TẬp CẬn B́nh theo gương Thành
cát tư hăn Nhân
loẠi sẼ ra sao? Đại-Dương |
Tài
liệu tham khảo: Sức
mạnh quân sự Trung Quốc 'vươn ra toàn
cầu' (Jonathan Marcus) How
China's Military Really Sees America (National Interest) How
Trump Could Stumble from a Trade War Into a Real War with China (National
Interest) National
Interest The Chinese navy challenged Australian warships in the South China
Sea as it conducted its largest-ever naval parade (Diplomat) Autocracy
With Chinese Characteristics Beijing's Behind-the-Scenes Reforms (Foreign
Affairs) Mar-a-Lago
Diplomacy: Round 2 for Trump and Abe (Politico)
TẬp CẬn B́nh theo gương
Thành cát tư hăn
Nhân
loẠi sẼ ra sao?
Đại-Dương Chính
sách bành trướng, bá quyền của dân tộc
Trung Hoa không hề thay đổi mà tuỳ theo t́nh h́nh
khách quan để quyết định chiến lược
thích hợp. Thành
Cát Tư Hăn áp dụng chiến lược “xâm lăng
để mở đường cho phát triển kinh
tế” nên vó câu của quân Mông Cổ đến
đâu là cỏ không mọc được và thống
trị từ Âu, lập ra Đế quốc Mông Cổ
(1206-1296). Ước tính Đội quân của Thành Cát
Tư Hăn đă sát hại khoảng 40 triệu người,
đặc biệt vô cùng man rợ tại Trung Á, Đông
Âu, Trung Đông đến độ dư luận
quốc tế đặt tên là “hoạ da vàng”. Ngược
lại, Tập Cận B́nh “bành trướng kinh
tế rồi mới xâm lăng”. Trung Quốc thiết
lập một thị trường thế giới
rộng lớn, gồm có đầu tư phát triển
hạ tầng làm cơ sở tiêu thụ hàng hoá do “Công
xưởng Thế giới” sản xuất từ
loại cao cấp cho chí thứ độc hại,
giả mạo hoặc nhái. Đồng thời,
chuyển giao kỹ thuật lạc hậu và ô
nhiễm cho các nước đang-phát-triển và
chậm tiến. V́ thế, các quốc gia nhận
viện trợ của Bắc Kinh ngày càng suy yếu,
nợ ngập đầu, mất khả năng tự
chủ và pḥng thủ sẽ trở thành miếng
mồi ngon cho chủ nghĩa bành trướng bá
quyền Trung Quốc. Hiện
tại, chẳng có quốc gia nào đủ khả năng
đương đầu với Trung Quốc trên
mọi mặt trận từ quân sự, chính trị,
kinh tế đến văn hoá, ngoại trừ Hoa
Kỳ. V́
thế, Tổng thống Donald Trump quyết định
đương đầu với Chủ tịch Tập
Cận B́nh trên nhiều mặt trận cùng một lúc,
đặc biệt chú trọng tới kinh tế và quân
sự. Tờ
Newsweek ngày 20-04-2018 với chủ đề “Only War
could stop China from controlling South China Sea, US military Commander
say” đă trích văn bản của ứng viên
chức Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ
tại Thái B́nh Dương, Đô đốc Philip S.
