CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ ẢO TƯỞNG DẪN TỚI VÔ VỌNG

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

US, China rivalry puts Vietnam in a no-win bind (Asia Times)

The Impact of Fiction on the Future of War (Diplomat)

US Navy to Christen Second Ford-Class Carrier This Weekend (Diplomat)

New Military Vehicles Put China-Thailand Defense Relations Into Focus (Diplomat)

The Chinese Communist Regime is on the Brink of ‘Disintegration,’ Says Leading China Expert (Epoch Times)

 

CỘNG SẢN VIỆT NAM TỪ ẢO TƯỞNG DẪN TỚI VÔ VỌNG

Đại-Dương

Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương đi dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc như từng làm trong thời kỳ 1954-1975 mà không xét tới bối cảnh lịch sử khác biệt nên rơi vào ảo tưởng có thể dẫn dân tộc đi tới vô vọng.

Liên Sô và Trung Quốc sử dụng Cộng sản Việt Nam như một công cụ đắc lực để biến Đông Dương thành sào huyệt tiến về phía các quốc gia Đông Nam Á chưa phục tùng Chủ nghĩa Cộng sản.

V́ thế, chuyện đi dây của Hồ Chí Minh chỉ có trong ngôn ngữ tuyên truyền của Đệ Tam Quốc Tế. Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh vẫn ủng hộ CSVN dù Hồ Chí Minh có nghiêng bên này, ngả bên kia. Chớ khoe khoang một điều chẳng hề có!

Bối cảnh quốc tế và Việt Nam hiện nay đă thay đổi. Trung Quốc ôm tham vọng thống trị toàn cầu trên mọi phương diện từ quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá nên không cần coi Việt Nam là đồng minh chiến lược mà phải trở thành một tỉnh tự trị của Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa như Tây Tạng, Tân Cương.

Chính sách “vừa đấu tranh vừa hợp tác” đă không ngăn được Bắc Kinh gia tăng áp lực buộc Hà Nội phải từ bỏ yêu sách chủ quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) và ngừng thăm ḍ dầu khí trong những vùng tranh chấp. Và, cũng không thích hợp với chủ trương của Hoa Kỳ đang gia tăng các biện pháp chống sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương.

Hà Nội đang đứng trước ngả ba đường: Liên kết với Mỹ sẽ mất Đảng, liên kết với Trung Quốc phải mất nước.

Nếu v́ lợi ích kinh tế, chính trị mà liên kết chặt chẽ với Bắc Kinh th́ Hà Nội sẽ gặp nhiều bất lợi: (1) Việt Nam bắt buộc phải công nhận yêu sách lănh thổ trên SCS, kể cả hai chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa. (2) Thiệt hại về kinh tế: Trung Quốc đứng sau Nhật Bản và Đại Hàn về số vốn đầu tư mà trong 8 tháng qua Việt Nam đă bị thâm hụt thương mại với Bắc Kinh 16 tỉ USD so với 11 tỉ USD của 2018. Cho đến tháng 5-2019, Việt Nam có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ 17 tỉ USD so với 12 tỉ cho cả năm 2018. (3) Tổng thống Trump đă đích thân cảnh cáo Việt Nam lợi dụng Hoa Kỳ có thể liên quan đến việc làm nơi trung chuyển hàng hoá cho Trung Quốc nhằm tránh thuế quan. (4) Chủ nghĩa dân tộc Việt Nam mang tích cách lịch sử từng đối kháng với Trung Hoa suốt 2 thiên niên kỷ nên tuyệt đối không chấp nhận thái độ đầu hàng kẻ thù Phương Bắc. (5) Việt Nam sẽ chịu thiệt tḥi nhiều nhất nếu làm tiền đồn cho Trung Quốc trong chiến tranh Châu Á-Thái B́nh Dương.

Hà Nội muốn liên minh với Hoa Kỳ cũng chẳng dễ dàng: (1) Tổng thống Donald Trump thường công khai tuyên bố Hoa Kỳ chỉ bảo vệ đồng minh và đối tác tin tưởng. (2) Tại Diễn đàn Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 2018 và 2019, Tổng thống Trump thẳng thừng chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Xă hội nên Việt Nam khó được Mỹ bảo vệ khi bị tấn công. (3) Hà Nội phải thay đổi chính trị rơ ràng và chắc chắn mới có thể lọt vào nhóm các quốc gia được Hoa Kỳ bảo vệ.

