CỘNG SẢN VIỆT NAM BẤP BÊNH SUỐT NĂM 2020

Đại-Dương 

 

Việt Nam hưởng lợi nhiều nhất suốt 18 tháng trong cuộc Thương chiến Mỹ-Trung với tăng trưởng GDP 7.2% do các công ty ngoại quốc phải rời Hoa Lục để tránh thuế quan của Hoa Kỳ mà không ở quá xa thị trường 1.4 tỉ người tiêu thụ.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2020, Cộng sản Việt Nam đang rơi vào hoàn cảnh bấp bênh liên quan đến hệ thống chính trị, kinh tế, giao thương quốc tế, an ninh trật tự.

Hệ thống chính trị Việt Nam

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được tổ chức vào năm 2021, tuy nhiên, cuộc đua đă bắt đầu nóng máy kể từ đầu năm 2020 để bầu ra “Tứ Trụ”: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội nhằm tiếp tục cai quản tuyệt đối gần 100 triệu dân trong nhiệm kỳ 5 năm.

Hiện thời, Nguyễn Phú Trọng, 76 tuổi, giữ chức Tổng bí thư từ năm 2016 và kiêm Chủ tịch nước từ tháng 10-2018 nên Tứ Trụ đă trở thành Tam Trụ.

Chưa biết Nguyễn Phú Trọng đă phục hồi sau cơn bạo bệnh sẽ rập khuôn Tập Cận B́nh hoặc trở về truyền thống Tứ Trụ sau khi Đảng Cộng sản làm chủ toàn cơi Việt Nam?

V́ thế, cuộc chạy đua vào vị trí tổng bí thư vẫn chưa rơ ràng cho tới khi Nguyễn Phú Trọng tuyên bố nghỉ hưu.

Mặc dù vậy, dư luận vẫn râm ran về khả năng thay thế Trọng do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng. Trọng nam khinh nữ là một truyền thống Á Đông, do đó, Nguyễn Thị Kim Ngân khó lọt vào vị trí thực quyền, kể cả vai tṛ làm kiểng như Chủ tịch nước.

Báo cáo của Tổ chức Theo dơi Nhân quyền Liên Hiệp Quốc (HRW) năm 2019 ghi nhận: “Đảng Cộng sản cấm thành lập và hoạt động bất kể tổ chức nào gây nguy cơ đối với quyền lực độc tôn; chặn truy cập các trang mạng và buộc các công ty viễn thông gỡ bỏ nội dung nhạy cảm chính trị”.

Hôm 21/01/2020, Economist Intelligence Unit công bố bảng xếp hạng “Chỉ số Dân chủ năm 2019” theo 4 loại “Dân chủ Trọn vẹn, Dân chủ Có Khuyết điểm, Chính thể Hỗn hợp, Chính thể Độc tài” mà Việt Nam lọt vào nhóm chót cùng với 6 nước khác gồm cả Trung Quốc, Cuba, Iran … mà Bắc Triều Tiên cầm đèn đỏ. Bốn quốc gia Cộng sản đều nằm trong chiếc hố này!

V́ thế, Hiệp định Thương mại Tự do Liên Hiệp Châu Âu – Việt Nam (EVFTA) bị tŕ hoăn và thay đổi.

Hệ thống kinh tế Việt Nam

Nền kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa phỏng theo mô h́nh kinh tế xă hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh và mạnh khiến cho Hà Nội tin tưởng vào con đường đă chọn.

Nhưng, CSVN đă sai từ căn bản lư luận: (1) Hà Nội từng tin tưởng vào chủ nghĩa cộng sản sẽ đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản. Thực tế, Đệ tam Quốc tế và Liên Sô sụp đổ năm 1991 (2). Nền kinh tế Trung Quốc cũng như Việt Nam thiếu đồng bộ, phát triển chậm hơn nền kinh tế Tứ Hổ Á Châu (Đài Loan, Tân Gia Ba, Đại Hàn, Hồng Kông). (3) Thị trường 1.4 tỉ miệng ăn vô cùng hấp dẫn đối với giới đầu tư và Tập đoàn Đa quốc nên họ chấp nhận nhượng bộ để đổi lấy lợi nhuận.

Nền kinh tế chỉ phát triển bền vững và mang lại lợi ích cho toàn dân khi có hệ thống chính trị dân chủ bảo vệ quyền b́nh đẳng toàn diện cho công dân. Ai cũng b́nh đẳng trước pháp luật, có quyền như nhau trong sinh hoạt chính trị, xă hội, kinh tế, văn hoá, quân sự.

Do đó, có sự hỗ tương giữa hệ thống chính trị và phát triển đất nước. Việt Nam mong đợi và rất cần EVFTA, nhưng, đă có thêm Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam – Liên Hiệp Âu Châu (EVIPA). Như thế, EVFTA có thể kư kết vào tháng 2-2020 mà EVIPA tiếp tục thương lượng do khác biệt chính trị.

Nhờ cùng thể chế chính trị và được Hoa Kỳ bảo vệ an ninh nên Đài Loan, Hồng Kông, Tân Gia Ba, Đại Hàn chỉ cần 20 năm từ chậm tiến vụt lên hàng quốc gia kỹ nghệ rồi công nghệ.

