THAM VỌNG VÔ BỜ CỦA TẬP CẬN BÌNH và THỰC TẾ

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Xi Jinping Has Critics in China. They Have Paid a Steep Price

Taiwan denounces China's peaceful 'reunification' pledge

China Says Don't Interfere as U.S. Navy Warns Taiwan War Could Be This Year

China's 20th Communist Party Congress: What you need to know

 

THAM VỌNG VÔ BỜ CỦA TẬP CẬN BÌNH và THỰC TẾ

Đại-Dương

Trong Diễn văn dài 31,798 từ đọc tại Đại hội 2022 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã vẽ lên viễn ảnh tươi sáng của đất nước sẽ như một thế lực chi phối toàn bộ thế giới đang bị dư luận quốc tế đặt những dấu hỏi to tướng.

Chắc chắn Tập Cận Bình sẽ có địa vị tương đương với Mao Trạch Đông, người gầy dựng Đảng Cộng sản và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Trung Hoa.

Tuy nhiên, những viễn ảnh do Tập Cận Bình vẻ ra có thể thành sự thật hay không?

Thứ nhất, Tập Cận Bình có thể dễ dàng huỷ bỏ mô hình “một quốc gia hai chế độ” với Hồng Kông dựa vào: (1) Núi liền núi, sông liền sông. (2) Số công dân Trung Cộng làm ăn và nhập tịch Hồng Kông ngày càng nhiều. (3) Guồng máy cai trị Hồng Kông ngày càng có xu hướng hội nhập Bắc Kinh. (4) Guồng máy An ninh và Quân đội do Bắc Kinh chỉ huy.

Thứ hai, Tập Cận Bình khó thu hồi Đài Loan vì: (1) Gần 2 trong số 24 triệu dân Đài Loan từng làm ăn ở Hoa Lục lúc Đặng Tiểu Bình mở cửa kinh tế. Nhưng, hơn một thập niên qua, doanh nhân, chuyên gia các ngành đã tự động rút về Đài Loan, kể cả một Phó tổng giám đốc TSMC (hãng sản xuất con chip đứng đầu thế giới). Bắc Kinh cố bắt kịp việc chế tạo con chip mà tiền mất tật mang. Số con chip của TSMC chiếm vị trí quan trọng của các ngành sản xuất và giao dịch quốc tế. (2) Dù cho Hải Quân và Không Quân Trung Cộng có số chiến hạm nhiều nhất thế giới, kể cả 2 Đổ bộ hạm vừa được giao cho Hải Quân cũng khó an toàn và bảo vệ hệ thống tiếp tế nếu khai chiến với Đài Loan. Lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Úc Đại Lợi đủ sức ngăn chặn đoàn quân xâm lược của Trung Cộng. Giá mà Giải phóng quân Trung Quốc có bất ngờ chiếm được Đài Loan cũng không đủ sức bảo vệ. Bắc Kinh từng bị Liên quân Quốc tế do Hoa Kỳ chỉ huy đẩy sang phía Bắc Sông Áp Lục. Bài học từ thời Từ Hy Thái Hậu thảm bại dù Hải quân Nhật Bản trang bị thua kém so với Hải quân Trung Hoa do các sĩ quan Đức, Pháp chỉ huy trực tiếp.

Thứ ba, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM) thành hình từ năm 2018 chịu trách nhiệm về các hoạt động quân sự trong một khu vực rộng lớn lên tới 260,000,000 km2, khoảng 52% bề mặt Trái đất. Nó sẵn sàng nhốt Hải Quân Trung Cộng trong hai chuỗi đảo nếu cần: Chuỗi đảo số 1 bao trùm Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS). Chuỗi đảo số 2 từ Nhật Bản đi qua Đảo Guam xuống phía Đông của Indonesia.

Khả năng đàn áp tuyệt đối trên đại dương của Hoa Kỳ dựa vào 11 Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm mà mỗi Hải đội gồm có 1 Hàng không mẫu hạm, 1 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm, 2 tiềm thuỷ đỉnh cùng nhiều tàu tiếp liệu đủ loại. Mỗi Hải đội Xung kích HKMH tự dệt nên một mạng lưới phòng không chặt chẽ, và khả năng chống hạm và chống ngầm của chúng là vô song, có thể gọi là bất khả xâm phạm.

