THẾ CỜ VÂY ĐẦY MƯU LƯỢC CỦA MỸ TẠI TRUNG ĐÔNG

Út Bạch Lan

(Ngô Thiện Cơ - tiết Lập Đông Florida  2023)

  Thế cờ vây đầy mưu lược của Mỹ đă sử dụng cả lợi nhuận về kinh tế lẫn ngoại giao con thoi, cùng với các quyết sách chính trị khôn ngoan để siết chặt ḍng tiền nuôi dưỡng các lực lượng cực đoan tôn giáo như Hamas, Hezbollah trong khi Mỹ rót ḍng tiền hàng tỷ đô la vào các hoạt động tạo giá trị vật chất gia tăng, phát triển kinh tế và hứa hẹn an ninh cho khu vực. Tất cả mọi kế sách chiến lược đều kín đáo và bất ngờ đến ngạc nhiên trước sự kinh hoàng, khiếp đảm của các thế lực thù địch trong bóng tối. “Binh tất yếm trá” mà. Nước cờ bí hiểm này của Mỹ đă giúp củng cố ḥa b́nh ở Trung Đông và nâng cao vị thế lănh đạo của Mỹ trên toàn thế giới. Trung Đông cần được sống trong ḥa b́nh và vững mạnh về kinh tế, Israel được thừa nhận bởi các nước Arab. Đặc biệt là các nước lớn, hùng mạnh như Arab Saudi và nhất là Iran bề ngoài, cũng đă tỏ ra xuôi theo Mỹ. Trong khi Israel nhờ có lực lượng quân sự vững chắc luôn dưới cờ khoảng hai trăm ngàn. Thêm vào đó, ảnh hưởng chính trị của Mỹ về nhiều mặt ở nơi này được mở rộng. Với hậu thuẫn tích cực của Mỹ, thế giới Arab thừa nhận Israel, bằng ḷng tái lập ḥa b́nh. Đây là một sự kiện chưa từng có ở Trung Đông sau hơn bảy chục năm hỗn loạn. Theo kế sách mang tính chính lược (Political Guidelines) đó của Mỹ, nhiều thế lực thực dụng khủng bố và ngấm ngầm tiếp tay cho khủng bố đều buộc phải suy yếu đi. Nhưng vấn đề gút mắc nằm ở chỗ là có rất nhiều thế lực ở Trung Đông ủng hộ Hamas như chính quyền Iran, chính quyền Qatar, lực lượng Hezbollah ở Lebanon, Syria... và thậm chí nhiều người dân của Arab Saudi và nhiều nhóm bộ lạc rải rác khắp Trung Đông nữa như Houthi ở Yemen cũng đồng ḷng ủng hộ Hamas nữa mới là điều đáng nói. Cho đến trước khi các nhà lănh đạo Hamas được Iran hậu thuẫn một cách tích cực về nhiều mặt; khiến gây ra cuộc băo loạn vào sâu trong lănh thổ Israel ngày 7/10/2023 vừa qua bằng cách phát động một cuộc tấn công bất ngờ thật mănh liệt và tàn khốc khi chỉ mang vào một lực lượng đặc nhiệm nhỏ vượt đường biên giới Gaza và đường hàng không vào Israel, đă gây thật ngạc nhiên cho, Mỹ, Israel, cả khối Liên Âu (EU) và toàn thế giới. 

Đối địch lại, một thực tế là các nhóm vũ trang như Phong trào Hồi Giáo Hamas và Fatah ở Palestine, hay lực lượng Hezbollah ở Libya, hoặc phe Houthi ở Yemen cũng như lực lượng dân quân theo hệ phái Shia ở Iraq. Các tổ chức Hồi giáo quá khích này được thành lập với lư do núp bóng dưới danh nghĩa bảo vệ tôn giáo và sắc tộc. Các phe nhóm này đă lần hồi trở nên cực đoan hơn và trở thành các tổ chức khủng bố đầy tàn độc, chỉ lấy lư do tôn giáo, sắc tộc để che giấu tội ác giết người hàng loạt, phá hủy các nền văn hóa khác biệt và nhất là chỉ để thu thập thật nhiều quyền lực và đặc lợi từ mọi ngành nghề và công nghiệp về chia xẻ cho phe nhóm của riêng ḿnh. Tựu trung, họ đều muốn giải quyết dứt khoát vấn đề Israel, nhưng tất cả đều c̣n bị lệ thuộc vào “anh hai” là lănh đạo Iran. 

