TƯƠNG LAI HẢI CHIẾN TRÊN THÁI BÌNH DƯƠNG

Đại-Dương 

Không ai trên thế giới bác bỏ nguy cơ chiến tranh trên Thái Bình Dương. Nhưng, tiên đoán phát súng xuất quân vẫn mơ mơ, hồ hồ. Ai cũng mong trời êm biển lặng để nghe giọng hò, câu hát của những người đi biển quyện trong cơn gió căng buồm, mát mặt.

Tiếc thay, loài người chưa bao giờ loại bỏ được những bộ óc u ám với tâm địa độc ác chỉ muốn làm “cha thiên hạ” mà đè đầu cưỡi cổ kẻ yếu thế.

Sự thật không thể chối cãi: (1) Tập đoàn Barack Obama-Joe Biden-Hillary Clinton trương cờ “Dân Chủ” nhằm “Dân Chủ hoá” Bắc Phi và Trung Đông. Hậu quả: Chiến tranh sắc tộc-tôn giáo, dân chủ-độc tài suốt 8 năm tại chức. Kết quả Trung Đông vẫn là Trung Đông Hồi Giáo độc tôn. Hồi giáo Taliban vẫn là Hồi giáo Taliban tuyệt đối. (2) Sau hai năm làm chủ Toà Bạch Ốc, Tổng thống Donald Trump đã bình định tình hình Bắc Phi và Trung Đông mà không cần tăng quân. Dàn xếp thỏa thuận rút quân Mỹ khỏi Afghanistan (3) Hiệp ước Abraham là thỏa thuận giữa Israel và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) diễn ra vào ngày 13 tháng 8 năm 2020. Israel đã ký Thỏa thuận Hoà bình với Ai Cập năm 1979 và Jordan năm 1994. Khởi đầu tiến trình hòa giải giữa Hồi giáo Sunni và Do Thái Giáo. (4) Chiến tranh và hỗn loạn tại Bắc Phi và Trung Đông kéo dài suốt 8 năm cầm quyền của cặp Barack Obama-Joe Biden. Tân Tổng thống Biden bôi một vết đen vào Quân sử Hoa Kỳ khi ra lệnh triệt thoái khỏi Afghanistan. (5) Tổng thống Biden đâm đầu vào Ukraine rồi lặng lẽ bỏ lại chiến trường cho Tổng thống Nga, Vladimir Putin khiến NATO xào xáo. Số phận của Ukraine hiện nay như chỉ mành treo chuông!

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chớp thời cơ để làm lãnh đạo thực tế NATO như tham vọng bất thành của Tổng thống Charles de Gaulle bị một số nước chống đối, đặc biệt là Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Kẻ nói nên, người bảo không cãi nhau ỏm tỏi trong lúc Putin làm chủ chiến trường Ukraine. Công trạng và ảnh hưởng quốc tế như Charles de Gaulle mà còn bó tay huống chi con ngựa non háu đá Macron?

Vai trò lãnh đạo NATO như con thuyền không bến đang cố chống chọi phong ba, bão táp mà kẻ muốn chèo tới, người muốn cạy lui (chèo ngược chiều) trong khi Chính quyền Biden dùng nhiều chiến hạm cùng với các quốc gia đồng minh cố sức duy trì an ninh hàng hải trên hải trình qua Biển Đỏ. Dùng hỏa tiễn trị giá nhiều triệu USD để bắn UAV của Houthi trên Biển Đỏ giống như đem bại bác bắn ruồi! Các chiến hạm của thế giới do Hoa Kỳ chỉ huy vẫn không triệt hạ được Tổ chức Houthi ở Yemen.

Cuộc chiến khốc liệt, vô nhân đạo vẫn tiếp diễn tại Trung Đông hiện nay đã khơi lại giai đoạn Obama-Biden cầm quyền đầy náo loạn khắp thế giới mà còn có phần vô-nhân-đạo hơn.

Thất bại của Tổng thống Biden tại Ukraine và Trung Đông đã trở thành cơ hội ngàn năm một thuở để Chủ tịch Uy quyền tuyệt đối Tập Cận Bình xây dựng nền tảng Đế quốc Đỏ ở Tây Thái Bình Dương.

Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đổi tên Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, (USPACOM) thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USINDOPACOM) chịu trách nhiệm trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Tập Cận Bình nỗ lực thúc đẩy kế hoạch hiện-đại-hoá Hải Quân Trung Quốc. Có tiền mua tiên cũng được.

Trump tăng cường sự giám sát mọi hoạt động của Tập trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Sau khi Tổng thống Joe Biden vào Toà Bạch Ốc, Chủ tịch Tập Cận Bình mở rộng quyền kiểm soát trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) theo nhịp độ lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc.

Hiện nay, Hải Quân Trung Quốc đã có nhiều chiến hạm hơn Hoa Kỳ về số lượng, đặc biệt trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Thực tế, khả năng Hải quân Trung Quốc rất giới hạn: (1) Thời Từ Hy Thái Hậu đã có Hạm đội Bắc Dương và Hạm đội Nam Dương đều bị Hải quân Hoàng gia Nhật Bản cho đi mò tôm qua vài trận hải chiến. (2) Tình trạng tham nhũng nghiêm trọng thời Tập Cận Bình khá giống thời Từ Hy Thái Hậu. Hải quân Trung Cộng chưa có dịp giao chiến với các Hải quân tiên tiến trên thế giới nên kỳ vọng chiến thắng rất khó tin.

Thực tế, Hải Quân Trung Cộng rất khó đối đầu với Hải quân Phương Tây là điều tất yếu.

Kể từ năm 1980, Lưu Hoa Thanh làm Tư lệnh Hải Quân Trung Quốc đã kết hợp các ngành thành một lực lượng Hải Quân đáng kể.

Trong thế kỷ thứ 21, Lực lượng Hải quân Trung Quốc đã có thể so sánh với bất cứ Hải quân nào trên thế giới về lý thuật và thao dượt. Nhưng, rất khó sao sánh với kinh nghiệm tích lũy của Hải Quân Hoa Kỳ qua hai trận Đại chiến Thế giới.

Hiện tại, Hải Quân Trung Quốc chỉ có thể bắt nạt các quốc gia duyên hải, nhưng, vô phương làm chủ Biển cả trên thế giới.

Các quốc gia duyên hải nên dựa vào Hoa Kỳ làm đối trọng với Trung Quốc nếu không muốn làm toi mọi muôn đời cho dòng máu Thành Cát Tư Hãn.

Hoa Kỳ sẽ không tham gia cuộc chiến trên đất liền như từng xảy ra trong hai cuộc Thế chiến mà chủ trương “Ai làm chủ Biển Cả sẽ làm chủ thế giới”.

Nhật Bản, Đại Hàn, Hoa Kỳ là Liên minh kiềm chế tham vọng vô bờ của Hải Quân Trung Quốc.

Đại-Dương

Trở lại