TÂY ÂU GIÀ CỔI MÀ CHƯA TRƯỞNG THÀNH

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Who will monitor a Libya cease-fire? (DW)

Chaos in Europe – It's tricky being world's largest importer of gas, oil and critic, too (Fox News)

Why Europe Is Finally Paying Attention to Libya (NYT)

Russia’s Role in the Libyan Civil War Gives It Leverage Over Europe (FP)

Erdogan calls on Europe to support Turkey's moves in Libya: Politico (Reuters)

Police fire teargas as gilets jaunes protests return to Paris (Guardian)

Macron evacuated from Paris theatre as protesters block exits over pension reforms (Telegraph)

Libya summit in Berlin calls for parties to halt hostilities (DW)

 

TÂY ÂU GIÀ CỔI MÀ CHƯA TRƯỞNG THÀNH

Đại-Dương

Tây Âu được Liên minh Hoa Kỳ-Anh Quốc giải phóng khỏi ách thống trị của Đức Quốc Xă năm 1945, kết thúc Đệ nhị Thế chiến và được Kế hoạch Marshall (1947-1951) với 17 tỉ USD đă vực nền kinh tế Châu Âu thoát khỏi suy thoái, đồng thời, ngăn chặn sự phát triển của Chủ nghĩa Cộng sản do nghèo đói và thiếu thốn khủng khiếp thời hậu chiến. Mặc dù trước đó, Hoa Kỳ đă viện trợ cứu đói khoảng 9 tỉ USD từ năm 1945 đến 1947 cùng với nỗ lực của binh sĩ Mỹ sửa chữa hệ thống hạ tầng và trợ giúp người tị nạn.

Kế hoạch Marshall cũng giúp cho Tây Âu thoát khỏi sự thôn tính của Chủ nghĩa Cộng sản khi Liên Sô buông bức màn sắt và sau chiến tranh Đảng Cộng sản Pháp trở thành chính đảng lớn nhất. Minh ước Bắc Đại Tây Dương, NATO (1949-1991) trở thành cột trụ chống sự lan tràn của chủ nghĩa cộng sản trên Cựu Lục Địa. NATO có 29 thành viên chính thức với chi phí quân sự chiếm hơn 70% toàn cầu.

Liên Hiệp Châu Âu (EU) hiện nay có 28 thành viên với GDP Nominal 18,700 tỉ USD so với 21,400 của Hoa Kỳ và 14,100 của Trung Quốc (gồm cả Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao). Theo số liệu năm 2019 của IMF. Xếp hạng theo quốc gia th́ nền kinh tế Mỹ dẫn đầu, tiếp theo Trung Quốc, Nhật Bản, Đức Quốc.

Liệu Tây Âu đă trưởng thành sau Đệ nhị Thế chiến chưa?

Đế quốc Châu Âu vẫn chưa lột xác v́ vẫn cương quyết chống lại “quyền dân tộc tự quyết” ở các thuộc địa, trái với chủ trương của Hội Quốc Liên (1920-1946) và Liên Hiệp Quốc (1945-) để duy tŕ quyền cai trị và bóc lột.

Tinh thần Đế quốc Châu Âu vẫn chưa phai nhạt nên tiếp tục khai thác tài nguyên và thao túng chính trị tại các cựu thuộc địa dựa vào mối quan hệ với giới lănh đạo các nước nhược tiểu. Pháp, Đức, Ư, Anh, Hoà Lan liên quan tới nhiều cuộc chiến láng giềng lẫn nội chiến trên các Châu Lục. Pháp làm địa bàn cho các lực lượng, cá nhân chống Việt Nam Cộng Hoà, đặc biệt công nhận Mặt trận Giải phóng Miền Nam Việt Nam và cho phép thiết lập các cơ sở ngoại giao, tuyên truyền cho Đảng Cộng sản Việt Nam tại Thủ đô Paris.

Sự ích kỷ của Tây Âu hiện rơ trong hai lĩnh vực:

Thứ nhất, EU phó mặc cho NATO lo chuyện chống Liên Sô trong khi cứ đ̣i nắm quyền chỉ huy quân sự mà từ nhân lực tới chiến cụ, vũ khí đều do Hoa Kỳ cung cấp. Thời Chiến tranh Lạnh, Châu Âu (Anh, Pháp, Đức) chịu 34% chi phí NATO. Nhưng, từ 2012 chỉ c̣n 21%. Cho đến nay mới có 9 trong số 29 thành viên NATO đóng 2% GDP theo cam kết làm người Mỹ phẫn nộ. Tổng thống Emmanuel Macron và Tể tướng Angela Merkel tính chuyện thành lập lực lượng Châu Âu bên cạnh NATO mà liệu họ có đủ khả năng tài chính, kỹ thuật để chạy đua với Tổng thống Nga, Vladimir Putin hay không? Thực tế, phúc lợi xă hội mà Tây Âu tự hào do không phải lao vào cuộc chạy đua vũ trang với Nga v́ dân Mỹ đă gánh đến oằn vai.

Pháp Quốc dẫn đầu số vụ đ́nh công băi thị trên thế giới làm tê liệt xă hội nhiều lần do Pháp có tới 42 hệ thống phúc lợi khác nhau chứng tỏ xă hội Pháp “vô cùng bất công”, trái với ba màu sắc biểu tượng cho Tự do – B́nh đẳng – Bác ái trên quốc kỳ từ năm 1789. Phong trào Áo Gillet Vàng diễn ra đă 5 tháng mà ngày càng có nhiều thành phần trong xă hội tham gia do bất măn với chính sách của Tổng thống Macron và muốn giành quyền tự quyết dân tộc. Macron và Phu nhân đang xem kịch tại Théâtre des Bouffes du Nord phải di tản khi bị những người biểu t́nh truy đuổi.

