“Tổng thống” Biden?

Kư Thiệt

Chỉ c̣n hơn ba tháng nữa, dân Mỹ sẽ tới pḥng phiếu quyết định ai sẽ là tổng thống trong bốn năm sắp tới. Donald Trump sẽ tái đắc cử nhiệm kỳ 2 hay Joe Biden sẽ trở thành tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ?

Theo thăm ḍ ư dân (poll) của hệ thống truyền h́nh Fox News, một tiếng nói trung thực, th́ hiện nay ông Biden đang dẫn trước TT Trump khá xa: 9 phần trăm.

Có vẻ như ông cựu Phó Tổng thống Biden đang hy vọng tràn trề sẽ dọn nhà vào Ṭa Bạch Ốc vào đầu năm 2021, sau một lễ tuyên thệ nhậm chức long trọng, huy hoàng.

Nhưng khoan, ngày 10 tháng 7 vừa qua ông Michael Dukakis đă xuất hiện trên Fox News để nói lên kinh nghiệm của chính bản thân ḿnh trước đây 32 năm. Chắc không mấy ai c̣n nhớ ông Dukakis là ai. Năm 1988, ông Michael Dukakis, Thống đốc Massachusetts, được đảng Dân Chủ đề cử ra tranh chức tổng thống với ứng cử viên của đảng Cộng Ḥa, Phó Tổng thống George H. W. Bush (Bush cha). Năm ấy, ông Ronald Reagan phải rời khỏi Ṭa Bạch Ốc sau hai nhiệm kỳ tổng thống, được quy định trong Tu Chính án thứ 22 của Hiến Pháp Hoa Kỳ. Và, đảng Cộng Ḥa đă đề cử ông Bush “ra” thay.

Xuất hiện trên Fox News, ông Dukakis đă nhắc lại kinh nghiệm của chính ḿnh để cảnh giác ông Biden chớ vội mừng v́ năm 1988 các “polls” đều cho thấy trước ngày bầu cử Thống đốc Dukakis đă dẫn trước Phó Tổng thống Bush cũng với khoảng cách như Biden dẫn trước Trump bây giờ. Kết quả: Bush đă hạ Dukakis với 53% phiếu bầu!

Nếu trí nhớ của ông Biden không được tốt lắm th́ chỉ cần hỏi kinh nghiệm khác của bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử mới bốn năm trước!

Nhật báo USA Today trong số ra ngày Chủ Nhật, 12 tháng 7 vửa qua cũng có đăng một bài nhận định về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2020 và nói rằng “Joe Biden có thể nh́n vào các ‘polls’ và mỉm cười. Với lợi thế trên 10 điểm dẫn trước trong nhiều cuộc thăm ḍ trên toàn quốc, dẫn trước vững chắc tại một số đơn vị ngang ngửa và tranh giành gay gắt tại các tiểu bang Donald Trump đă thắng dễ dàng năm 2016 dự phóng có vẻ như ông Biden có ưu thế để thắng cử vào tháng Mười Một năm nay.”

Tuy nhiên, tờ USA Today nói rằng ông Biden nên thận trọng v́ bốn năm trước tuyệt đại đa số các “polls” chính cũng đă chỉ cho thấy rằng Trump sẽ thất cử. Vậy th́ tại sao lại đặt nhiều tin cậy vào các “polls” bây giờ cho thấy ông phó Biden dẫn đầu một cách liên tục?
Tờ báo đă dẫn chứng lời một cử tri ở Maine, David Burgess, nói rằng ông ta đă không c̣n tin vào các “polls” sau cuộc bầu cử năm 2016. Ông ta nói: “Người ta tiên đoán Hillary Clinton sẽ thắng, và bà đă thua. Cử tri giống như một tảng băng sơn. Với các “polls”, người ta chỉ thấy cái cái đỉnh của băng sơn. Người ta không thể trông thấy phần c̣n lại của băng sơn. Người ta không biết cử tri sẻ bỏ phiếu cho ai.”
“Poll” độc quyền của USA Today cho cuộc bầu cử tổng thống năm nay: Biden đang mở rộng khoảng cách dẫn đầu, nhưng Trump giữ vững sự vượt trội về ḷng nhiệt t́nh.

