Những Suy Tưởng Về Bất Bạo Động Trong Một Thề Giới Đầy Bạo Lực 

Tác giả Peter Harvey

Dịch giả TS.Đỗ Kim Thêm

Giáo lư Phật giáo và những nguyên tắc liên quan đến việc dùng bạo lực có đề ra như sau:

 

(1) Giới đầu tiên của Phật là cam kết từ bỏ ư tưởng gây tổn hại hay giết bất cứ sinh vật hữu t́nh nào, dù trực tiếp hay qua trung gian người khác. 

 

(2) Nhấn mạnh đến ḷng từ bi bác ái. 

 

(3) Theo đuổi lư tưởng trong một lối mưu sinh liêm chính, một yếu tố trong Bát Chánh Đạo đưa tới Niết Bàn, nhằm ngăn ngừa được cuộc sống gây đau khổ cho tha nhân. 

 

Trong số những h́nh thức được kể ra về việc mưu sinh bất chính là cuộc sống bằng mua bán vũ khí. Chấp nhận những giới luật này th́ chiến tranh và các h́nh thức sử dụng bạo lực có thể biện minh được không? 

 

Giáo lư của nhà Phật nhắm vào một t́nh trạng hoàn toàn bất bạo động, dựa trên sự tỉnh thức và nội lực bắt nguồn từ tâm tỉnh lặng. Dẫu cho con người không hề hoàn hảo, khi con người sống trong một thế giới mà người khác mưu t́m lợi thế bằng bạo lực, v́ họ phải luôn đối đầu với nghịch cảnh, th́ ta có nên đáp ứng lại bằng cách pḥng thủ bằng bạo lực không. Chủ trương hiếu hoà có thể là một lư tưởng, nhưng trong thực tế Phật tử thường dùng bạo lực để thủ thân ḿnh hay bảo vệ quê hương, nếu không nói đến việc đôi khi dùng bạo lực tấn công, như bất kỳ nhóm ngựi nào khác. Phật tử b́nh thường có thể cảm thấy rằng không thể dùng phương cách bất bạo động một cách tuyệt đối, đặc biệt là khi họ c̣n bị ràng buộc với quá nhiều thứ mả họ cảm thấy đôi khi ḿnh cần phải sử dụng bạo lực để bảo vệ. Dĩ nhiên, họ có thể tử bỏ tất cả để quy y thành sư tăng, nhưng họ không thể sẳn sàng khấn nguyện cho hết mức độ của ḿnh.

 

Có vài kinh điển đă nói đến chiến tranh và dùng bạo lực để trừng phạt, nhưng t́m cách biến đổi quan điểm thông thường của thế gian là bạo lực cũng đôi khi cần thiết bằng cách là đối thoại với một lư tưởng không dùng bạo lực. Về điểm này, Phật có nói đến ḿnh như một người xuất thân từ giai cấp lănh chuá. Trong hai bài pháp ngắn, Phật có b́nh luận về hai cuộc chiến xảy ra khi ác vương A Xà Thế, Ajàtasattu, tấn công vào lănh thỗ của chú ḿnh là vua Ba Tư Nặc, Pasenadi, cũng là một tín đồ của Ngài, và được coi như là người luôn làm việc thiện.

 

Trong cuộc chiến đấu tiên, vua Pasenadi bị đánh bại và rút lui. Đức Phật có suy nghĩ về sự bất hạnh này và ngài nói rằng: “Chiến thắng gieo thêm hận thù, người bại trận sống trong đau khổ. Hạnh phúc thay cho một đời sống an hoà, từ bỏ đưọc mọi chuyện thắng thua.  Điều này cho thấy rơ rằng sự chinh phục đem lại bi đát cho người thua cuộc mà chỉ đưa tới thù hận và dường như chỉ muốn chinh phục lại kẻ chinh phục.”

