TREO ĐẦU HEO, BÁN THỊT CHÓ

Đại-Dương

Trong hai ngày 10 và 11 tháng 6 năm 2023, một cuộc Hội thảo về Biển Đông, tức Biển Nam Trung Hoa (South China Sea, SCS) tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam ở Paris, quy tụ khá nhiều các nhóm người Việt ở Châu Âu và một số diễn giả Quốc tế.

Trong các khách gửi tham luận nhưng không có mặt tại chỗ là GS Gerhard Will (Đức), TS Trần Bằng (Thụy Điển), GS Sandra Scaglioti (Ư) và ông Nguyễn Khắc Mai từ Việt Nam.

Cuộc Hội thảo này có phản ánh dư luận của Cộng đồng Người Việt Hải hay chỉ đại diện cho tiếng nói của Nhà cầm quyền Hà Nội? Hỏi cho có lệ v́ ai cũng biết mục đích của nó chỉ nhằm đánh bóng cho vai tṛ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bắc Kinh.

Thứ nhất, đa số “chuyên gia” Việt xuất thân từ guồng máy cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam nên họ không thể làm mích ḷng Hà Nội hoặc các Toà Đại sứ Cộng sản Việt Nam ở Châu Âu. Họ phản ảnh chính sách của Hà Nội mà không một ai nói lên khát vọng của Dân tộc Việt Nam bị Cộng sản cai trị.

Thứ hai, “Viện nghiên cứu Địa chính trị ứng dụng” thuộc Thượng viện Pháp cũng tổ chức Hội thảo về Biển Đông, đánh dấu tham vọng của Pháp muốn trở lại khu vực từng can dự trực tiếp từ thế kỷ 19.

Tác giả Nguyễn Giang ghi nhận “đây là sự kiện do các nhóm Việt Kiều, người song tịch, người Việt ở Âu, Mỹ ủng hộ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông đứng ra tổ chức … đa số thành viên của đoàn từ Ba Lan là những người có học, song ngữ, có khả năng kinh tế và kinh nghiệm làm việc ở EU. Đây là một sức mạnh mới, năng động hơn và phong phú hơn các hoạt động thường thấy của khối người Việt cũ tại Châu Âu”.

Đa số người Việt ở Ba Lan không mang danh nghĩa “tị nạn Cộng sản” nên phát biểu có lợi hoặc phản ảnh chính sách của Hà Nội v́ họ vẫn bị đội chiếc kim cô cộng sản.

Tiến sĩ Lă Đức Trung phát biểu “Việt Nam phải giành lại toàn bộ các ḥn đảo mà cần nh́n thực tiễn, kêu gọi cùng khai thác kinh tế, bảo tồn thiên nhiên vùng biển này … tôi đă đọc những kết luận, nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học, hoặc những người t́m hiểu về Biển Đông. Th́ họ có những cái nh́n khá giống nhau về lịch sử, căng thẳng quá khứ và hiện tại, chưa đưa được giải pháp nào cụ thể để giải quyết vấn đề Biển Đông cực kỳ căng thẳng”.

Phát biểu của Tiến sĩ Lă Đức Trung phản ánh chủ trương của Trung Cộng và Việt Cộng muốn toàn quyền làm chủ Biển Nam Trung Hoa. Nó hoàn toàn trái với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà họ đă kư kết và phê chuẩn. Chính phủ Mỹ đă kư, nhưng, Lưỡng viện Quốc hội không phê chuẩn. Hoa Kỳ vẫn thi hành v́ nội dung của UNCLOS có chứa tất cả các văn kiện biển đă được phổ biến và thực thi từ lâu.

Việt Cộng không đủ khả năng đương đầu với Trung Cộng trên Biển Nam Trung Hoa nên lúc nào cũng lép vế như một chư hầu.

Vấn đề căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) liên quan đến hai cơ quan tài phán quốc tế mà Trung Cộng và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không thực thi nghiêm chỉnh.

Thứ nhất, Toà án Công Lư Quốc tế (ICJ) được thành lập từ năm 1899 và tới năm 2021 đă phân xử 181 tranh chấp về Chủ quyền Quốc gia. Tất cả thành viên của Liên Hiệp Quốc đều là thành viên của Quy chế Ṭa án Quốc tế. Nếu bị đơn không chấp nhận th́ ICJ không phân xử. Năm 1933, Đế quốc Pháp đại diện cho Nhà nước An Nam kiện Trung Hoa về chủ quyền Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa. Nhưng, Bắc Kinh từ chối tham dự nên ICJ không thể phán xét.

