Chiến trường Việt Nam những con số biết nói
KƯSỰ - Trần Văn Ngà


 
http://hon-viet.co.uk/ChienTruongXua.jpg  

Nhân một chuyến về quê thăm gia đ́nh, tôi có dịp đi thăm bà con ở nhiều tỉnh Miền Tây - Đồng bằng sông Cửu Long, "những kỷ niệm xưa c̣n gợi ta chi?!" (một câu thơ của một nhà thơ) như là những mũi kim đâm vào da thịt, làm cho tôi nhớ lại chiến trường xưa ở Miền Tây đă nuốt trọn những năm tháng trai trẻ tươi đẹp nhứt cúa tôi - từ năm 1963 đến năm 1970.

Thời oanh liệt, nay c̣n đâu?! Sau hơn nửa thế kỷ, bây giờ đă qua tuổi 80, kỷ niệm chiến trường xưa lại dồn dập quay về trong kư ức.

Những biến cố về quân sự khác khắp các Vùng Chiến Thuật cũng trở lại trong tâm thức, những con số tử vong giữa ta và địch (VC), đồng minh. Những con số biết nói về những năm tháng nghiệt ngă trong các trại tù khổ sai "cải tạo" của cộng sản VN đối với những người ngă ngựa, chỉ v́ tội yêu nước, yêu dân chủ tự do mà phải trả một cái giá quá đắt cho một kiếp người bị thua cuộc.

Tôi miên man suy tư, nhớ nhiều, vội ghi lại để chúng ta những chiến sĩ già về tuổi tác mà sự nhận xét và suy nghĩ vẫn c̣n tinh anh và trung thực, ôn cố tri tân.

KƯ SỰ - Trần Văn Ngà

*****

Tôi c̣n nhớ một câu nói của một nhà văn Pháp: Tout passe, tout casse, tout lasse, le souvenir seul est vivace (Mọi sự đều qua đi, đều găy đổ, đều mệt chán, chỉ có kỷ niệm là sống măi). Người chiến sĩ thứ thiệt lại c̣n chịu chơi, trong mọi hoàn cảnh “hoạn nạn tương cứu, sanh tử bất ly” nên thường nhớ thời quá khứ xa xưa.

Dấu ấn thời gian một thuở tung hoành, nay tuổi già xế bóng, ngoảnh mặt lại, chỉ c̣n trông thấy một màu xanh xanh đang nhô lên, ló dạng ở chân trờ́ hay ống khói cao ngất vẫy gọi...

Nhân ngày Cựu Chiến Binh (Veterans Day) 11 – 11 vừa qua, Mitch Stacy viết một bài, trong mục Remembering WW II veterans, hảng thông tấn Associated Press phổ biến, với tựa đề: U.S. is losing its WWII heroes và với phụ đề bên dưới: Nearly 1,000 vets die each day nationwide; within 15 years the “greatest generation” may be nearly gone. Những chiến sĩ tham dự Đại Chiến Thế Giới II, những năm 40 “thế hệ vĩ đại nhất” của Hoa Kỳ (và nhiều nước khác) đang lụi tàn và sẽ mất hút trong ṿng 15 năm nữa.

Hiện nay, mỗi ngày có khoảng 1,000 ngườ́ cựu chiến binh thời Đệ Nhị Thế Chiến (39 – 45), chỉ riêng ở Hoa Kỳ, đă ra đi.

Hoa Kỳ đă tham chiến ở hải ngoại gọi là Foreign Wars, rất nhiều lần, từ đệ nhất, đệ nhị thế chiến, chiến tranh Hàn Quốc, Việt Nam và gần đây chiến tranh vùng Vịnh, Kuwait, Afghanistan, Iraq... chỉ có cuộc chiến tranh VN có thể nói theo cách nói của các nhà ngoại giao “không thắng không thua”. Nhưng, chúng ta biết, Mỹ chỉ có ôm đầu máu “bỏ của chạy lấy người” và nướng miền Nam Việt Nam vào ḷ thiêu của tập đoàn CS quốc tế. C̣n những cuộc tham chiến khác, Hoa Kỳ đều chiến thắng và vẻ vang nhất là trận chiến thế giới lần thứ hai nên người Mỹ gọi thế hệ tham chiến này là Greatest Generation.

Những chiến binh đệ nhất thế chiến (1914 – 1918), nay nếu c̣n sống cũng trên trăm tuổi, chẳng c̣n mấy người. Những chiến binh thời đệ nhị thế chiến, trẻ nhất,18 tuổi vào năm 1945, đến năm 2014, gần trọn 70 năm sau, đến nay cũng đă ngoài 88 tuổi. Chiến tranh Hàn Quốc (50 – 53) và cuộc chiến Việt Nam (65 – 75 ), nói đúng hơn, HK đă bắt đầu tham chiến ở Việt Nam từ năm 1955, nay các cựu chiến binh Mỹ cũng già nua, tàn tạ, xếp hàng chờ lệnh "lên đường" sang qua biên giới khác.

