THẢM HỌA ẬP TỚI DO BẤT TÀI

Đại-Dương

 

 

Tài liệu tham khảo:

Removing China Tariffs Won’t Fix Inflation (National Interest)

Exclusive: General Atlantic plans $2 billion investment in India, Southeast Asia (Reuters)

Seoul’s IPEF move aimed to expand presence in Indo-Pacific, reduce dependence on China: experts (The Korea Herald)

Indo-Pacific framework to begin with 13 nations, including India (Nikkei)

Biden says U.S. would respond militarily if China invades Taiwan; announces IPEF members (Japan Today)

Australia's Albanese grabs torch on climate change in Quad debut (Nikkei)

 

THẢM HỌA ẬP TỚI DO BẤT TÀI

Đại-Dương

Sự hiện diện của Tổng thống Joe Biden tại Đông Bắc Á từ ngày 22/5/2022 nhằm ba mục tiêu: ve văn Bắc Triều Tiên, Hội nghị Bộ Tứ (QUAD), Công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái B́nh Dương (IPEF).

Bộ Tứ đang có sự thay đổi quan trọng: Ấn Độ nghiêng về phía Nga và Trung Quốc trong vụ Nga xâm lăng Ukraine. Đại Hàn mới có vị Tổng thống thuộc phái hữu. Phe tả Úc Đại Lợi đă thay cho phe hữu từng cầm quyền suốt 9 năm.

Biden từng bắn tiếng gặp mặt mà không được Chủ tịch Bắc Triều Tiên trả lời, nên đề nghị tặng vắc xin Covid-19 cũng bị lặng thinh. B́nh Nhưỡng không nhận vắc xin của Nga và Trung Quốc theo đề nghị chứng tỏ Biden chẳng hiểu tí nào về cách ứng xử của Kim Chính Ân.

Indonesia, Thái Lan, Tân Gia Ba, Mă Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam, Tân Tây Lan có mối quan hệ kinh tế sâu rộng với Trung Quốc nên không hy sinh lợi ích để chống chính sách kinh tế của Bắc Kinh.

Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris khua chiêng, gióng trống ôm đồm cho chuyến công du Châu Á với mục đích hội họp Bộ Tứ (Mỹ, Ấn, Nhật, Úc) và công bố “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái B́nh Dương - IPEF- bao gồm 13 thành viên: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Đại Hàn, Úc, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Việt Nam, New Zealand và Brunei, chiếm 40% Tổng Sản phẩm Quốc nội, GDP của thế giới.

Ngoại trừ Ấn Độ và Hoa Kỳ, 11/13 quốc gia trong IPEF là thành viên của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, RCEP do Trung Quốc cầm chịch. Bảy trong số 13 quốc gia (Nhật Bản, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Australia và New Zealand) thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương, CPTPP, do Nhật Bản kiểm soát.

Tại Tokyo, Tổng thống Biden nói rằng tương lai của nền kinh tế Thế kỷ 21 sẽ được viết các quy tắc mới ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương.

Chính quyền Barack Obama-Joe Biden (2008-2016) từng quảng bá rầm rộ về Xoay trục sang Châu Á và Thoả ước Đối tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) do Obama dùng lệnh Hành pháp đàm phán và kư kết ngày 4 tháng 2 năm 2016. Nhưng, không được Quốc hội phê chuẩn đành phải theo chân Obama khi tân Tổng thống Donald Trump kư lệnh Hành pháp chấm dứt việc đàm phán về TPP kể từ ngày 23/1/2017. Thây ma cần phải chôn để khỏi tốn công gióng chuông, gỏ mơ!

Chính quyền Obama-Biden đă làm một chuyện kinh thiên động địa khi tạo ra một món nợ công cho Hoa Kỳ gần bằng khối nợ công của tất cả các vị Tổng thống tiền nhiệm cộng lại!

Bây giờ, Tổng thống Biden lập kỷ lục lạm phát 8.3% (tính đến tháng 4/2022) chủ yếu do giá lương thực tăng 9,4% hàng năm và giá năng lượng tăng 30%, chứ không phải do nhập cảng từ Trung Quốc. Liên hiệp Châu Âu (EU) không có thuế quan vẫn bị lạm phát 7.5%!!! Tại sao tỷ lệ lạm phát ở Hoa Kỳ đă ở mức dưới 2% trong hầu hết thập kỷ qua, ngay cả trong năm đại dịch 2020?