 

Trong cuộc chiến thứ hai, vua Pasenadi đă thắng và bắt được vua Ajàtasattu, nhưng ông tha mạng và chỉ tịch thu toàn bộ vũ khí và nắm quân đội. Đức Phật đă luận giải rằng: “Người ta có thể hôi của người để phục vụ cho cứu cánh của ḿnh. Nhưng khi họ hôi của người khác th́ người mất của lại hôi của người khác. Cho đến lúc mà quả ác báo chưa chín mùi, th́ kẻ điên nghĩ đó chính là cơ hội, nhưng khi ác báo đă đủ rồi th́ kẻ điên chịu khổ. Giết người th́ sẽ bị người giết lại, chinh phục người th́ sẽ bị người chinh phục lại, sỉ nhục người sẽ bị người sỉ nhục lại. Phẫn nộ gây thêm phiền năo. Ai lấy của ngựi sẽ bị người lấy của lại, đó là luật tiến hoá cuả nghiệp báo.” 

 

Điều này chỉ rơ gây hấn chỉ đem tới phản công bằng bạo lực để pḥng vệ mà không cần phải biện giải, v́ được coi như là quả nghiệp của kẻ tấn công. Khi phản công như thế xảy ra th́ không c̣n cần biện minh nửa. Chính thế mà gây hấn cần ngăn chận. Pasenadi, một người pḥng thủ hiếu hoà không thoát được lời chỉ trích. Dĩ nhiên tha mạng của kẻ thù bị đánh bại là một điều tốt, nhưng lại để kẻ thù này không tự bảo vệ được khi không c̣n quân đội, th́ điều này coi như là chất chứa thêm cho bất ổn.

 

Khantipalo đă luận giải như sau: “Chỉ cần tóm tắt sự vô nghiả của chiến tranh nhằm giải quyết xung đột trong hai ḍng. Đức Phật thấy được hành vi của vua Pasenadi tóm thâu quân đội của đứa cháu của ḿnh là không hiệu quả. Kết quả là làm khó khăn thêm cho vua Ajàtasattu giải quyết việc chinh phục Kosala, mà vua có thể làm được.” Trong thời đại của chúng ta, việc đ̣i ḥi nước Đức phải bồi thường chiến tranh sau Đệ Nhất thế chiến là một tấm gương tốt khác–Báo thù của chúng ta chỉ lôi keó theo báo thù của họ, như chúng ta đă thấy trong trường hợp Hitler và Đệ Nhị thế chiến. 

 

Kashi Upadhyaya luận giải rằng những đoạn kinh nêu h́nh ảnh về một ngựi pḥng thủ hiếu hoà chỉ là một là một điều tốt ở một mức độ vừa phải, mà không đạt được lư tưởng của việc hoàn toàn bất bạo động.

Trong khía cạnh khác, Elizabeth Harris nói đoạn kinh trích này cho thấy đây là một sự chấp nhận một thực tại chính trị mà thế giới là một thực tại như thế, vai tṛ của Pasenadi trong việc ǵn giử giang sơn chống lại ngoại xâm được xem là cần thiết và đáng ca ngợi. Có lẽ điểm mấu chốt của vấn đề là khi người ta từ bỏ thành bại th́ có c̣n là nhà vua hay không, hay lại phải quy y thành một nhà sư theo đuổi mục tiêu lư tưởng này. Đoạn kinh này không chỉ rơ. 

 

Harris chắc chắn đă sai lầm khi nói rằng hành vi của Pasenadi là đáng ca ngợi. Ông ta đă mô tả quá đơn giản hành vi trong một chừng mực giới hạn, tùy theo cảm xúc và hoàn cảnh của ḿnh. Ngoài ra, Pasenadi than văn với Đức Phật về quan tầm trọng vai tṛ của một vị vua, mà chủ yếu là thúc đẩy những việc như là ham muốn và chinh phục. Đức Phật đă giúp ngài soi lại tâm ḿnh về những việc lương thiện bằng cách nhắc nhở ngài rằng vua cũng như bao nhiêu người khác, vua cũng sẽ chịu ṿng lăo tử.