Hoa Kỳ có 10 HKMH lớp Nimitz và 1 lớp Ford. Hoa Kỳ đóng 3 HKMH lớp Ford với kinh phí 40 tỉ USD do Tổng công trình sư, Bà Giao Phan (gốc Việt) điều khiển. Yêu cầu phải đóng loại HKMH tối tân nhất thế giới, lớn hơn và không giống bất cứ loại nào trên thế giới về lò hạt nhân, hình dáng, máy móc, vũ khí, cách vận hành, kích thước đồ sộ chưa từng có trên thế giới. USS Gerald Ford (CVN-78) đang tập trận chung với các đồng minh ở Bắc Mỹ, Châu Âu; USS Kennedy (CVN-80) đang hoàn thiện và USS Enterprise (CVN-65) đang xây dựng.

Tất cả những tiến bộ này đều đảm bảo rằng hàng không mẫu hạm Mỹ sẽ vẫn là vũ khí ưu việt của chiến tranh địa chính trị trong nhiều thập kỷ tới, vừa là công cụ răn đe vừa đánh bại kẻ địch xâm lược.

Lực lượng Hải quân Trung Cộng chỉ có thể ra khỏi hai chuỗi đảo nếu hải hành với tính cách hoà bình và hữu nghị.

Khi Tổng thống Richard Nixon quyết định chơi lá bài tách Trung Cộng ra khỏi Liên Xô để tránh hoàn cảnh “Hai đánh Một không Chột cũng què” nên tuyên bố chính sách “một nước Trung Hoa” được Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh hiểu khác nhau. (1) Hoa Kỳ muốn để ngỏ trong trường hợp Trung Hoa Quốc Dân Đảng (Tưởng Giới Thạch) tấn công Đại Lục. Trong thời gian này, Tưởng Giới Thạch đã xua quân đổ bộ và Hoa Lục nhưng không chiếm giữ được mà đành rút lui. (2) Bắc Kinh xác định Đài Loan là một phần của Trung Cộng.

Bắc Kinh muốn thu hồi Đài Loan theo chủ trương của Đảng Cộng Sản Trung Hoa. Đài Loan muốn độc lập khỏi Bắc Kinh theo ý nguyện của 24 triệu cư dân.

Xét trên phương diện chính trị, Bắc Kinh muốn thực thi chính sách “một quốc gia, hai thể chế”. Nhưng, việc thu hồi Hồng Kông bằng vũ lực làm cho cư dân Đài Loan đoạn tuyệt với chính sách trên.

Trong dịp Đại hội Đảng Cộng sản 5 năm 1 lần, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh “không bao giờ hứa từ bỏ việc sử dụng vũ lực” đối với Đài Loan, mặc dù sẽ “tiếp tục phấn đấu cho sự thống nhất hòa bình”.

Cựu Đô đốc Philip Davidson, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (USINDOPACOM) từng tuyên bố trước Quốc Hội năm 2021 rằng nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm hòn đảo tranh chấp bằng vũ lực có thể diễn ra vào năm 2027.

Trong khi người kế nhiệm, Đô đốc Michael Gilday đã thảo luận về sự chuẩn bị của Lực lượng dưới quyền cho một cuộc xung đột tiềm tàng nổ ra ở eo biển Đài Loan.

Giới tinh hoa trên thế giới đã đánh giá sai lầm về Nga (hậu Liên Xô) và Trung Cộng vì ảo tưởng “phát triển kinh tế sẽ kéo theo thay đổi chính trị”.

Nhưng, mầm mống đế quốc chưa bao giờ phai tàn trong tâm trí của dân tộc Trung Hoa. Tuỳ theo thời gian và hoàn cảnh mà giới lãnh đạo hành động: Bành trướng và bành trướng mãi mãi mà không bao giờ chấp nhận chung sống hài hoà với bất cứ dân tộc nào.

Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Myanmar, Lào là mục tiêu gần kề để chinh phục.

Báo cáo của Chủ tịch Tập Cận Bình trước Đại hội đảng ngày 18/10/2022 của Trung Quốc dày đặc những ý đồ thống trị toàn cầu.

Cộng đồng Quốc tế phải đối phó như thế nào? Thần phục hay Tự chủ?

Đại-Dương

Trở lại