Nhưng, Biden đang chuẩn bị chấm dứt thuế quan với Trung Quốc để chống lạm phát đă được Nghiên cứu sinh Tiến sĩ, George Yean tại Đại học Harvard phân tích trong bài “Removing China Tariffs Won’t Fix Inflation” được The National Interest xuất bản ngày 23/5/2022.

Từ khi chuẩn bị ra tranh cử chức Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, Ứng viên Donald Trump đă yêu cầu doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc được những thành viên trong Nội các như Ngoại trưởng Mike Pompeo, Giám đốc Chính sách Thương mại và Sản xuất Peter Navarro, và Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer ủng hộ. Tuy tiến hành một cuộc thương chiến toàn diện với Bắc Kinh mà Hoa Thịnh Đốn vẫn tiếp tục đàm phán các thỏa thuận kinh tế song phương. Đánh chỗ cần đánh, hoà nơi cần hoà.

Thương chiến Mỹ - Trung bắt đầu vào tháng 7 năm 2018 và kết thúc vào tháng 2 năm 2020, với mức thuế trung b́nh của Mỹ đối với hàng hóa Trung Quốc tăng từ 7% lên 19%, bao gồm hàng hóa trị giá hơn 300 tỷ USD. Nhập cảng từ Trung Quốc vào Mỹ năm 2018 đạt 538 tỷ USD và thâm hụt thương mại 420 tỷ USD trong khi Hoa Kỳ chỉ xuất cảng 110 tỷ USD sang Trung Quốc. Năm 2019, nhập cảng và thâm hụt tụt xuống 450 tỷ USD và 344 tỷ USD rồi lạm phát đă ở mức tương đối thấp vào đầu năm 2021 trong khi tăng trưởng kinh tế vẫn mạnh mẽ?

Việc Hoa Kỳ ưu đăi cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 12 năm 2001 sau 15 năm đàm phán gay go đă thành trái đắng. Hoa Kỳ và Châu Âu ngỡ rằng việc mở cửa Hoa Lục sẽ đi kèm với dân chủ hóa, nhưng, đă lầm to.

Trung Quốc tuần tự phá vỡ mọi quy luật kinh tế thế giới dựa vào thị trường 1.4 tỷ miệng ăn bằng cách đạp đổ, bóp méo các luật lệ hiện hành của WTO qua các biện pháp chèn ép đối tác thương mại, ăn cắp tài sản trí tuệ khắp thế giới, hạn chế việc tiếp cận thị trường Hoa Lục.

Bắc Kinh nhờ Tây Phương đào tạo nhân tài, đồng thời, mở rộng mạng lưới gián điệp mọi mặt, đặc biệt về kinh tế. WTO mở cửa cho Trung Quốc gia nhập được Kinh tế gia David Goldman chua chát “Tây Phương giúp cho Đặng Tiểu B́nh biến nông dân Trung Quốc thành công nhân; Tập Cận B́nh biến con cái công nhân thành kỹ sư trong khi kỳ vọng dân chủ ở Hoa Lục vẫn chỉ có trong mơ”.

Vào đầu thế kỷ 21, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tính trên đầu người của Trung Quốc kém Mỹ 36 lần mà nay khoảng cách chỉ c̣n 6 lần. Năm 2020, Trung Quốc có 124 công ty Trung Quốc nằm trong số 500 tập đoàn hàng đầu thế giới so với 121 của Bắc Mỹ.

Tổng thống Biden đang tự mở chiếc c̣ng “thuế quan” để Chủ tịch Tập Cận B́nh sớm chính thức lănh đạo thế giới. Biết đâu gia tộc Joe Biden sẽ có cơ hội nhảy vào câu lạc bộ tỷ phú toàn cầu? Trong khi chưa biết khi nào 13 thành viên trong Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái B́nh Dương (IPEF) san bằng được mọi khác biệt sâu xa?

Nhật báo The Korea Herald ra ngày 23/5/2022 đă mổ xẻ chủ đích của Đại Hàn trong bài “Seoul’s IPEF move aimed to expand presence in Indo-Pacific, reduce dependence on China: experts”.