Như thế, luật pháp nằm trong tay kẻ mạnh. Bắc Kinh đă, đang và sẽ áp dụng luật “mạnh được yếu thua” nên chớ kỳ vọng sẽ được ăn đồng, chia đủ khi khai thác chung. Phải chăng ư kiến của Tiến sĩ Lă Đức Trung chỉ đáng làm chiếc loa phường?

Thứ hai, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) tạo ra có nhiệm vụ phán xét về quyền-chủ-quyền trên biển. Dù bị đơn (Trung Cộng) không tham dự, nhưng, ngày 12/07/2016, Toà án PCA vẫn tuyên phán Phi Luật Tân thắng và có hiệu lực tức khắc. Việt Nam “PHẢI” dựa vào Phán quyết này mà bảo vệ quyền-chủ-quyền trên Biển Nam Trung Hoa. Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba phải dựa vào PCA mà bảo vệ quyền-chủ-quyền của quốc gia. Tiếc thay, họ không đủ sức đương đầu với Bắc Kinh nên mất dần diện tích biển và quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được UNCLOS quy định. Ngoại trừ, Tân Gia Ba hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ nên Bắc Kinh không dám đụng tới chú bé tí hon này.

Thứ ba, bất chấp phán quyết của PCA, Bắc Kinh tăng cường và phối hợp Lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân quân Biển thành lực lượng quản chế mọi sinh hoạt trên SCS. Lực lượng này đẩy Hải quân và ngư dân của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á vào gần bờ hơn.

Năm 2013, Tổng thống Barack Obama mời Chủ tịch Tập Cận B́nh đến California họp kín để chia đôi Thái B́nh Dương. Khi Obama họp báo chung với Tập đă khoác lác về mối “quan hệ giữa hai nước lớn” bị dư luận chỉ trích nên không dám nhắc đến nữa.

Nhưng, Tập Cận B́nh thường xuyên nhắc tới và thực thi. Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 vào thăm ḍ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam suốt 3 tháng trường. Đồng thời, tiến hành xây 7 đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) được trang bị radar và hoả tiễn chĩa lên trời cùng với 3 phi đạo mà mỗi cái dài hơn 3,000m. Nhóm Hoàng Sa và Trường Sa trở thành các Quận biển và tăng cường lực lượng quân sự đồn trú và mở rộng.

Mặc dù Tập Cận B́nh và Vladimir Putin thề sống chết cùng có nhau tại Thế Vận Hội Mùa Đông tại Bắc Kinh năm 2022, nhưng, Bắc Kinh vẫn quấy phá vụ khai thác dầu hoả chung của Việt Nam và Nga trên Biển Nam Trung Hoa v́ thuộc quyền tài phán của Bắc Kinh!!!

Putin sa lầy ở Ukraine trong khi Tập chỉ diễu vơ dương oai trong khu vực Đài Loan đă diễn ra gần một năm rưỡi càng khiến phần đông Cộng đồng Quốc tế cương quyết ủng hộ nền độc lập, tự chủ của Đài Loan, tức Trung Hoa Dân Quốc độc lập với Hoa Lục.

Tiến sĩ Lă Đức Trung cho rằng t́nh h́nh trên Biển Đông là sự đối đầu của Trung Quốc và Mỹ, và các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Úc, Pháp, Đức, New Zealand rất ấu trĩ và hàm hồ.

Thứ nhất, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) đă quy định rơ ràng và chi tiết từ trong đất liền ra về Nội thuỷ, Đường cơ sở, Lănh hải 12 hải lư, Vùng tiếp giáp lănh hải 12 hải lư, Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư, Thềm lục địa, Vùng biển quốc tế.

Thứ hai, các quốc gia kư vào Công ước không có quyền ban hành các lệnh trái với Công ước.

Không ai được quyền ngăn cản hoạt động của tàu, thuyền, chiến hạm quốc tế hải hành, hoạt động đúng với luật pháp quốc tế.

Trung Cộng ban hành thêm các luật pháp trái với UNCLOS rồi cáo buộc các nước khác vi phạm hoàn toàn không thể chấp nhận. Bắc Kinh có thể dọa nạt các nước yếu để mị dân, nhưng, không thể đụng tới các cường quốc biển mà có thể huênh hoang.

Chiến hạm Mỹ tuần tra quanh các đảo nhân tạo của Trung Cộng theo đúng quy định trong UNCLOS bất chấp các chiếc loa đe dọa của Bắc Kinh.

Nhật Bản, Úc, Pháp, Đức, New Zealand không hề sợ Trung Cộng, Việt Cộng đe doạ. Thử đụng tới họ th́ biết đá, biết vàng ngay tức khắc!!!

Đại-Dương  

Trở lại