Thiết tưởng chúng ta cũng nên t́m hiểu thêm ư nghĩa từ ngữ tiếng Arab, Hamas có nghĩa là "nhiệt huyết" là "băo lửa". V́ thế, đối với Hamas, việc đánh bom liều chết là một yếu tố mà Hamas coi là vũ khí trọng yếu trong cuộc thánh chiến lâu dài chống lại nhà nước Israel, là con đường duy nhất và được chết v́ Allah là sự thể hiện ḷng tuyệt đối trung thành với đấng tối cao của đức tin Hồi giáo. Do đó, Hamas đă lao vào một cuộc chiến lầm lạc thiếu tầm nh́n về mặt chính lược (Political Guidelines) và chiến lược (Strategy) vượt khỏi vấn đề Palestine vào ngày 7/10/2023 vừa qua.

   Riêng tại Trung Đông đă và đang có những nhà nước Arab luôn tài trợ cho các lực lượng khủng bố như Iran, Qatar ở Trung Đông, ngoài ra c̣n bởi các thế lực ngoại lai khác to lớn hơn như Trung cộng và Nga khiến càng gây nhiều hỗn loạn thêm lên. Tất cả những xung đột trên đều cố t́nh làm suy yếu năng lực của Mỹ ở Trung Đông. Đây chính là những nền kinh tế và quân sự cùng có chung mối thâm thù với Mỹ v́ họ luôn ôm mộng có cơ hội để đứng lên lănh đạo thế giới, tái lập một trật tự mới không có Mỹ cản đường ngăn lối, trong thế đối đầu về địa chính trị mà Israel đang chiếm ưu thế ngoại giao từ nhiều năm qua. Cũng như hầu hết các tổ chức khủng bố được vơ trang ở trong khu vực Trung Đông này, bọn họ luôn luôn coi Mỹ và Israel là hai kẻ thù truyền kiếp sâu đậm nhất.

Israel đă từng thắng nhiều trận vẻ vang trước đ̣n hội đồng của khối Arab và họ tưởng chừng bất khả chiến bại; nên đă bị mất cảnh giác bởi tánh ngă mạn.  Thế nên Hamas và khối Arab, đặc biệt là Iran từ lâu đă đánh giá nền chính trị và cơ cấu điều hành quốc gia của Israel, của Mỹ cũng như ở phương Tây theo thể chế tự do quá lố; nên tiềm ẩn đầy rẫy những thối rữa từ bên trong. Từ những sai lầm trọng đại này, Israel đă phạm phải một trong những sai lầm chiến lược coi là khá nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21 này. Mong rằng Israel sẽ không phạm từ một sai lầm này đến một sai lầm kế tiếp khác nữa. Nhưng xét cho tận cùng kỳ lư th́ không chỉ Israel ảo tưởng mà Hoa Kỳ cũng đồng bệnh. Đây cũng chính là về hậu quả từ những sai lầm ban đầu của phương Tây là nặng tính hời hợt. Chính ra là họ không bao giờ chấp nhận chịu hy sinh những giá trị căn bản nhiều tốt đẹp như là tự do, dân chủ, nhân quyền và công lư; hầu đánh đổi lấy một sự an toàn tạm bợ từ phía các nước theo Hồi Giáo rất nặng mùi quá khích và đầy bạo động. Điển h́nh cho thái độ mềm yếu này là cực kỳ chuốc lấy nguy hiểm cho phe ta như hành động hiện nay của ông TT Pháp Emmanuel Macron đang cố vận động cho một sáng kiến v́ ḥa b́nh và an ninh là thấy thật không hào hứng chút nào!

THẾ TAM QUỐC Ở TRUNG ĐÔNG

Vai Tṛ Của IRAN ở Trung Đông?