Davidson đệ tŕnh lên Ủy ban Quân vụ Thượng
viện trước phiên điều trần ngày 24 tháng
Tư. Newsweek
viết “Hiện thời, Trung Quốc có khả năng
kiểm soát Biển Nam Trung Hoa (SCS) trong mọi t́nh
huống, chỉ thiếu chiến tranh với Hoa Kỳ
… một khi chiếm đóng, Bắc Kinh có thể
đẩy lực lượng tiến sâu vào đại
dương để thách đố sự hiện
diện của Mỹ trong khu vực”. Khi
dự khán cuộc duyệt binh đồ sộ trên SCS
hồi đầu tháng tư, Tập Cận B́nh
nhấn mạnh đă sẵn sàng thống nhất hai chính
phủ Bắc Kinh và Đài Bắc bằng vũ
lực, nếu cần. Chính
phủ Canberra cho biết ba khu trục hạm của Úc
Đại Lợi trên đường thăm xă giao
Việt Nam sau khi rời Phi Luật Tân và Mă Lai Á đă
bị các chiến hạm Trung Quốc bám đuôi, giám
sát. Một
số học giả, chính trị gia, kư giả quốc
tế tin rằng Trung Quốc đang trỗi dậy mà
không có cách nào ngăn chặn được nên
chuyện thay thế vai tṛ siêu cường Mỹ
sẽ chóng vánh dù trên phương diện kinh tế,
quân sự, kể cả chính trị! Niềm
tin của họ dựa vào so sánh kinh tế GDP PPP
(sức mua) của Trung Quốc năm 2018 là 25,100 tỉ
USD so với 22,200 tỉ của Hoa Kỳ. Tính theo GDP
nominal (danh nghĩa) th́ Trung Quốc được 13,100
tỉ USD so với 20,200 tỉ của Hoa Kỳ. Lưu
ư, GDP của Hoa Kỳ dù nominal hoặc PPP không khác nhau.
GDP nominal per capita năm 2017 của Hoa Kỳ là 59,500 USD
so với 8,600 của Trung Quốc. Để
đối phó với chiến lược bành trướng
bá quyền của Tập Cận B́nh th́ Tổng
thống Donald Trump quyết định mở hai mặt
trận kinh tế và chính trị song hành nên giới
học giả quốc tế công bố các nghiên
cứu liên quan đến khả năng kinh tế và quân
sự của Trung Quốc. Trong
bài Autocracy With Chinese Characteristics Beijing's Behind-the-Scenes
Reforms đăng trên Tạp chí Foreign Affairs số tháng
Năm và tháng Sáu 2018, Giáo sư Chính trị học Uyen
Uyen Ang thuộc Đại học Michigan phân tích về
ảnh hưởng của chế độ chính
trị đă tác động lên nền kinh tế Trung
Quốc qua ba thời kỳ Mao Trạch Đông, Đặng
Tiểu B́nh, Tập Cận B́nh. Ang
thừa nhận “Tây Phương đă sai lầm khi
tin vào phát triển kinh tế sẽ kéo theo thay đổi
chính trị về hướng dân chủ. Trung Quốc
đă phát triển kinh tế cùng lúc tăng cường
hệ thống độc tài toàn trị!”. Tại
Đại hội Đảng Cộng sản Trung
Quốc lần thứ 19 bế mạc ngày 24-10-207,
Chủ tịch Tập Cận B́nh tuyên bố:
“Tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc nhờ
Chủ nghĩa Xă hội mang màu sắc Trung Quốc là
một chọn lựa mới cho các nước”. Sau
khi nghiên cứu kết quả từ ba thời kỳ
quan trọng Mao, Đặng, Tập th́ Ang kết
luận: “Trung Quốc quan-liêu-hoá hệ thống Đảng
và Nhà nước để thống nhất quyền
lực. Hiện nay, Bộ máy Đảng và Nhà nước
(không kể giới quân sự và doanh nghiệp nhà nước)
đă hơn 50 triệu người. Tốp ưu
thế chính trị chiếm 1% (500,000 cán bộ) giữ
vai tṛ quản trị guồng máy quan liêu … Kinh tế
thời Mao là lệnh từ trên xuống, chặn sáng
kiến từ dưới lên nên thất bại. Đặng
dân-chủ-hoá các cải cách để bảo đảm
hệ thống quan liêu có trách nhiệm, thúc đẩy
cạnh tranh, và hạn chế quyền lực cá nhân
của nhà lănh đạo (cởi mở kinh tế,