Charles Franklin, giám đốc về “poll” của Trường Luật Marquette, một trong nhiều “poll” đă cho thấy Clinton dẫn trước xa Trump, nói rằng năm 2016 là “một lư do khiến cho ta phải rất thận trọng.” Ông ta nói: “Nó dạy chúng ta bài học rằng thực ra không có sư an toàn trong những con số bởi v́ có thể sai lầm trong hệ thống hay sự thay đổi vào phút chót của cuộc bầu cử làm cho tất cả mọi người đều sai lầm, và đó là chuyện chúng ta đă thấy vào năm 2016.”
Cái ǵ đă sai trong năm 2016?

Tờ USA Today nói thực ra, các người làm “poll” hầu như đều đúng bốn năm trước đây. Họ đă đúng khi nói Clinton thắng phiếu phổ thông với khoảng 3 phần trăm điểm. Bà ta đă thắng với 2.1 điểm. Và họ đúng về kết quả tại hầu hết các tiểu bang. Nhưng sự nghiên cứu của họ đă không nắm được toàn bộ bức ảnh của t́nh cảm cử tri ở vùng Trung Tây nước Mỹ đă tạo cho ông Trump số phiếu vượt trội để thắng số phiếu Cử tri Đoàn.

Trở lại với cuộc bầu cử năm 2020. Tuy phải đợi tới Đại Hội đảng Dân Chủ 2020 (bắt đầu từ 17 tháng 8) ông Biden mới chính thức được đảng Dân Chủ đưa ra tranh cử với Tổng thống Trump, nhưng ông ta có vẻ tự tin khối cử tri da đen sẽ dồn phiếu để ông trở thành tổng thống Hoa Kỳ thứ 46, như họ đă dồn phiếu cho ông tại North Carolina trong cuộc bỏ phiếu ṿng sơ bộ của đảng Dân Chủ vừa qua để “vực” ông dậy khi ông ta đă gần như bị loại khỏi cuộc đua.

Sự tin tưởng ấy đă đến chỗ mê muội khi Joe Biden nói với một cử tri da đen: “Anh không bỏ phiếu cho tôi trong cuộc bầu cử tới đây th́ anh không phải là người da đen (you ain’t black)!

Ông Biden đă gặp phản ứng mạnh, từ nhiều người nhiều giới, về câu nói “bất hủ” này. Nhưng, tai hại nhất, “đau” cho ông Biden nhất, có lẽ là một bài của ông Vernon Jones, một người da đen và là một dân biểu tại Ha viện Tiểu bang Georgia. Bài được đăng trên trang mạng của Daily Caller ngày 7.7.2020 với tựa đề “JONES: I Am Black And I Am A Democrat. But ‘I Ain’t’ Voting For Joe Biden This November”(JONES:Tôi là một người da đen và tôi là một người thuộc đảng Dân Chủ, Nhưng tôi sẽ không bầu cho Joe Biden vào tháng Mười Một này), và được mở đầu (chuyển sang Việt ngữ) như sau:

“Kể từ ngày ấy vào tháng Năm khi tôi loan báo tôi sẽ ủng hộ Donald Trump tái tranh cử tổng thống, động cơ của tôi đă bị nghi ngờ, sự chính trực của tôi bị công kích, thậm chí trí thông minh của tôi bị thách thức. Chuyện đó không sao cả.

Tôi là một đảng viên Dân chủ trọn đời, nhưng tôi cũng là một người da đen, con trai của một cựu chiến binh Thế chiến II và tự hào là một người Mỹ.

Trong những tuần gần đây, đă có những lời kêu gọi vô lư để giải tán các sở cảnh sát trên khắp đất nước bởi đảng Dân chủ để đáp trả vụ giết George Floyd. Đây là những lời kêu gọi cực đoan sẽ chỉ dẫn đến nhiều nỗi đau và khốn khổ hơn trong các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất của chúng ta.

Từng là cựu Giám đốc điều hành của Hạt DeKalb, Georgia, tôi đă phải quản trị một trong những sở cảnh sát lớn nhất trong tiểu bang. Tôi đă có kinh nghiệm đối phó với các vụ nổ súng của cảnh sát và an ủi các gia đ́nh nạn nhân. Nhưng đồng thời, tôi cũng đă có kinh nghiệm về sự mất mát hai sĩ quan cảnh sát da đen. Tôi đă phải chia buồn với gia đ́nh họ vào giữa đêm và an ủi những đứa con nhỏ của họ. Tôi biết tận mắt khi những người khác đang chạy đi nơi khác để tránh sự hỗn loạn, các sĩ quan cảnh sát đang dấn thân vào cuộc chiến đấu để bảo vệ và phục vụ.