   Nh́n bề ngoài, nếu ai bỏ công t́m hiểu các biến động ở Trung Đông trong suốt hơn 70 năm qua, chúng ta cũng thấy rơ quan điểm của Iran thường chứa đầy mâu thuẫn. Tuy nhiên, kể từ cuộc cách mạng Iran năm 1979, lật đổ quốc vương Iran lúc đó là Sharh, Iran đă cố t́nh lựa chọn chính sách dùng chiến thuật âm thầm mở một cuộc chiến ủy nhiệm (proxy war) cho các lực lượng thánh chiến; mà Iran đă từng ngấm ngầm hay công khai yểm trợ điển h́nh là Hamas phải tạo một biến động bất ngờ khiến cho khối Liên Hiệp Âu Châu (EU), phương tây nói chung và Mỹ kinh hồn khiếp vía. Qua đó, Iran chỉ cần giành được một lợi thế ngắn hạn về chiến thuật cũng đủ gây tiếng vang và cổ vơ cho vai tṛ lănh đạo nổi bật ở khu vực Trung Đông; để cạnh tranh với Arab Saudi. Vậy là cuộc chiến ủy nhiệm tại Gaza do Iran nhiếp chính thành h́nh và đă đích thực đạt được mục tiêu và niềm mơ ước mà từ lâu giới lănh đạo Iran luôn cổ súy. Đó là bằng mọi cách phải làm tê liệt Israel đối thủ không đội trời chung ở khu vực. Nhiều lănh đạo các nước tự hỏi là liệu Iran có dính dáng trực tiếp trong kế hoạch tấn công vào sâu trong lănh thổ Israel không? Kẻ binh th́ chối, người chống th́ tế nhị đặt vấn đề thẳng thừng. Nhưng gần đây, theo lời khoác lác tự măn vô lối kiểu Bắc Cộng ’75 của các thành viên cao cấp ẩn danh của Hamas và Hezbollah là nhóm quân sự ở Liban th́ mọi sự cũng đă tỏ tường rồi. Bởi lẽ Iran từng có quá tŕnh lịch sử đồng lơa rộng khắp khu vực cho dù Iran không trực tiếp giật giây. 

   Chính v́ vậy, khi ta nh́n lại quá khứ vùng Trung Đông luôn bất ổn suốt hơn 70 năm qua, đặc biệt là trong khoảng chục năm gần đây, sự nhúng tay của Iran là quá rơ. Iran đă trực tiếp tài trợ, huấn luyện lẫn trang bị các vơ khí tối tân cho Hamas và các nhóm quân sự khác; đồng thời đă phối hợp chặt chẽ về chiến lược cũng như các hoạt động pháo kích bừa băi thường xuyên vào lănh thổ Israel. Thật là không sao tưởng tượng được khi Hamas đă tiến hành một vụ tấn công với tầm vóc và mức độ phức tạp như thế mà không hề được giới lănh đạo Iran biết trước và thông qua chăng? 

Mối quan hệ về kinh tế và ngoại giao hữu hảo khiến hai bên cùng có lợi khiến ngày càng thân thiết giữa Trung cộng, Iran và Nga đă khiến cho Iran càng thêm táo bạo hơn qua hành động yểm trợ về tài vật, huấn luyện quân sự. Về viễn cảnh của mối ḥa hiếu công khai Israel-Arab Saudi là nguyên nhân sâu xa khiến Iran cấp tốc hành động, v́ nó sẽ điều hướng cán cân quyền lực trong vùng chắc chắn bị nghiêng lệch và sẽ có lợi cho Mỹ hơn. Thông qua các sự kiện vừa dẫn cũng đă lộ rơ ra gần như Iran hoan nghênh Hamas về thành quả của cuộc khủng hoảng tại Trung Đông này sẽ khiến cho Mỹ và khối Liên Âu (EU) bị phân tán tập trung. Cũng qua kết quả đó, chỉ riêng Moscow và Bắc Kinh có vẻ như đứng ngoài lề và thủ vai ngư ông đắc lợi.