Hôm 08/12/2019, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, Mark Esper giải thích việc rút quân Mỹ từ nhiều nơi để phân bố vào Ấn Độ Dương- Châu Á Thái B́nh Dương nhằm đối đầu với lực lượng quân sự gia tăng của Trung Quốc và Nga.

Nhưng, Bạch thư Quốc pḥng Việt Nam 2019 đă chuyển từ chính sách “3 Không” sang “4 Không”: Không tham gia liên minh quân sự; Không liên kết với nước này để chống nước kia; Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lănh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; Không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Bạch thư Quốc pḥng Trung Quốc 2019 lập lại tuyên bố “không sử dụng vũ khí nguyên tử đầu tiên”. Bắc Kinh hiện có 280 vũ khí nguyên tử so với 5,500 của Hoa Kỳ mà 1,300 đă bố trí khắp thế giới, cả trên không gian bao la. V́ thế, tuyên bố này vô-giá-trị.

Hà Nội thêm Điều “4 Không” hàm ư khuyến khích Bắc Kinh mở cuộc xâm lăng không bị chống đối như từng xảy ra tại Đá Gạc Ma năm 1988 khi 64 bộ đội làm bia tác xạ cho các chiến hạm Trung Quốc!

CSVN tiếp tục lường gạt dư luận trong nước qua tuyên bố “sẵn sàng khởi kiện Trung Quốc ra các toà án quốc tế” liên quan đến biển đảo trên Biển Đông. Nhưng, chưa biết sẽ chọn Toà án Quốc tế nào.

Trên thế giới hiện nay chỉ có ba Toà án có thẩm quyền xét xử các vụ việc liên quan đến chủ quyền quốc gia: Toà án Công lư Quốc tế (ICJ), Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA), Toà án H́nh sự Quốc tế (ICC).

Toà án Công lư Quốc tế là toà án duy nhất trên thế giới có thẩm quyền xét xử về chủ quyền quốc gia, nhưng, Trung Hoa đă hai lần từ chối yêu cầu của Pháp Quốc, đại diện cho thuộc địa Việt Nam, nhờ ICJ phân xử chủ quyền hai Nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa nên bất thành. Chắc chắn Bắc Kinh cũng từ chối tham gia tố tụng tại ICJ với các quốc gia trên hai Biển Đông và Nam Trung Hoa. Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) dựng lên để phân xử các vấn đề liên quan về quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển. Toà thụ lư và xét xử dù cho bị đơn có tham sự hay không; và mọi phán quyết đều có tính chất chung thẩm.

Toà án H́nh sự Quốc tế ra đời năm 2002, một ṭa án thường trực để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. Ngày 15/09/2016, Toà tuyên bố sẽ thụ lư các vụ án liên quan tới các tội ác hủy hoại môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên phi pháp và trưng thu trái pháp luật đất đai của người dân.

Hôm 07/12/2019, ICC cho biết không có thẩm quyền đối với khiếu nại do cựu hai cựu viên chức của Phi Luật Tân tố cáo Chủ tịch Tập Cận B́nh, Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và cựu Đại sứ Trung Quốc tại Manila Triệu Giám Hoa đă có “hành động tàn bạo” ở Biển Tây. Lư do: (1) Trung Quốc không tham gia Quy chế Rome - một hiệp ước khai sinh ra ICC, và rằng các cáo buộc về tội ác chống lại loài người xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Phi Luật Tân, nơi Ṭa cho rằng không được coi là một phần lănh thổ nước này. (2) Manila đă rời ICC hai ngày sau khi Toà nhận đơn tố cáo.

Giới chuyên gia quốc tế từng thúc giục Việt Nam cùng Phi Luật Tân đứng đơn kiện Trung Quốc lên PCA, nhưng Hà Nội từ chối. Sau phán quyết của PCA bác bỏ mọi yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tên Biển Nam Trung Hoa th́ Hà Nội cũng làm ngơ trước đề nghị khởi kiện.

Chuyện Hà Nội doạ kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông chỉ nhằm lừa bịp dư luận.

Đảng Cộng sản không chuẩn bị đối phó với nguy cơ xâm lăng từ Trung Quốc, không thực tâm bảo vệ di sản tiền nhân, sẵn sàng thành một tỉnh tự trị của Trung Quốc gần kề.

Toàn dân Việt Nam suốt hơn ngàn năm đă chống giặc Tàu để bảo tồn ṇi giống.

Chớ tin vào những lời hứa hảo của CSVN.

Hăy vùng lên như người Hồng Kông để bảo tồn giang sơn, gấm vóc. Không trông chờ bọn buôn dân, bán nước.

Đại-Dương

Trở lại