Tổng thống Trump đă kinh tởm v́ cái chết của George Floyd và đă làm mọi việc để bảo đảm rằng ông ta sẽ không chết trong vô vọng. Tổng thống đă thực hiện một phươngg thức hợp lư để hàn gắn đất nước chúng ta. Tổng thống Trump nói rơ rằng ông sẽ bảo vệ tất cả người Mỹ, phục vụ như một đồng minh với những người biểu t́nh ôn ḥa và luôn tôn trọng luật pháp và trật tự.

Nhưng những người biểu t́nh đă quyết tâm gieo rắc hỗn loạn và phá hoại, tất cả đều nhân danh sự b́nh đẳng chủng tộc. (ngưng trích)

Phần kế tiếp, ông Jones kể ra những việc làm của Tổng thống Trump trong gần bốn năm ở Ṭa Bạch Ốc đă đem lại nhiều lợi ích cho người da đen, so sánh với “ thành tích” của ông Biden với 36 năm ở Quốc Hội và 8 năm tại Ṭa Bạch Ốc, để đi dến kết luận như sau:

“Là người Mỹ da đen, chúng ta cần nhận thức được sự lựa chọn rơ ràng trước mặt chúng ta. Joe Biden đă phản bội người Mỹ da đen trong suốt nghề nghiệp của ông ta ở Washington. Tổng thống Trump đă dành 3,5 năm tại văn pḥng tranh đấu để cải thiện cuộc sống của người Mỹ da đen.

Chúng ta không thể bị lừa lần nữa. Những người Dân Chủ như Biden sẽ thoải mái xuất hiện trong các khu phố của chúng ta và bợ đỡ chúng ta từ nay đến tháng 11. Tại sao? Bởi v́ họ chỉ quan tâm đến người da đen trong những năm bầu cử.

Sự lănh đạo của Joe Biden và Tổng thống Donald Trump đang được phơi bày cho tất cả chúng ta thấy. Joe Biden gây chia rẽ và không hiệu lực. Trong khi đó, Tổng thống Trump đang tạo sư đoàn kết, thực dụng và không sợ hăi.

Người mẹ 90 tuổi của tôi vừa qua đời vào tháng Tư. Bà đă dạy cho tôi là người có quan điểm độc lập.
Tôi là người da đen và tôi là người đảng Dân chủ. Nhưng tôi không phải là người bỏ phiếu cho Joe Biden vào tháng 11 này.” Charles Hurt | Stories - Washington Times

Không biết có bao nhiêu người Mỹ da đen (Mỹ gốc Phi) cũng nhận định như ông Jones và làm như ông Jones vào ngày 3 tháng 11 này. Và, không biết có bao nhiêu người Mỹ da trắng (Mỹ gốc Âu) thấy được chân tướng của Joe Biden như K‎ư giả Charles Hurt trong bài “The Unbearable Whiteness of Being… Joe Biden, Biden finds White Privilege in the mirror” (Cái màu da trắng không chịu đựng nổi của… Joe Biden, Biden nh́n thấy Ưu quyền của người Da Trắng trong gương) được đăng trên Nhật báo The Washington Times số ra ngày 10 tháng 7, đă vạch trần bộ mặt thật của Joe Biden, “tổng thống tương lai” (?) của nước Mỹ như sau:

Tất cả mọi người đều biết ông Biden đă là một phần của vấn đề tại Washington trong suốt 47 năm. Vậy mà trong một cuộc phô bày lớn nhất Ưu quyền của người Da trắng kiểu tộc trưởng không chịu nổi, nay ông Biden tuyên bố rằng chỉ có một ḿnh ông ta là vị cứu tinh mà nước Mỹ đang cần trong lúc này.

Theo lời ông ta, nước Mỹ ngày nay là một địa ngục kỳ thị chủng tộc có hệ thống và bất công, nơi mà công lư chết dưới tay của những viên cảnh sát giết người và những công dân độc ác đầy ḷng thù hận – những công dân chẳng may ủng hộ đối thủ chính trị của ông ta.
Ông ta ngâm nga: “Chúng ta đang ở trong cuộc chiến đấu cho linh hồn của đất nước này.” Nói cách khác, một trận chiến giữa những kẻ ủng hộ Tổng thống Trump kỳ thị chủng tộc chống lại những chiến sĩ cao đẹp nổi loạn trên đường phố, giết chết cảnh sát, ném bom lửa vào các ṭa nhà và kéo đổ những pho tượng, nhân danh George Floyd.