Về phía Iran, c̣n có thêm yếu tố chính trị trong việc họ điều hướng chính sách kinh tế và ngoại giao chuyển sang phương Đông hợp tác với Trung cộng. Ngoài ra, cũng như Iran không c̣n xem phương Tây như là h́nh mẫu đáng khát khao hoặc là một nguồn lực tạo cho Iran cơ hội về phát triển kinh tế và kết họp ngoại giao quan trọng nữa! Và Iran đă đặt thẳng vấn đề ra và hăm dọa ngấm ngầm với các chính phủ Arab nào đang náo nức tạo dựng b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao ở tầm mức chiến lược với chế độ Irael sẽ phải trả một giá rất đắt. V́ bọn họ đang mắc phải hai sai lầm trọng yếu về mặt địa chính trị và tôn giáo. Nhất là sai lầm cực kỳ tệ hại về tôn giáo. Đó là họ đă phản lại đức tin và không sẵn sàng chết cho đấng Allah.  

Vai Tṛ Của ARAB SAUDI ở Trung Đông.
   Vai tṛ của Arab Saudi tạm coi như vai tṛ “cây tre” ở Trung Đông, một khi Arab Saudi thật ḷng ngả theo Tây Phương th́ Israel có thể đắp mền ngủ yên tới sáng. Ngược lại, nếu Arab Saudi ngả theo Iran th́ coi như Israel sổ mũi, hắt x́ và mệt cầm canh luôn?

Hai nước Iran và Arab Saudi là hai cường quốc khu vực vốn có mối quan hệ thù địch với nhau và là hai đối thủ lớn mạnh luôn cạnh tranh quyền lực chính trị gay gắt và vai tṛ lănh đạo ở khu vực Trung Đông trong nhiều nămCà hai Iran và Arab Saudi, đă và đang ủng hộ các bên đối địch nhau trong các cuộc xung đột tại Trung Đông. Trong quá khứ, khoảng giữa năm 2020 vài tàu cá Iran đă nhiều lần từ chối dừng lại sau khi viện cớ đi lạc mới tiến vào hải phận Saudi Arabia bất chấp nhiều lần khuyến cáo, buộc hải quân Saudi Arabia phải bắn cảnh cáo và buộc tàu của Iran phải ra khỏi hải phận nước này. 

Trong bối cảnh về khía cạnh nhằm duy tŕ an ninh khu vực và nổi trội địa chính trị cùng với các cuộc cạnh tranh quyền lực gay gắt ở Trung Đông giữa Arab Saudi và Iran bởi vai trò lănh đạo và những ảnh hưởng lớn về nhiều mặt của cả Iran và Saudi Arabia trong khu vực chịu nhiều tác động từ bên ngoài và những thay đổi từ lănh đạo các cường quốc như Mỹ, Trung cộng và Nga. Tất cả đang trở nên càng ngày càng diễn ra phức tạp kể từ khi quan hệ ngoại giao song phương bị cắt đứt cách đây hơn 5 năm. Thêm vào đó, cuộc chiến ở Yemen đă trở thành một gánh nặng đối với Arab Saudi. Đặc biệt là với mối đe dọa từ lực lượng Houthi trong khi Iran vẫn bị cáo buộc là đứng đằng sau lực lượng Houthi này. Tiếp theo đó, Mỹ c̣n cố t́nh gây áp lực buộc Liên minh Arab ngừng bắn. Do đó Arab Saudi nhận thấy họ không thể giải quyết cuộc chiến ỏ Yemen này bằng quân sự được nữa và muốn rút khỏi cuộc chiến này mà không muốn bị mất uy tín với đàn em trong khối Arab. Hơn nữa, trong những năm gần đây, Arab Saudi cũng nhận thấy các lực lượng thánh chiến Hồi giáo đă không c̣n mặn nồng ủng hộ nước Arab Saudi nữa; mà bọn họ chuyển hướng sang ủng hộ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ là nước đứng hàng “thứ ba” đang cố gắng vươn ḿnh nổi trội lên vai vế “thứ hai” ngang hàng như với Iran và Arab Saudi. 

