đàm phán thương mại Mỹ - Trung chưa có dấu hiệu cụ thể để kư kết. Trong khi đó, các số liệu kinh tế của Hoa Kỳ tiếp tục ổn định và phát triển khi các tập đoàn đa quốc của Mỹ và nước khác đang chuyển vốn vào Hoa Kỳ. Ngày 28/02/2019, Uỷ ban Giải quyết Tranh chấp WTO đồng ư với khiếu nại năm 2016 của Hoa Kỳ về việc Trung Quốc trợ giá nông sản gần 100 tỉ USD vượt quá quy định. Các nước đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ ngày càng tăng cường biện pháp chống Trung Quốc

Về chính trị: Tổng thống Donald Trump đang vận động cộng đồng quốc tế loại trừ chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xă hội (tiền thân chủ nghĩa cộng sản) được sự ủng hộ hữu phái khắp thế giới. Đặc biệt, tại Hoa Kỳ, Ông Trump quyết chặt đứt rể và cành do Trung Quốc cài cắm vào xă hội qua hệ thống thiên tả gồm Henry Kissinger, vợ chồng Bill Clinton, Barack Obama. Hôm 21/03/2019, Judicial Watch đă công bố 756 điện thư mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đă liên lạc “ngoài luồng” để yêu cầu Bộ trưởng Tư pháp, William Barr cấp tốc điều tra vụ bê bối email. Dân chúng Venezuela đang cố thoát khỏi chế độ xă hội chủ nghĩa đói nghèo, bất công. Ba Tây đang trên đường loại trừ ảnh hưởng tả phái. Phi Luật Tân, Mă Lai Á cũng xét lại mối quan hệ thân thiện với Trung Quốc. Tân thủ tướng Pakistan, Imran Khan lên cầm quyền từ tháng 8-2018 đă đ̣i Trung Quốc thay đổi mục tiêu đầu tư vào sinh hoạt và môi trường thay v́ xây dựng các công tŕnh đồ sộ, đồng thời yêu cầu Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cho vay.

Trong lĩnh vực ngoại giao: Hoa Kỳ ngày càng có thêm đồng minh, đối tác trên mặt trận chống lại Trung Quốc. Sau cú sốc do bị tăng thuế thép, nhôm khiến một số quốc gia đồng minh và đối tác bị thiệt hại nên có thái độ chống biện pháp thuế quan do Mỹ áp đặt, đặc biệt đối với Liên hiệp Châu Âu (EU). Nhưng, gió đă đổi chiều khi nhiều nước trên thế giới bị thấm đ̣n từ Bắc Kinh mà chẳng đủ sức chống nên đành phải dựa vào Hoa Kỳ.

Hai cựu thủ tướng của Pháp, hai cựu thủ tướng của Anh, một cựu phó thủ tướng của Đức, một cựu chủ tịch Uỷ ban Châu Âu đă được Tập Cận B́nh thuê cai quản các Quỹ Từ thiện đă góp phần không nhỏ đánh bóng cho chính sách của Bắc Kinh.

Hôm 12/03/2019, Uỷ ban Châu Âu đề ra 10 hành động nhằm đối phó với “địch thủ cạnh tranh chiến lược” Trung Quốc như một khúc quanh trong chính sách đối với Bắc Kinh. Qua rồi thời gian Châu Âu chung lưng với Trung Quốc để cứu văn hệ thống đa phương. Kỳ vọng Hoa Kỳ hợp tác với Châu Âu chống Trung Quốc cũng trôi tuột. Châu Âu rơi vào đơn độc và bị Trung Quốc chia rẽ.

Liên hiệp Châu Âu không mạnh toàn diện như đă tưởng so với Hoa Kỳ và Trung Quốc nên cần bài học Nhật Bản và Đại Hàn để đương đầu với hai địch thủ có bàn tay sắt bọc nhung: Nga và Trung Quốc.

Đại-Dương 

Trở lại