siết chặt chính trị). V́ thế, giới lănh
đạo hiện thời ở Bắc Kinh cũng nên lưu
ư tới bài học này”. Guồng
máy quan liêu ngày càng đồ sộ làm cho nợ công
của Trung Quốc năm 2018 lên tới 257% GDP và
dự kiến 327% vào năm 2022, nhưng, các chuyên gia
ở Trung Quốc lại nói chỉ có ĐCS may ra
biết là bao nhiêu. Quả bóng địa ốc ngày càng
ph́nh to khiến cho nguy cơ vỡ nợ càng gần. Bắc
Kinh áp dụng chính sách “kinh tế ăn cướp”
bằng cách chèn ép thương mại, cưỡng
đoạt tài nguyên thiên nhiên, ăn cắp tài sản
trí tuệ của nước khác mà làm giàu, trái
với tinh thần toàn-cầu-hoá do Tổ chức
Mậu dịch Thế giới (WTO) quy định. Bắc
Kinh giăng chiếc “bẫy nợ” khi đầu tư
vào các dự án cơ sở hạ tầng ở
nhiều nước đă bắt đầu gặp
phản ứng dữ dội tại Pakistan, Sri Lanka v́ chính
phủ đă đem chủ quyền thế chấp; nhà
thầu Trung Quốc được phép tái thiết thành
phố Marawi của Phi Luật Tân bị dân chúng địa
phương chống đối quyết liệt v́
họ muốn do các nhà thầu bản xứ thực
hiện cho phù hợp với văn hoá dân tộc. Có
lẽ Tổng thống Rodrigo Duterte sẽ tuân lệnh
Bắc Kinh bất chấp ư kiến của dân chúng! Kể
từ khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump
đă tiến hành chính sách đối đầu kinh
tế với Chủ tịch Tập Cận B́nh bằng
cách tố cáo những vi phạm luật pháp thương
mại quốc tế và hành động ăn cắp tài
sản trí tuệ. Mỹ
“trừng phạt kinh tế” các vi phạm của
Trung Quốc trị giá 60 tỉ USD/năm, nhưng,
Tổng Trump tuyên bố không muốn “chiến tranh kinh
tế” với Tập. Trái lại, Bắc Kinh trả
đũa kinh tế 60 tỉ USD mà không chứng minh các
công ty Mỹ vi phạm luật pháp quốc tế nên
mang ư nghĩa “chiến tranh kinh tế”. Lập
tức, Trump ra lệnh cho Đại diện Thương
mại Robert Lighthizer cứu xét việc trừng phạt
Trung Quốc thêm 100 tỉ USD nữa. Bắc Kinh doạ
sẽ trả đũa tương xứng, nhưng, chưa
cụ-thể-hoá. Liên
Âu và các đồng minh Châu Á tuy ít bằng ḷng
với chiến lược “Nước Mỹ Trên
Hết”, nhưng, vẫn tố cáo chính sách thương
mại không-công-bằng của Trung Quốc khi các công
ty của họ bị chèn ép quyết liệt tại
Hoa Lục. Liên Âu cũng phàn nàn Bắc Kinh về Sáng
kiến Con đường và Vành đai (BRI) trị giá
900 tỉ USD đă làm chia rẽ tổ chức này. Sau
lần gặp mặt hai ngày, kể từ 17-04-2018,
giữa Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống
Donald Trump tại Florida th́ giới chuyên gia của Hoa
Kỳ, Nhật Bản, Liên Âu chuẩn bị họp tam
phương vào tuần tới ở Geneve để
giải quyết các vấn đề “giao dịch không-công-bằng
liên quan đến t́nh trạng sản xuất dự
thừa, trợ cấp bóp méo thị trường, doanh
nghiệp nhà nước nhắm vào Trung Quốc”
nhằm chuẩn bị cho cuộc họp cấp bộ
trưởng thương mại vào tháng năm tại
Ba Lê. Na
Uy tuy hoàn toàn thu lợi nhờ thị trường 1.3
tỉ dân của Trung Quốc, nhưng, cũng đang t́m
cách bảo vệ tinh thần toàn-cầu-hoá và luật
pháp được quy định trong WTO.
Tổng
thống Trump cũng ra lệnh cho Đại diện Thương
mại và Giám đốc Hội đồng Kinh tế
Quốc gia rà soát lại vấn đề tái gia
nhập Hiệp ước Hợp tác Kinh tế Xuyên Thái
B́nh Dương (TPP) như mong đợi của
nhiều nước quanh Vành đai Thái B́nh Dương.