Trước kia, (1) Đại Hàn dựa Mỹ về an ninh, hợp tác phát triển kinh tế với Trung Quốc. (2) Tổng thống Đại Hàn, Yoon Suk-yeol cho biết mở rộng sự hiện diện toàn cầu về phía Hoa Kỳ và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc. (3) Đại Hàn đang nghiên cứu kết hợp IPEF và Chiến lược Ấn Độ - Thái B́nh Dương nhằm nâng cao vai tṛ quốc tế. (4) Đại Hàn muốn đóng vai tṛ sáng lập viên để “hoạch định quy tắc” chứ không chỉ “thực thi quy tắc”.

Tổng thống Yoon thuộc hữu phái sẽ hàn gắn mối quan hệ căng thẳng với Nhật Bản kéo dài suốt thời gian người tiền nhiệm thiên tả duy tŕ.

Tổng thống Biden và Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida đă đề cập trực tiếp tới tuyên bố can thiệp quân sự nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan. Nhưng, dấu hiệu thành lập Lực lượng can thiệp đang tiếp diễn.

Biden cố gán t́nh h́nh Đài Loan có thể theo kịch bản Ukraine, nhưng, Toà Bạch Ốc đă vội vàng đính chính.

Cuộc họp Bộ Tứ lần này cũng c̣n ở vào giai đoạn sơ khởi và chuẩn bị cho một biến cố c̣n trong tầm dự đoán bất chấp phát biểu của Biden về Trung Quốc “Hiện tại Bắc Kinh đang ŕnh rập nguy hiểm bằng cách bay quá gần và thực hiện tất cả các hoạt động diễn tập”.

Tổng thống Biden cố trấn an dư luận đang lo ngại về t́nh trạng suy thoái toàn cầu khi nói: “lạm phát cao sẽ là một khó khăn trước khi họ cảm thấy nhẹ nhơm. Ông không tin rằng một cuộc suy thoái kinh tế là khó tránh khỏi ở Hoa Kỳ”.

Gần hai năm cầm quyền của Biden, người Mỹ và cộng đồng quốc tế đă nghe không ít lời hứa hái sao trên trời, nhưng, kết quả t́nh h́nh nước Mỹ và thế giới ngày càng tệ cứ như đang đi vào ngơ cụt.

Tân Thủ tướng Úc Đại Lợi, Anthony Albanese vừa đắc cử hôm 21/5/2022 đă xuất hiện tại cuộc họp của QUAD tại Nhật Bản với lời tuyên bố “muốn đưa Úc trở thành một siêu cường năng lượng tái tạo” được Biden hoan nghênh.

Albanese nói với QUAD rằng chính phủ của ông đặt mục tiêu cắt giảm 43% lượng khí thải vào năm 2030 so với mức giảm 28% của Nội các tiền nhiệm Morrison.

Úc chưa nằm trong số quốc gia đă có tiềm lực năng lượng sạch như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Châu Âu (cũng chỉ cung ứng được từ 15-20% năng lượng sạch) th́ Úc làm sao thành siêu cường. Nền kinh tế Úc dựa nhiều vào kỹ nghệ khoáng sản và nông nghiệp rất khó “kiêng than, kiêng dầu” trong tiến tŕnh phát triển năng lượng tái tạo.

Trung Quốc chỉ ngừng mua than đá, khoán sản, nông sản đă làm cho Úc điêu đứng. Albanese sẽ dùng xe thồ, mua xe chạy điện từ Trung Quốc (Bắc Kinh có hàng chục triệu chiếc xe chạy điện đang chờ khách hàng!) để chống hâm nóng toàn cầu hay sao? Đến bao giờ Úc sẽ có xe chạy điện tối tân hơn Trung Quốc và các cường quốc kỹ thuật cao?

QUAD chưa có biện pháp đối phó với Trung Quốc khi giá dầu Brent lên 114 USD/thùng so với 110 của dầu WTI, một số quốc gia ùn ùn mua dầu của Nga với giá rẻ hơn nếu trả bằng đồng Rúp của Nga!

Kinh nghiệm Xoay trục sang Châu Á của Chính quyền Obama-Biden đă để lại một mớ ḅng bong tồi tệ ở Châu Á-Thái B́nh Dương, nâng cao khả năng của Trung Quốc đang tái diễn. Hăy cảnh giác với Chính quyền thiên tả Joe Biden-Kamala Harris.

Đại-Dương

Trở lại