Các thế hệ chiến binh trong các cuộc chiến gần đây, chừng một hai thập niên nữa cũng đến thời điểm giă từ vũ khí, về với cát bụi.

Nghĩ cho cùng, kẻ chiến thắng, người thua cuộc, trước sau ǵ cũng đến ngày đi về “Cơi Vô Cùng” (tên một cuốn truyện của nhà văn nữ, đang ở Houston - Texas, Nguyên Nhung).

Nhiều v́ sao đă lần lượt rơi rụng dần của 2 miền Nam Bắc VN, những vị tướng trẻ nhất trong QLVNCH c̣n sống khỏe hiện nay, cũng đă qua tuổi 80 như Chuẩn Tướng Mạch Văn Trưởng (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh - đang sinh sống tại Houston - Texas), Thiếu Tướng Lê Minh Đảo (cựu Tư Lệnh Sư Đoàn 18 Bộ Binh - định cư ở Connecticut), cuộc đời của 2 Tướng quân này cũng đang lụi tàn dần theo năm tháng.

Thế hệ thanh niên trong cuộc chiến ư thức hệ quốc cộng - hay c̣n gọi là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu nhất trong lịch sử Việt Nam rồi cũng tan biến vào cơi hư vô và lúc ấy chế độ cộng sản vào cơi hư không, đất nước Việt Nam sẽ hồi sanh, an b́nh ấm no thạnh phúc, không c̣n hận thù và chắc chắn dân giàu nước mạnh, người viết cầu mong như thế!.


QUÂN SỐ QLVNCH & TÙ CẢI TẠO

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 , tất cả quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa đều trở thành đối tượng của “chế độ tù lao động cải tạo”, một chính sách do cộng sản Việt Nam du nhập từ Trung cộng và được tôi luyện từ miền Tây Bá Lợi Á của "thiên đường" Nga sô viết.

Tài liệu của Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose ghi nhận số lượng tù cải tạo như sau:

* - Năm 1975 QLVNCH có 980.000 quân nhân gồm 1/10 cấp Tá và cấp Tướng tổng cộng 9.600, cấp úy là 80.000, c̣n lại là hạ sỹ quan và binh sĩ.

Thời cao điểm nhứt, quân số Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa lên trên 1 triệu 100 ngàn chiến sĩ, được xếp hạng tư (quân số cộng sản Bắc Việt cũng được xếp hạng như vậy) trên thế giới, chỉ đứng sau Trung Cộng, Liên Xô và Hoa Kỳ.
Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, gồm có chủ lực quân và địa phương quân & nghĩa quân, với: 11 Sư đoàn Bộ Binh (SĐ: 1 - 2 - 3 - 5 - 7 - 9 - 18 - 21 - 22 - 23 - 25), và đơn vị tổng trừ bị cấp trung ương và cấp Quân Khu hay c̣n gọi Vùng chiến thuật: 1 Sư đoàn Dù - 1 Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, nhiều Liên đoàn Biệt Động Quân (quân số trên 2 Sư Đoàn và những tháng cuối cùng trước ngày chính thể VNCH sụp đổ 30.4.75, Biệt Động Quân đă thành lập xong 2 Sư Đoàn đặt thuộc dụng Biệt Khu Thủ Đô. Một Sư đoàn BB hay lực lượng tổng trừ bị, ước tính có quân số khả dụng trên dưới 10 ngàn người) - Quân chủng Không Quân và Hải Quân cũng lập thành sư đoàn: 6 Sư Đoàn Không Quân và Hải Quân cũng có 5 (hay 4) Vùng Duyên Hải và 2 Vùng Sông Ng̣i (Vùng III và Vùng IV Sông Ng̣i) cũng kể tương đương như Sư đoàn, nhưng quân số ít hơn nhiều so với Sư đoàn BB - Dù - TQLC hay BĐQ...

C̣n các binh chủng có quân số cũng khá nhiều như Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Quân Y, Quân Cảnh, Truyền Tin, Nữ Quân Nhân và các binh chủng, binh sở, chuyên môn...Tính chung chủ lực quân, cộng lại cũng sẽ đạt được con số 1/3 hay cao hơn 1 chút của 1 triệu 100 ngàn quân - từ 300 đến 400 ngàn chiến sĩ. Tất cả số quân c̣n lại là Địa Phương Quân và Nghĩa Quân - những chiến sĩ diện địa - chiếm gần 2/3 quân số của toàn thể QLVNCH, một lực lương hứng chịu nhiều thiếu thốn, gian khổ, trực tiếp đối đầu thường trực với cán binh VC ở điạ phương.

- Cấp Tướng tại ngũ đến 30 tháng 4 năm 75 là 112; bị tù cải tạo: 32 vị, 80 tướng lănh di tản và c̣n vài vị tướng không bị bắt giam trong các đợt đi tù cải tạo tập thể.

- Đại tá có 600, bị tù 366.

- Trung tá có 2.500, bị tù 1.700.

- Thiếu tá có 6.500, bị tù 5.500.

- Cấp úy có 80.000, bị tù 72.000. Trong số này chưa kể đến các thành viên đảng phái và các cấp chính quyền, cảnh sát, cán bộ...

