TỆ NẠN “NÔ LỆ HIỆN ĐẠI” TRÊN THẾ GIỚI: AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Đại-Dương 

 

Cảnh sát ở Anh Cát Lợi đă phát hiện 39 thi thể bị chết cóng trong một xe vận tải đông lạnh hôm 23/10/2019 khiến cho dư luận thế giới ngỡ ngàng xen lẫn tức giận trước hành vi phi-nhân đối với loài người. Ngày 07/11, Cảnh sát Anh Quốc xác nhận tất cả 39 trường hợp đều là người Việt Nam thuộc các tỉnh Hải Pḥng, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng B́nh, Thừa Thiên – Huế.

Hăng tin AP ngày 06/11 cho biết Cảnh sát Anh Quốc đă phát hiện 15 người trốn trong chiếc xe tải cách thủ đô Luân Đôn 140 km làm tăng mối quan tâm của quốc tế trước vấn đề cần giải quyết cấp bách.

Phúc tŕnh của Bộ Nội vụ Anh Quốc trong tháng 11-2019 cho biết các “nô lệ thời hiện đại” ở Anh Quốc xuất phát từ 130 nước mà Albania đứng đầu với 947 người trong năm 2018 so với 702 của Việt Nam xếp thứ hai và Trung Cộng đứng hạng 3. Albania vẫn c̣n Đảng Cộng sản cạnh tranh nên dư luận vẫn bị hạn chế về nhân quyền, Việt Cộng và Trung Cộng độc quyền chính trị tuyệt đối nên lợi ích dân tộc rơi vào tay Đảng Cộng sản tạo điều kiện dẫn tới con đường làm nô lệ thời hiện đại.

Tệ nạn “Nô lệ Hiện đại” do đâu mà có

Những cá nhân và gia đ́nh muốn giàu xổi đến mất lư trí nên dễ bị các tổ chức buôn người dụ dỗ qua đủ loại bức tranh giàu sang trên các quốc gia nhiều tiền, lắm bạc và tương lai “áo gấm về làng” để cho thiên hạ lé mắt! Một thiếu niên Việt Nam đến Anh Quốc năm 12 tuổi được cảnh sát giải cứu lúc 16 tuổi mà nay là 21 tuổi cho biết đă từng bị nhét trên xe vận tải đông lạnh và chúng cho biết cậu phải trả nợ 100,000 USD trong chuyến đưa sang Xứ Sương Mù! Kẻ áo rách khố ôm làm ǵ đủ tiền lo dịch vụ từ Việt Nam qua Trung Cộng, xuyên Nga, Đông Âu, Tây Âu trước khi đặt chân lên Vương Quốc Anh?

Các tổ chức buôn người đang kết hợp thành đường dây xuyên quốc gia rất tinh vi và khó khám phá, có khả năng làm nạn nhân biến mất như một mối đe doạ thường trực tới mạng sống của đương sự cũng như thân nhân đang ở quê nhà. Các trẻ em bị buôn bán được t́m thấy ở các hải cảng đă bỏ trốn trở về với bọn buôn người sau khi được nhận nuôi vài ngày v́ biết rằng gia đ́nh ở quê nhà có thể gặp nguy hiểm.

Giới chuyên môn phân biệt giữa “người nhập cư” với “nạn nhân bị buôn bán” và “nô lệ hiện đại”, tức những người bị cưỡng bức lao động, bóc lột. Khái niệm đường dây “buôn người” có sự phân biệt giữa những kẻ “vận chuyển di dân” (smuggler) và những kẻ “buôn bán người” (trafficker) bao gồm hành vi cưỡng bức lao động, bóc lột t́nh dục.

Luật Chống Nô lệ Thời hiện đại 2015 (Modern Slavery Act 2015) của Vương Quốc Anh quy định ai bị phát hiện trong điều kiện “nô lệ hiện đại” phải được coi là “nạn nhân” thay v́ “tội phạm”.