Thứ hai, Châu Âu có trữ lượng dầu hoả và “đá phiến dầu” nhiều hơn Hoa Kỳ, nhưng, EU cấm khai thác v́ sợ ô nhiễm môi trường nên phải phụ thuộc vào ngành năng lượng thiên nhiên của Nga, Trung Đông và Châu Phi. Châu Âu hô hào bảo vệ môi trường thế giới, nhưng, lại khai thác bừa băi nhiên liệu hoá thạch từ các quốc gia chậm tiến và độc tài.

Châu Âu, đặc biệt Đức Quốc thích rao giảng về khí nhà kính trong khi vừa tố cáo vừa t́m mua nhiên liệu hóa thạch khắp nơi.

Từ lâu, Tây Phương bị các quốc gia sản xuất dầu hoả bắt chẹt đủ điều khiến cho nhân loại bất an do giới lănh đạo Châu Âu và Hoa Kỳ dùng luật pháp hạn chế việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Tổng thống Trump khuyến khích sự tự chủ về năng lượng nên Hoa Kỳ thoát khỏi áp lực năng lượng. Tổ chức các quốc gia xuất cảng dầu hoả từng làm mưa làm gió trên thế giới đă đi vào dĩ văng.

Hoa Kỳ và Châu Âu đủ khả năng khai thác và sử dụng nhiên liệu hoá thạch ngày càng ít tác động tới môi trường toàn cầu so với Thoả ước Khí hậu Paris cho phép các quốc gia chậm tiến hoặc đang phát triển được quyền sử dụng than đá tới năm 2030. Lượng khí thải toàn cầu tăng vụt do Thoả ước mà Châu Âu hănh diện và đang cố duy tŕ!

Do cần dầu hoả từ Iran mà Châu Âu dụ Tổng thống Barack Obama (chính Tể tướng Merkel thú nhận đă thuyết phục Obama) kư Kế hoạch Hành động Toàn diện chung (JCPOA) gồm có Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Trung. Obama trả lại cho Iran 150 tỉ USD mà Hoa Kỳ đă chế tài từ trước.

JCPOA sai lầm về các điểm chính (1) Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung đều có lợi kinh tế và chiến lược. (2) Thời gian 10 năm giới hạn tinh chế uranium đủ để Tehran chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho chương tŕnh sản xuất vũ khí nguyên tử. (3) Iran đă 5 lần vi phạm đều được bỏ qua, kể cả sản xuất và thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo.

Brussels từ chối tự chủ về năng lượng đă đặt Châu Âu vào vị thế bất lợi trên trường quốc tế. (1) Lệ thuộc 30% nhiên liệu hoá thạch của Nga nên dễ bị Mạc Tư Khoa thao túng và bắt chẹt khi xung đột hoặc tranh chấp xảy ra. Bài học Putin đối với Ukraine năm 2014 cho thấy Châu Âu lợi dụng Hoa Kỳ để kư hợp đồng đường ống dẫn khí đốt từ Nga tới Đức. Thực tế, Mạc Tư Khoa có thể làm áp lực với Đức, Pháp bất cứ lúc nào. (2) V́ cần dầu hoả mà Châu Âu lao vào Libya. Tổng thống Obama tuyên bố ngồi ghế sau để chỉ huy Tổng thống Pháp, Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Anh, David Cameron. Nhưng, khi Libya rơi vào hỗn loạn th́ đổ tội cho đồng minh. (3) Hôm 19/01/2020. Tể tướng Merkel tổ chức hội nghị tái lập hoà b́nh cho Libya với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia Nga, Anh, Pháp, cùng với Chủ tịch Uỷ hội Châu Âu và Ngoại trưởng Mỹ liên quan đến các vấn đề ngưng bắn, giám sát, cấm vận vũ khí. Nhưng, kết quả vẫn là những dấu hỏi chờ giải đáp.

Ai Cập, Tiểu Vương quốc Á Rập, Pháp, Á Rập Saudi, Nga ủng hộ Quân đội Quốc gia Libya do Thống chế Khalifa Haftar cầm đầu trong khi Qatar, Ư, Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Chính phủ Hoà giải Quốc gia của Thủ tướng Fayez al-Sarraj, cựu viên chức của cố Lănh tụ Muammar Gadaffi.

Quân của Haftar đă kiểm soát gần như toàn bộ Libya, ngoại trừ khu vực Thủ đô Tripoli nên khó chấp nhận ngưng bắn thực sự mà chỉ chiếm tuần tự để buộc al-Sarraij đầu hàng.

Điều ǵ sẽ xảy ra khi Liên Hiệp Châu Âu chưa chịu trưởng thành để tự đứng trên đôi chân của ḿnh thay v́ chờ Hoa Kỳ giúp và nịnh hót Nga và Trung Quốc?

Hoa Kỳ đă tự chủ về năng lượng nên chẳng quá bận tâm tới con đường thương mại dầu hoả trên thế giới mà đ̣i hỏi sự hợp tác của các nước liên quan chứ quyết từ chối làm miễn phí như thuở xưa.

Châu Âu sẽ bị Nga các nước xuất cảng nhiên liệu hóa thạch gây khó dễ thường xuyên.

Đại-Dương

Trở lại