TPP
gồm 12 quốc gia kư kết năm 2015 chiếm 38.2%
GDP toàn cầu và 1/3 lượng thương mại
thế giới. Hiệp ước Đối tác Toàn
diện và Tiến bộ Xuyên Thái B́nh Dương
(CPTTP) được 11 nước kư kết vào tháng
3-2018 chiếm 13.5% GDP nên rất mong Hoa Kỳ tái gia
nhập để nâng cao vị thế kinh tế. Dù cho
Mỹ có tái gia nhập CPTTP th́ cũng sẽ bảo lưu
một số điều kiện để nền kinh
tế Hoa Kỳ không bị thiệt hại quá
nhiều. Tây
Phương, Nhật Bản và một số quốc gia
khác đang kiểm soát chặt chẽ việc
chuyển giao kỹ thuật, một yếu tố
quyết định cho sự phát triển của Trung
Quốc trong lĩnh vực kinh tế và quân sự nên
Tập Cận B́nh khó làm mưa làm gió như trước.
Trong
bài "Sức mạnh quân sự Trung Quốc vươn
ra toàn cầu" đăng trên BBC ngày 15-02-2018, Tác
giả Jonathan Marcus đă nhận xét về sức
mạnh của Trung Quốc xuyên qua các tài liệu
từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc
tế (IISS) ở London. Thứ
nhất, kế hoạch hiện-đại-hoá quân
sự của Bắc Kinh tiến nhanh hơn dự đoán
của giới chuyên gia quốc tế, đặc
biệt trong lĩnh vực Không quân và Hải quân đă
buộc Hoa Thịnh Đốn phải lấy Trung
Quốc thay cho Nga làm bậc thang đánh giá sức
mạnh quân sự Mỹ. Trung
Quốc có thể tự sản xuất chiến đấu
cơ thế hệ thứ năm J-20; tự đóng tàu
sân bay thứ hai mà dự trù cho nhu cầu bảy
chiếc, kể cả loại sử dụng năng lượng
nguyên tử; tự hoàn toàn chế tạo tuần dương
hạm Type 055 tương đương với khả
năng tác chiến của Tây Phương. Bắc Kinh
đang chế tạo loại hoả tiễn tầm xa,
nếu thành công sẽ triệt hạ nhiên liệu cơ
và trinh sát cơ của địch quân trước khi
lâm trận. Thứ
hai, sức mạnh chiến lược của Quân đội
Giải phóng Nhân dân (PLA) có thể nới rộng vùng
chống tiếp cận và chống xâm nhập (A2AD) ra
tận khu vực nước sâu của Thái B́nh Dương,
tạo nguy cơ lớn đối với phi cơ và
chiến hạm buộc Hoa Kỳ phải lùi về phía
Tây Thái B́nh Dương. Tham vọng này được
Tập Cận B́nh nêu lên với Tổng thống Barack
Obama khi gặp mặt thân mật tại California vào tháng
6-2013 và thường được nhắc lại. Nhưng,
giới chuyên gia quốc tế nghi ngờ khả năng
tích hợp các loại chiến cụ, vũ khí tối
tân và loại hiện đại khi Trung Quốc chưa
đưa ra được học thuyết tương
ứng. Do đó, hiệu quả tác chiến của PLA
chỉ ở trong ṿng lư thuyết và giả định.
Từ
sau Đệ nhị Thế chiến, PLA chưa từng
giao chiến với các cường quốc Hải quân
nên khả năng và kinh nghiệm điều động
binh sĩ, chiến cụ, tiếp vận cho một
trận hải chiến quy mô trên biển và không trung là
số không. Nếu có, chỉ là “quân ta đánh
với quân ḿnh”. Binh sĩ khó sử dụng vũ khí,
chiến cụ nhanh nhẹn và hữu hiệu khi lần
đầu tiên phải đương đầu
với một địch thủ mà mới nghe đă rét!