Điều 1 gộp ba vấn đề “Nô lệ, khai thác khổ sai, lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” (slavery, servitude and forced or compulsory labour); bác bỏ quan điểm “tự nguyện” dù đă thành niên hoặc trẻ em nên “lao động cưỡng bức” cũng cấu thành “tội phạm về Nô lệ Hiện đại” dù không có hành vi đánh đập, hành hạ, bỏ đói như kiểu nô lệ thuở xưa. Đă có nhiều chủ tiệm làm móng tay của người Việt ở Anh Quốc phải trả tiền phạt 20 ngh́n bảng Anh cho một nhân công thuê trái phép, căn cứ vào Luật chống Nô lệ Hiện đại và Luật Di trú.

Di dân nằm trong chiến lược dài hạn của Cộng sản Việt Nam

Trong làn sóng di cư của hơn 1 triệu người Miền Bắc Vĩ tuyến 17 vào năm 1954 sau khi kư kết Hiệp định Đ́nh chiến Geneve đă giúp Hồ Chí Minh giảm được lực lượng chống đối để ổn định hệ thống chính trị mới. Đồng thời, gây khó khăn cho các Chính phủ phía Nam vĩ tuyến 17 trên nhiều lĩnh vực bằng các nhóm điệp viên bám theo làn sóng di cư.

Đảng Cộng sản sau khi thống nhất đất nước năm 1975 bằng vũ lực đă thất bại trong quốc kế dân sinh nên tạo ra vụ vượt biển hơn một triệu người trên mọi miền đất nước nhằm giải quyết t́nh trạng kinh tế tŕ trệ nhờ tịch thu tài sản từ người đi; kiếm ngoại tệ (do người định cư ở nước ngoại gửi về); giảm số người thất nghiệp; triệt tiêu nguy cơ nổi loạn; cài điệp viên ra bên ngoài biên giới, sang tận các quốc gia Tây Phương đă làm giảm cường độ Chống Cộng.

Cường độ đ̣i lật đổ chế độ cộng sản tại hải ngoại giảm dần. Các Cộng đồng người Việt ở Liên Sô và Đông Âu chuyển từ đ̣i thay đổi chế độ tại Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành hợp tác hai bên cùng có lợi. Trong cuộc bầu cử ngày 13/10/2019 Đảng hữu phái “Pháp luật và Công lư” đă nhận được 45% số phiếu bầu, cao nhất từ năm 1989 sau 4 năm cầm quyền. Nhưng, theo ông Nguyễn Giang từng sống ở Thủ đô Warsaw (1991-1999) cho biết đa số người Việt không-bỏ-phiếu cho Đảng Pháp luật và Công lư dù tăng trưởng kinh tế liên tục rất ngoạn mục: 3.1% (2016), 4.8% (2017), 5.1% (2018).

Cộng đồng Người Việt Hải ngoại lo giúp tiền cho thân nhân hơn là thúc đẩy họ giành lại quyền tự quyết dân tộc nên được Hà Nội coi như con gà đẻ trứng vàng. Một số người Việt tị nạn cộng sản và nhập cư hợp pháp ở Tây Phương thường ủng hộ cánh tả trong khi chính bản thân đă không thể sống dưới chế độc cộng sản. Thực tế, tả phái chỉ là bước đầu tiến tới Chủ nghĩa Cộng sản như từng xảy ra tại Việt Nam Cộng Ḥa.

Nhật báo Nhân Dân viết thay cho Hà Nội “Đừng cứ lúc nào cũng gán ghép trách nhiệm cho Nhà nước Việt Nam! … Nhưng, trách nhiệm đầu tiên của tấn thảm kịch có lẽ không phải là của (những) chính phủ mà từ đó công dân di cư lậu xuất phát, cũng không phải những nạn nhân đó và gia đ́nh họ và thậm chí không phải của bọn buôn người ... Vấn đề chính là một chính sách nhập cư đă trục trặc từ rất lâu ở các nước giàu”.