Chính quyền Mỹ hiện nay cũng được xem là đang từ bỏ các đồng minh cốt cán ở Trung Đông khi Mỹ có những động thái yếu hèn lộ liễu xoa dịu Iran hay vội vă rút quân khỏi một số điểm nóng từ Syria, Iraq tới Afghanistan. Họ làm như cố t́nh tạo ra thảm họa tương tự như ở Benghazi đă trở thành một vết nhơ lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Dường như Mỹ chưa bao giờ suy yếu một cách tệ hại như thế ư? Một lối nh́n khác để nhận xét th́ thấy đây mới chỉ là diện, c̣n điểm nằm ở đâu th́ vẫn là ẩn số chính trị và chỉ có Mỹ vốn thực là chủ mưu sâu hiểm Chính Trị mới đủ khả năng giải mă? Tuy nhiên, nếu suy tư trái chiều th́ đây cũng có thể là cú đánh “hồi mă thương” hay “sát thủ giản” cũng không chừng ! (Theo truyện “Thuyết Đường Diễn Nghĩa”). 

Vai Tṛ Của ISRAEL ở Trung Đông

   Vai tṛ của Israel luôn là cánh tay đại vơ của Mỹ “nhất kiếm trấn ải Trung Đông”. Chúng ta hăy tạm coi như “Tây Thục” tân thời. Những người lính tuyệt vời của Israel luôn hiện diện dưới cờ với khoảng hai ba trăm ngàn chiến sĩ và hiện nay cả hơn trăm ngàn quân đang ở vị thế sẵn sàng tiến ra tiền tuyến. Họ biết rằng, cả nước Israel đang đứng sau họ. Họ hiểu phạm vi của sứ mệnh. Họ sẵn sàng hành động bất cứ lúc nào nhằm đánh bại lũ khát máu Hamas và đồng bọn...và toàn thể dân quân Israel không c̣n nơi nào khác để có quốc gia. Cho nên, khi lịch tŕnh trận chiến trên bộ của Israel tại Gaza được khởi động, điều này có thể sẽ mở rộng quy mô lớn và tốc độ cuộc chiến ngoài tầm kiểm soát của cả hai bên. Nhất là về phía Mỹ, họ  cũng có vài quan ngại riêng nữa; nên Mỹ sẽ t́m cách kềm chế Israel chậm lại lộ tŕnh tấn công của họ. Hiện bây giờ, Israel đang phải tập trung vào Hamas là mối đe dọa tức thời và chưa dứt khoát hay sẵn sàng ra tay mở rộng quy mô xung đột với toàn khối Arab. Nhưng hầu như Israel không tự ḿnh có chọn lựa v́ “sai một ly đi một dặm”. Bởi hiện thời, Hezbollah là cánh tay nối dài của Iran, đă chính thức tham gia vào cuộc chiến tại biên giới phía bắc Israel. Về phần Hezbollah, chiến dịch thành công gây sốc của Hamas vào ngày 7/10/2023 vừa qua có thể là động lực thôi thúc cho nhóm Hezbollah này mở rộng mặt trận thứ 2. Mặc dầu giới lănh đạo Hezbollah đă thừa nhận qua cuộc thánh chiến vào năm 2006 họ đă dự đoán sai trong cuộc chiến này với Israel, nhưng lần này họ có lẽ sẽ thận trọng nhiều hơn. Sau nữa, cũng phải kể đến t́nh h́nh rối ren ở trong nước của cả Mỹ lẫn Israel cũng khiến cho giới lănh đạo Iran ngày càng thêm nung nấu quyết tâm nhiều thêm vào việc thực hành chiến tranh ủy nhiệm của ḿnh cho Hamas và Hezbollah ở phía Bắc của Israel.  