Bộ binh là lực lượng tinh nhuệ nhất
của Trung Quốc mà vẫn thất bại trước
Hoa Kỳ trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) do
Bắc Kinh khởi xướng đột ngột. Thứ
ba, sức mạnh quân sự Trung Quốc nguy hiểm
nhất thuộc phần cạnh tranh xuất cảng vũ
khí với Hoa Kỳ. Thông thường Mỹ không bán vũ
khí hiện đại nhất cho các nước, kể
cả đồng minh, ngoại trừ Anh Quốc nên
bỏ trống một thị trường màu mỡ cho
Trung Quốc nhảy vào. Bắc
Kinh sẵn sàng bán công nghệ vũ khí hiện đại
cho bất cứ quốc gia nào chưa có, với kỹ
thuật vũ khí tương đương 75% của
Tây Phương mà giá chỉ bằng phân nữa nên
rất hấp dẫn. Bắc Kinh đă bán phi cơ không-người-lái
có vũ trang (UAV) cho Ai Cập, Nigeria, Pakistan,
Ả-rập Saudi, Các Tiểu vương quốc
Ả-rập thống nhất và Myanmar trong khi Mỹ
chỉ trang bị cho Anh và Pháp. Thứ
tư, Tờ National Interest ngày 16-04-2018 bàn về hai
lối tuyên truyền về quan niệm chiến tranh
của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ: (a)
Bắc Kinh truyền đi thông điệp “Quân
lực Trung Quốc tử tế và có ư định hoà
b́nh với Hoa Kỳ, nhưng, đôi khi buộc
phải phản ứng quyết liệt đối
với các sự kiện mất-ổn-định do
kẻ khác tạo ra”. (2) Thông điệp thứ hai thường
do các tướng lănh, đô đốc măn nhiệm
hoặc giới học giả xem Mỹ là cường
địch và vạch sách lược đánh thắng.
Những bài phát biểu bán chính thức cũng
được loan truyền rộng răi. Mọi huấn
lệnh tác chiến có thẩm quyền trong PLA đều
rất hiếu chiến hơn giới soạn thảo
Bạch thư Quốc pḥng. Giáo
sư Graham T. Allison thuộc Trường Harvard Kennedy sau
chuyến thăm Trung Quốc đă nói chuyện
trực tiếp và lắng nghe ư kiến của tất
cả các nhà lănh đạo dưới Tập Cận
B́nh nên viết bài “How Trump Could Stumble from a Trade War Into
a Real War with China” trên tờ National Interest ngày 20-04-2018. Allison
lo sợ cuộc chiến thế quan có thể dẫn
Hoa Kỳ và Trung Quốc rơi vào cuộc chiến kinh
tế dễ sụp chiếc bẫy Thucydides. Tuy nhiên,
cuối cùng Giáo sư Allison đă kết luận: (1)
Liệu chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là
không thể tránh khỏi? Chắc chắn là không. (2) Tôi
có mong đợi xung đột về thuế quan
sẽ chấm dứt bằng bom đạn hay chăng?
Không. Mặc
dù vậy, thế giới vẫn đứng trước
nguy cơ chiến tranh toàn diện khi Tập Cận B́nh
và Vladimir Putin đang cố xây dựng mô h́nh xă
hội trại lính để thực hiện tham
vọng thống trị thế giới. Đệ
nhị Thế chiến xảy ra khi Đức Quốc Xă
và Quân phiệt Nhật đă xây dựng được
lực lượng quân sự vượt trội và
một xă hội sùng bái bạo lực dựa vào
thể chế độc tài toàn trị kích động
tâm lư bành trướng, bá quyền của dân tộc.
Do đó, nhân loại đă hứng chịu một
thảm hoạ có một không hai trong lịch sử. Nhân
loại nhất quyết không cho phép hai ông vua-không-ngai
này tái diễn thảm hoạ Thế chiến Thứ
hai. Hoa
Kỳ t́nh nguyện dẫn đầu đang được
các cường quốc lẫn nhiều quốc gia yêu
chuộng hoà b́nh, mến mộ tự do, ham muốn phát
triển, cầu mong hạnh phúc thành h́nh một
mặt trận bảo vệ khát vọng chung của loài
người. Đại-Dương |