Nhưng, bằng cách nào chúng ta đă đi tới chỗ này, thưa ông Biden? Ông đă ở trong chính quyền lâu hơn bất cứ người nào khác c̣n sống trên đất nước này. Ông đă ngồi ở Thượng viện hơn 35 năm. Ông đă tự hào kể lại sự gắn bó của ông với những kẻ phân chủng kỳ thị trong chính đảng của ông qua nhiều thập niên.

Trong 47 năm, ông đă ngồi trên những cấp bậc cao nhất của quyền lực. Ông đă là chủ tịch của hai ủy ban đầy thế lực tại Quốc Hội, mà một trong hai ủy ban ấy đă cho ông quyền hạn vô song để tạo thành hệ thống tư pháp liên bang.

Trong tám năm cuối cùng của ông với quyền lực, ông ở trong Ṭa Bạch Ốc, nơi ông đă phục vụ như một chính khách lăo thành khôn ngoan trong ngành hành pháp của chính quyền Mỹ- một nhiệm sở ông muốn cử tri đưa ông trở lại đó. Thật là một ưu quyền của người da trắng.

Tối thiểu, ông Biden, ông chịu trách nhiệm về cái địa ngục kỳ thị chủng tộc mà ông tuyên bố chiếm một nửa nước Mỹ. Làm sao có ai trông đợi ông sẽ sửa đổi cái băi rác mà ông phải chịu trách nhiệm, cái băi rác mà ông từ chối ngay cả nhận trách nhiệm? Ưu quyền da trắng.

Lôi thôi hơn cả, làm sao có ai trông đợi ông sửa đổi cái đống rác mà ông đă làm ngơ hay chứng tỏ là bất lực để sửa đổi trong 47 năm ông ngự trị trên tất cả mọi ngành của chính quyền liên bang? Tuyệt đối, Ưu quyền da trắng chính hiệu, không giả mạo.

Té ra trong 47 năm đó ông Biden ngự trị tại Washington, ông ta chỉ lo làm sạch cái cổ họng. Chỉ là sự khởi động.
Có sự phô diễn nào kệch cỡm và khó coi hơn về ưu quyền da trắng kiểu tộc trưởng hơn là làm sạch liên tục cổ họng của một người? Đó là điều mà những người da trắng già đầy quyền thế làm khi họ không có ǵ để nói nhưng chắc chắn là họ không muốn cho ai khác lên tiếng.

Nhưng đó là Joe. Về phần khá hơn, ông Biden là một chính trị gia ở Washington, trong suốt năm thập niên, ông ta chỉ điều hành mỗi một cái. Cái mồm của ông ta. (ngưng trích)

Charles Hurt vạch ra thành tích nói sai nói bậy của Joe Biden trong suốt 50 năm để kết luận như sau:
Sau cùng, ông ta đă ứng cử tổng thống liên tục và chưa bao giờ được số phiếu khá hơn 2% – cho đến khi ông Obama kéo ông ta lên từ thùng rác của lịch sử.

Chiến dịch tranh cử của Joe Biden không chỉ là một cuộc tấn công vào nước Mỹ trong giai đọan khởi đầu của ông Trump. Đó là một cuộc tấn công vào nước Mỹ mà ông Obama đă để lại sau lưng.

Ngay cả sau 8 năm ông Obama sửa chữa mọi điều, nước Mỹ vẫn ở trong một địa ngục kỳ thị chủng tộc một cách có hệ thống, theo lời ông Biden.

Nhưng, Joe và chỉ một ḿnh Joe sẽ sửa chữa tất cả mọi chuyện. Tất cả những ǵ ông Obama không sửa chữa được hay đă làm cho bừa bộn thêm, Joe Biden – sau 47 năm ninh hầm trong cái nồi ưu quyền da trắng – sẽ sửa chữa tất cả mọi sự. (ngưng trích)
Tương lai nước Mỹ sẽ đi về đâu nếu ông Joe Biden trở thành tổng thống thứ 46 của đất nước tươi đẹp này nhưng đang ở giữa ngă ba đường?

Kư Thiệt

Trở lại