Từ 1975, Tổng bí thư Lê Duẩn chỉ đạo “Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ” đến năm 2006 Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố “Việt Nam mở ra một giai đoạn phát triển mới để đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại”. Nhưng, Việt Nam chưa có ngành luyện kim nên chẳng có nguyên liệu chế tạo máy móc nên bây giờ đành im hơi lặng tiếng.

Chính thể Độc tài chỉ phục vụ cho giới cầm quyền nhờ bộ máy đàn áp thô bạo, man rợ từ tinh thần lẫn vật chất nên tài sản quốc gia đều nằm gọn trong tay bọn chúng.

PGS. TS. Phạm Quư‎ Thọ, Học viện Chính sách & Phát triển nhận xét trong chủ đề “Chuyên chế khiến Đảng CSVN nỗ lực, nhưng, ‘cứ cải tiến lại cải lùi’?” ngày 26/01/2020: “chuyên chế có xu hướng mạnh lên để chống tham nhũng và 'tự diễn biến, tự chuyển hoá' trong bộ máy cầm quyền, mặt khác lạm dụng quyền lực trước đ̣i hỏi dân quyền, dân chủ có thể lan rộng làm suy yếu chế độ … Chế độ Đảng Cộng sản toàn trị mang đặc tính chuyên chế do nhà nước được miễn trừ khỏi các quy định pháp luật, duy tŕ bộ máy an ninh đồ sộ để kiểm soát người dân … câu hỏi cơ bản không trả lời thoả đáng rằng ĐCS có thể lănh đạo kinh tế thị trường với hai hệ tư tưởng bản chất trái ngược … thể chế dân chủ là xu hướng văn minh của loài người. Chuyên chế không là công cụ cải cách mà lưu lại hậu quả nặng nề và lâu dài”.

Nhằm tránh bị chỉ trích về Tập đoàn Kinh tế Nhà nước nên ĐCS thành lập các Tập đoàn Kinh tế Tư nhân để giao dịch với ngoại quốc như Vingroup, Thế giới di động, Vinamilk , DOJI, THACO, Ḥa Phát, FPT, Vietjet, VP Bank, Massan.

Khi quyền lực c̣n tập trung vào Đảng Cộng sản duy nhất th́ các Tập đoàn Kinh tế Tư nhân chỉ phục vụ chính cho giới có quyền và có tiền. Danh sách tỉ phú, triệu phú đô la của Việt Nam ngày càng dài trong khi người nghèo, không có thế lực vẫn tay làm hàm nhai.

Việt Nam đang ở trong tầm ngắm của Hoa Kỳ do chủ trương chuyển giá cho sản phẩm từ Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn nhằm tránh thuế quan. Người Mỹ đă có bằng chứng Hà Nội xuất cảng hàng hoá Trung Quốc với nhăn hiệu “Made in Việt Nam” nên có thể áp thuế bất cứ lúc nào. Hà Nội phải t́m cách cân bằng cán cân mậu dịch và tránh chuyển giá nếu không muốn bị Hoa Kỳ phản công.

Việt Nam làm chủ mạng 5G

Giới chuyên gia quốc tế ngạc nhiên khi Tập đoàn Viễn thông Viettel của Quân đội Việt Nam tuyên bố vào tháng 6-2020 sẽ sử dụng mạng 5G trên toàn quốc và tự sản xuất thiết bị 5G như Hoa Vi, Ericsson, Nokia, Samsung và ZTE. Họ nghi ngờ khả năng tài chính và thời gian phát triển công nghệ 5G như xác nhận của Viettel không có thể nhanh chóng. Cần thời gian theo dơi.

Quan hệ Việt-Mỹ trong năm 2020

Việt Nam làm Chủ tịch Luân phiên Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) trong năm 2020 và kỷ niệm 25 năm b́nh-thường-hoá bang giao Việt-Mỹ nên Hoa Thịnh Đốn muốn nâng cấp từ “Đối tác Toàn diện lên Đối tác Chiến lược” nên tuỳ thuộc vào sự cân nhắc của Hà Nội.

Hiện t́nh Biển Nam Trung Hoa trong năm 2019 cho thấy Bắc Kinh rất quyết liệt trong việc cản trở các quốc gia duyên hải Đông Nam Á khai thác dầu khí với các đối tác khác nhằm giành độc quyền cho Trung Quốc. Nếu đuổi được các công ty ngoại quốc trên Biển Đông th́ Bắc Kinh xác định kiểm soát thực tế về tài nguyên thiên nhiên cũng như chủ quyền.

AEC vẫn chia rẽ triền miên nên khó chống lại Trung Quốc, mặc dù Việt Nam, Mă Lai Á, Indonesia, Tân Gia Ba đă công khai bày tỏ thái độ bất b́nh với Bắc Kinh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS), nhưng, Phi Luật Tân vẫn hướng về Bắc Kinh trong khi đ̣i Hoa Kỳ phải cam kết thi hành Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi năm 1951.

Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) mở cuộc hội thảo hôm 21/01/2020 đă ghi nhận Trung Quốc là nguy cơ lớn nhất trên SCS mà các quốc gia duyên hải không thể đơn phương chống lại.

Hoa Kỳ đang cố ngăn Trung Quốc độc chiếm SCS, nhưng, nếu AEC vẫn t́m cách đi dây th́ phải gánh lấy hậu quả.

Việt Nam tuy ở vị thế hưởng lợi từ Thương chiến Mỹ-Trung, nhưng, rất khó đương đầu với chiến lược bành trướng, bá quyền của Trung Quốc.

Đại-Dương

 

Trở lại