   Hiện nay, mặc dù mối đe dọa cho một cuộc chiến mở rộng ở Trung Đông vẫn lởn vởn trên đầu mọi cấp lănh đạo ở Trung Đông như một bóng ma và kết cục đó hầu như khó tránh khỏi cũng như khả năng cao về cuộc xung đột Hamas-Israel sẽ không dừng lại ở vài tháng gần đây. Thêm vào đó, công luận tại Israel hầu như đạt mức ủng hộ khá cao cho hành động bằng việc sử dụng không quân bắn phá một số mục tiêu quân sự của Iran. Do đó. Iran là kẻ nhúng tay châm ng̣i lửa nhưng lại sợ lây lan; nên luôn khôn khéo tránh né đối đầu trực diện với Israel và Mỹ. Điều này phù hợp với mục đích tối hậu của Iran là dùng các lực lượng ủy nhiệm gây chiến. Điển h́nh là hai lực lượng Hamas ở Gaza, Hezbollah ở miền Bắc của Israel. Trên cơ sở đó, Iran đă ưu tiên hàng đầu là tăng cường quan hệ ngoại giao kinh tế và thương mại với Trung cộng và Nga, cũng như trực tiếp tài trợ các tổ chức khủng bố, trong đó có Hamas, Hezbollah, Taliban, lực lượng Houthi, Lực lượng Quds etc. chính là những kẻ đứng sau các hoạt động gây bất ổn đẫm máu trong khu vực Trung Đông.... Những mối liên kết này được lèo lái chủ yếu bởi chủ nghĩa cơ hội và cùng chung mối thâm thù với Mỹ và Liên Âu (EU). Khả năng cao nhất, một khi cuộc xung đột Hamas-Israel lây lan, một số tài sản về lợi ích thương mại và kinh tế của Iran tại Syria sẽ là các mục tiêu mà Israel đă đặt trong tầm ngắm tọa độ của đại pháo và hỏa tiễn nhắm tới; mà không là trực tiếp bắn vào lănh thổ Iran. Hiện tại Syria cũng đă tham chiến chung với Hamas rồi ! Chúng ta hăy chờ xem chiến tranh Trung Đông sẽ lan rộng và nguy kịch tới tầm cỡ nào và kết quả sẽ chứng minh được là Israel có xứng tầm là “cánh tay đại vơ” hay đúng như “nhất kiếm trấn Trung Đông” hay không? 

 TƯƠNG LAI TRUNG ĐÔNG.

   Một câu hỏi khúc mắc đă được nhiều giới lănh đạo trên thế giới nêu lên là tương lai của Gaza Strip sẽ đi về đâu nếu Israel đạt được mục tiêu xóa sổ lực lượng Hamas trong vài ba tuần, dăm tháng hay cả năm sau. Nhưng có một điều cũng chưa rơ là liệu Israel có thể “loại bỏ hoàn toàn” lực lượng Hamas hay không nữa! Nên giới lănh đạo Israel chưa dám đưa ra câu trả lời chính thức nào. Vậy, chúng ta hăy tạm lạm bàn về một trật tự nào sẽ được thiết lập và sẽ thực thi như thế nào ở Gaza Strip sau khi cuộc xung đột này tạm kết thúc nha. -Bất cứ một nỗ lực nào thông qua ngoại giao con thoi và đạt đến một giải pháp chính trị ngưng bắn chăng nữa; th́ nó cũng đều kèm theo vài ba thách thức nhỏ hay lớn. Bây giờ, chúng ta hăy tạm lạm bàn đến các giải pháp như:

-Israel sẽ không chiếm cứ Gaza Strip v́ như vậy sẽ gặp phải sự phản đối của các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Mỹ. Nếu nói cho rộng và rơ ra là toàn thế giới, cũng như sẽ hủy diệt mối quan hệ với các quốc gia Hồi giáo khác ở Trung Đông đă kư hiệp định Abraham với Israel. Nhất là ngân sách nuôi ăn mấy triệu người Palestine sau khi bị hao tổn nặng nề mọi mặt vật chất cũng như tinh thần về trách nhiệm nhân đạo v́ cuộc chiến thắng Hamas; mà Israel đă phải trả một giá quá đắt!

Nếu một chính quyền dân sự hỗn hợp của người Palestine tiếp quản Gaza Strip sau khi Israel chiến thắng Hamas, như vậy th́ hóa ra Palestine là kẻ trục lợi chăng?

- Chẳng hạn như giao cho các lănh đạo địa phương ở Gaza Strip có mối quan hệ chặt chẽ với Chính quyền hiện hữu Palestine. Như vậy có thể hy vọng được Ai Cập, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) v. v... và Mỹ có cùng ủng hộ chăng? 

C̣n Trung Cộng và Nga nữa? Chắc chắn là giải pháp nào cũng cần phải được “uncle Sam” đồng thuận th́ mới xếp bài ba lá?

- Hay là giao cho Liên Hợp Quốc tiếp quản Gaza Strip sau khi một bên tham chiến bị đánh bại tương tự như ở Kosovo và Timor Leste trước đó?