 

Dù thế, vấn đề c̣n lại đối với một vị vua, một Phật tử thuần thành, th́ việc cai trị không bằng bạo lực là điều có thể làm được hay không hay lại phải t́m một cách thỏa hiệp một cái ǵ đó như vua Pasenadi đă làm. Đức Phật ngạc nhiên khi nếu một vị vua trị v́ khi dùng Chính Pháp của Phật (công bằng, đức độ và chính trực) được không, không trực tiếp giết người, không gây ra sự giết người, không chinh phục và không gây ra sự chinh phục, không khổ và không gây khố cho ai. Trước khi trả lời câu hỏi của chính ḿnh, ma vương xuất hiện trước ngài và khuyến khích ngài hăy làm như một vị vua. Ngạc nhiên khi thấy ma vương lại khuyên ngài như thế, ngài thấy rằng các vị vua không thể nào tránh được ṿng luyến ái, gây phiền năo, mà một người phóng khoáng không thể tránh được chiều hướng này. Có lẽ điều này ám chỉ rằng làm vua mà phóng khoáng th́ không thích hợp, trong khi đối với mọi nguời thường khác th́ quy luật bất bạo động vẫn c̣n là một điều có thể làm được, dù là nguy hiểm của nhũng lạm do ràng buộc vào lạc dục cần luôn được cảnh tỉnh.

 

Thực ra, Đức Phật có nói rằng chính Ngài là một minh vương, Cakkavatti, không sử dụng bạo lực trong quá khứ. Là vua nhưng dùng bằng Chính Pháp của Phật, là người trị v́ tứ phương, là người đă lập được an ninh trong lảnh địa của ḿnh.”Ta đă có hơn một ngàn người tùy tùng mà c̣n là những anh hùng, những kẻ chinh phục được quân thù. Ta luôn nghĩ đến trần gian được biển vây bọc này, sẽ được chế ngự bằng Đạo Pháp mà không cần có gây gộc hay kiếm cung.”

 

Nói như thế không v́ Minh vương Cakkavatti không có quân đội. Theo kinh Minh Vương, Cakkavatti Sihanàda Sutta, sau khi phụ vương Cakkavatti thoái vị để quy y, cũng có vua đề ra quân luật, bằng cách đi tứ phương một với quân đội ḿnh, với những kẻ thù nay muốn thần phục và chấp nhận lời khuyên quy y theo ngũ giới. 

 

Chính thế mà bất bạo động là điều cần thiết. Đó là điều tại sao mà ngài nói ngài cai trị bằng Chính Pháp của Phật để bảo vệ mọi thành phần dân chúng khỏi tội phạm và nghèo đói, và ngài cũng tham vấn các bậc chân tu về những ǵ gọi là thiện và ác. Dĩ nhiên, liên hệ đến tội phạm hàm chứa sử dụng bạo lực, dù không nhất thiết phải là giết người. Thực vậy, kinh Agganna nói rằng vị vua đầu tiên được chọn lựa trong xă hội con người nhằm để ứng xử với người làm việc sai trái, nhưng chỉ v́ với phẩn nộ, sỉ nhục hay xua đuổi của họ mà thôi.

 

Trong những kinh đầu tiên của Phật giáo đă có nói về quy luật bất bạo động. Ngay cả điều này dường như chấp nhận rằng đây là một lư tưởng chỉ có thể phù hợp với bậc siêu phàm. Sau khi nghiên cứu kinh này, Harris cho rằng: 

 

„Điều rơ ràng là cư sĩ không bao giờ đề xuất dùng bạo lực khi đă có hoà hợp hay dùng bạo lực để chống lại kẻ vô tội. Nếu phải bảo vệ mà dùng bạo lực là cách duy nhất, th́ họ không hề cố bảo vệ một cái ǵ không rỏ ràng … Người nào cảm thấy rằng bạo lực dùng để biện minh cho các bảo vệ sinh mệnh của người khác th́ nên chú ư đến những hậu quả của nó... Người ta phải nhớ đến những qủa nghiệp nguy hiễm về những hành vi của ḿnh mà ḿnh phải lănh , không thể tránh được… Những người như thế cần cân nhắc những động lực của ḿnh… Họ phải cân nhắc những nguy hiểm trước mặt nhằm ngăn ngừa điều ác lớn lao hơn.“

 

Phật giáo có thể hiểu được nếu một khi bạo lực được sử dụng, nhưng thật ra không chấp nhận. Điều này có thể t́m thấy trong kinh khi kể đến những h́nh thức thông minh hơn để tự pḥng vệ. Trong phần giảng luận kinh Pháp Cú có kể chuyện một người đàn bà suưt bị chồng giết, ngườ́ mà bà đă cứu mạng trước kia. Khi người này lập mẹo t́m cách đẩy chồng ḿnh rơi xuống tảng đá nơi bờ biển, một vị thần thấy được và nói rằng bà này khôn ngoan như đàn ông. Nhưng đúng ra th́ Phật hay sư tăng nói rằng không hề có một sư chấp nhận trực tiếp nào về hành động có liên quan đén sử dụng bạo lực.