Chính phủ được bầu lên để giải quyết những vấn đề quốc tế dân sinh. Người dân chỉ ra đi bị khi Nhà nước hoặc phân biệt đối xử quyết liệt, hoặc triệt đường sinh sống tự do. Việt Nam Cộng Hoà bị chiến tranh phi-giới-tuyến quyết liệt mà nào ai muốn rời bỏ đất nước có Chính phủ do dân, bởi dân, v́ dân nên nhất quyết bám trụ, chung vai gánh vác sơn hà.

Bộ Nội vụ Anh Quốc cho biết đă sử dụng Quỹ chống Nô lệ Hiện đại trị giá 33 triệu bảng ở Albania, Việt Cộng và Trung Cộng. Hà Nội cũng nhận được hỗ trợ từ Quỹ Bảo vệ Buôn bán Trẻ em với giá trị khoảng hơn 2 triệu bảng trong giai đoạn từ năm 2017 tới 2019.

Hồi tháng 9-2019, Đại sứ Anh tại Việt Nam, Gareth Ward viết “Trên thực tế, người Việt Nam không chỉ mua bán người đến các nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam mà c̣n tới các nước trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Đại Hàn, Mă Lai Á, thậm chí tận Châu Âu, kể cả Anh Quốc”.

Hà Nội không những kư kết mà c̣n nhận tiền, nhưng, vẫn tiếp tục buôn bán người. Khi bị vạch mặt, Công an Nghệ An. bèn khởi tố 8 đối tượng đưa người trốn đi nước ngoài trái phép.

Quốc gia là ngôi nhà chung của dân tộc. Ai muốn vào cũng phải được phép. Kẻ nào xâm nhập gia cư bất-hợp-pháp đều bị đuổi hoặc trị tội. Chủ tịch Quốc hội Nancy Pelosi từng tuyên bố “không xây tường mà chỉ xây cầu cho di dân”. Vậy, di dân bất-hợp-pháp sống lang thang trên hè phố có thể tràn vào biệt thự kín cổng cao tường của Bà ấy hay không?

Nhà cầm quyền phải có nghĩa vụ, bổn phận, trách nhiệm làm cho dân chúng có đời sống ấm no và hạnh phúc. Đại Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan, Hong Kong đă từ nghèo khó trở thành phát triển tương đương với các quốc gia tiên tiến. Nhà cầm quyền bất lực phải bị đào thải bằng lá phiếu hoặc bị dân chung vùng lên lật đổ. Hành động tàn bạo, man rợ của Đảng Cộng sản cầm quyền c̣n khủng khiếp hơn Mafia v́ băng đảng này ít quyền lực so với Hà Nội.

Cộng sản Việt Nam có một guồng máy công an đồ sộ mà sao các băng đảng buôn người vẫn cứ hoành hành cứ như một Tập đoàn Kinh doanh Nhà nước?

Các chương tŕnh xuất khẩu lao động của Hà Nội từ thời Liên Sô, Đông Âu cho đến các chương tŕnh xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, Đại Hàn, Mă Lai Á đều mang tính chất phân biệt đối xử, bóc lột tàn tệ người muốn được đi lao động ở nước ngoài, bỏ rơi người lao động ở ngoại quốc sau khi thu tiền, không thông báo rơ ràng điều kiện làm việc và lương bổng thực sự, không giúp khi công nhân kêu cứu.

Mỗi quốc gia đều có chính sách nhập cư rơ ràng và phải thực thi luật pháp nghiêm minh. Không nước nào có quyền phê phán chính sách nhập cư của quốc gia khác. Nó thuộc về quyền hạn của cử tri.

Vấn đề buôn người xưa như trái đất mà lần này, liệu quốc tế có thể phối hợp nhịp nhàng để diệt trừ hay không trong bối cảnh hệ thống chính trị quá khác biệt?

Đại-Dương

Trở lại