Vấn nạn đặt ra là liệu các thành viên trên có sẵn sàng đầu tư vốn chính trị vào một trong các kế hoạch như vậy hay không?

Rốt cuộc dù là cuộc chiến Nga-Ukraine hay Israel-Hamas, cũng chỉ có một giải pháp chính trị với sự tương nhượng khả dĩ của cả hai bên tham chiến; th́ mới mong chấm dứt được hai chu kỳ bạo lực tại biên giới đông bắc Ukraine-Nga và ở Trung Đông. Nhất là sẽ tránh không châm ng̣i cho Thế Chiến Thứ III. Nhưng hiện nay mọi dự đoán văn hồi ḥa b́nh cho cả hai cuộc chiến hiện tại đều đang ở rất xa tầm với của bất cứ nhà lănh đạo có quyền lực và uy tín quốc tế nào. Một khi mà cuộc chiến Israel-Hamas nổi lên thành một cuộc “đại khai sát giới” giữa Israel và nhiều nước Hồi giáo khác cùng tham chiến; th́ than ôi “ḥa b́nh” chỉ là từ ngữ hoa ngôn vô thực

    Trong những yếu tố thách thức địa chính trị khác, cũng cho thấy phương Tây đă có cách nh́n lệch lạc cũng như sự hiểu sai lầm lớn về Iran. Riêng giới lănh đạo Mỹ có khác hơn không? Mỹ đă gỡ bỏ bớt cấm vận cho Iran; th́ Iran sẽ đứng ngoài lề và như vậy sẽ dễ có cơ hội đem lại ḥa b́nh cho khu vực Trung Đông? Ngược lại trong quá khứ, Iran đă từng can dự rất sâu, rất chặt chẽ với Hamas, Hezbollah và Houthi. V́ bọn họ luôn có cùng một thái độ là quyết tâm đảo ngược trật tự trong khu vực bằng mọi giá; th́ Mỹ, Liên Âu (EU) và phương Tây hăy sớm thật sự tỉnh thức không nên mải mê mơ mộng hăo huyền về bất cứ một thỏa ước nào với giới cầm đầu mang nặng tính cách giáo quyền chính trị ở Iran. Nhất là khi thị trường dầu mỏ trỗi dậy trở lại; th́ phần bù trừ rủi ro về kinh tế giữa các nước ở Trung Đông chắc chắn cũng sẽ có phản ứng với sự quan tâm của khối Organization of Petroleum Exporting Countries (OPEC), chứ lẽ nào bọn họ lại chịu ngồi yên “tọa san quan hổ đấu”? Tây phương và Mỹ cần mạnh mẽ khai thác chủ nghĩa thực dụng cứng rắn; mà Mỹ đang chính thức áp dụng chính sách này với Nga và Trung Cộng. Đồng thời xây dựng liên minh đồng tâm hiệp lực nhằm gia tăng sức ép với Nga, Tàu và Iran cùng làm tê liệt mạng lưới khủng bố đặt bản doanh trên nhiều quốc gia Arab qua sự yểm trợ và điều động của Iran. Mỹ và phương Tây phải lập tức khôi phục các lệnh trừng phạt nào có áp lực mạnh đối với nền kinh tế Iran; đồng thời gây sức ép quân sự toàn diện, và tỏ rơ các hành động mạnh bạo nhằm phủ đầu hoặc đáp trả các hành vi khiêu khích nào của Iran. Thế giới Hồi giáo Trung Đông và “thế giới bóng tối” đối đầu với Mỹ luôn xem chủ trương ngoại vụ tùy theo nghị tŕnh hàng đầu thay đổi qua mỗi đời tổng thống của đảng Dân Chủ hay Cộng Ḥa Mỹ. Nay nh́n vào hậu quả của cuộc tấn công chết chóc thảm thương trong lănh thổ Israel và Gaza Strip này cùng với sự tham chiến của Syria mới đây, Mỹ và Liên Âu càng cần phải thích nghi nhiều hơn nữa trước t́nh h́nh mới đầy thách đố với thật nhiều bất trắc trước mặt, nhằm tránh xảy ra Thế Chiến Thứ III. 

(Ngô Thiện Cơ - tiết Lập Đông Florida  2023)

Trở lại