 

Vua Ấn Độ A Dục, Asoka, (268-239 trưóc TC) được Phật tử vinh danh như một tấm gương cho đạo đức xă hội của Phật giáo, một phần v́ ông đề cao bất bạo động. Trong khi thúc đẩy dân chúng làm theo điều này và những nguyên tắc đạo đức khác của Phật giáo, tự ông cũng từ bỏ thói quen sử dụng bạo lực trong vương quốc của ḿnh. Thật vậy, trong kinh Manusmrti của Ấn Độ giáo nhà vua phải gây chiến khi ông nghĩ là các thần dân đều đồng ư đây là cách hay nhất để nhà vua mở rộng uy quyền, nhưng kinh Mahàbhàrata nói không có tội ác khi nhà vua giết kẻ thù. 

 

Trong thời kỳ đầu tiên lúc trị v́, trước khi quy y theo Phật giáo, Asoka đă chiếm vùng Kalinga, nhưng pháp dụ ghi trên đá ở Kalinga có ghi laị nổi kinh hoàng về sự tàn sát này đă gây ra. Nhờ thế ông từ bỏ xâm lăng, mặc dù ông vẫn c̣n là đứng đầu một vương quốc hùng mạnh. 

 

Cho dù vẫn c̣n nắm giử quân đội và trong một chỉ dụ báo động cho dân vùng biên giới gây xáo trộn, trong khi ông vẫn không thích sử dụng quân đội để chống họ, nếu họ cứ quấy phá, th́ trong trường hợp cần thiết ông sẽ dùng bạo lực. Ông giử mục đích mở rộng ảnh hưỏng của vương quốc ḿnh, nhưng luôn t́m cách gởi sứ giả của ḿnh đi để thu phục bằng Chính Pháp của Phật. Ông muốn mở rộng cách cai trị của ḿnh và thành lập các liên minh. Một thí dụ nổi tiếng của việc này là liên kết của ông với Sri Lanka, nơi mà con của ông, cũng là sư Mahinda, truyền bá Phật giáo theo h́nh thức Phật giáo Nguyên Thủy.

 

Kinh Đại Niết Bàn, Arya satyaka parivarta, có lẽ là kinh Đại Thừa ảnh hưởng bởi sắc dụ của vua A Dục, và từ đó ảnh hưởng lan rộng đến Tây Tạng, dạy rằng nhà lănh đạo liêm chính phải t́m cách tránh chiến tranh bằng thương thuyết, xoa dịu hay có những liên minh mạnh. Nếu phải bảo vệ xứ sở th́ nhà vua phải t́m cách chiến thằng kẻ thù chỉ với mục tiêu bảo vệ dân ḿnh và luôn tâm niệm rằng đây là như cầu bảo vệ mọi sinh mạng, không quan tâm đến cá nhân và tài sản của ḿnh. Bằng cách này nhà vua mới tránh qủa báo của việc chém giết. Trong chiến tranh, nhà vua không thể trút hết oán giận bằng cách đốt cháy thành thị hay làng mạc, phá huỷ các kho chứa, cây trái hay thu hoạch mùa màng, v́ đây là đây là tài nguyên chung cho mọi sinh vật hữu t́nh để sống, mà họ là người vô tội, kể cả những vị  thần địa phương hay thú vật. 

 

*** 

Peter Harvey, Giáo sư Phật học tại đại học Sunderland, Anh quốc và là Biên tập viên cho tạp chí Journal of Buddhist Ethics và Contemporary Studies in Buddhism. Nguyên tác bản dịch là một trích đoạn của Chapter VI War and Peace, An Introduction to Buddhist Ethics, Cambridge University Press, 2000, 239-285.

Bản dịch là một trích đoạn của Chương I Chiến tranh và Hoà b́nh, trang 15-21 trong sách Quan Điểm của Phật Giáo Trước Các Vấn Đề Hiện Đại do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017. 

 

Trở lại