Đây là con số ghi nhận được từ phía Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa, không có tài liệu của các trại giam phía cộng sản để đối chiếu; và không có con số chính xác tù cải tạo bị chết trong khi giam cầm, một con số khá lớn.

Ghi chú: Tất cả danh từ “học tập cải tạo” thực sự đều là tù chính trị bị khổ sai, không có bản án.

NHỮNG NGƯỜI TÙ KHÔNG ÁN

Không kể thành phần bị bắt trước 1975, nhưng không được trao trả tù binh sau 1973, khi có Hiệp Định Paris, thời gian tù “cải tạo” kéo dài từ 1 năm đến 17 năm. Từ 1975 đến 1992. Năm 1988 gần như là năm cuối cùng, hầu hết tù được trả tự do. Suốt 4 năm tiếp theo - đến năm 1992 - chỉ c̣n lại 120 tù bị giam tại Z30D gọi là Trại Thủ Đức (Rừng Lá) Hàm Tân. Trong số này có 9 vị tướng lănh. Đại tá Phạm Duy Khang khóa 6 Vơ bị, làm thư kư Trại c̣n nhớ tên từng người. 4 Thiếu tướng: Lê Minh Đảo, Đỗ kế Giai, Trần Bá Di, Hoàng Lạc, và 5 Chuẩn Tướng: Lê Văn Thân, Nguyễn Ngọc Sang, Mạch Văn Trường, Trần Quang Khôi, Phạm Duy Tất.

Cấp Đại tá có 22 người, 20 thiếu tá và các thành viên cảnh sát, đảng phái...

http://hon-viet.co.uk/TuCaiTao2.jpg

(H: Cảnh 1 trại tù cải tạo ở miền Nam hay miền Trung, miền Bắc, cũng đều rập khuôn như trong h́nh).

Thiếu tướng Đỗ Kế Giai tả lại quang cảnh khi tất cả mọi người được thả hết chỉ c̣n mấy ông Tướng. Trại Hàm Tân hoàn toàn vắng lặng. Cộng sản cho xe chở 5 ông tướng về chuyến cuối cùng. V́ đường đi thuận tiện, xe về Saigon, chạy đến nhà các vị Tướng, hết 1 ṿng, Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai (hiện đang định cư tại tiểu bang Texas) là người về sau cùng. Ông bước xuống xe, tâm trạng thực băn khoăn khó tả, tù vừa tṛn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên Tướng Giai là người sau cùng, theo ư nghĩa tiêu biểu của lịch sử.

Hỏi chuyện ngục tù, ông Giai nhắc lại câu danh ngôn của người xưa: “Bại binh chi tướng, bất khả ngôn dũng“ (Tướng quân thua trận, không thể nói mạnh).

Lại hỏi rằng, suốt thời kỳ 17 năm có thấy các nhà báo cộng sản hay thế giới tự do vào quay phim hay chụp h́nh để bây giờ có thể đi t́m dấu tích của những năm dài “cải tạo”; vị Chỉ Huy Trưởng binh chủng Biệt Động Quân cho biết, dường như chẳng thấy ǵ.

NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN:

1975 : Hàng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Ḥa bị cộng sản tập trung “cải tạo” (bị bắt bỏ tù).

1980 : Sau 5 năm tranh đấu, dư luận Mỹ và thế giới áp lực Hà Nội phải thả tù .

1982 : Tại Pháp, Phạm văn Đồng, Thủ tướng Hà Nội thách thức sẽ trả tự do nếu Mỹ nhận hết tù cải tạo.

1982 : Ngoại trưởng Mỹ điều trần tại Quốc Hội cho biết sẽ nhận 10.000 tù chính trị Việt Nam (tù cải tạo) và gia đ́nh.

1985 : Lần đầu tiên , cơ quan IRCC,Inc. tại San Jose (của cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc) nhận được 1 video tape do phóng viên tự do Hoa Kỳ quay tại Việt Nam. Trong đó có ba đoạn hết sức đặc biệt:

1) Phi công Việt Nam Cộng Ḥa, vừa được tự do

2) Vợ con tù thăm nuôi tại Hàm Tân;

3) Ban văn nghệ của Trại Hàm Tân;

4) Phỏng vấn 1 người tù cụt chân cấp Thiếu tá.

1985 : Hoa Kỳ và Việt Nam gặp nhau tại New York bàn về việc thả tù cải tạo.

1987 : Lần đầu tiên nhà báo Thụy Điển được vào làm phóng sự tại Trại Nam Hà, tiếp theo Hà Nội bắt đầu chuyển thêm tù cải tạo vào Nam và trả tự do từng đợt .

Tháng 7 năm 1988 : Phái đoàn Hoa Kỳ Funseth đi Hà nội họp về việc nhận tù cải tạo.

Tháng 8 năm 1988 : Hà Nội đơn phương loan báo (làm eo, đưa thêm yêu sách) đ́nh chỉ việc thảo luận.

Tháng 1 năm 1989 : Lần đầu tiên Hồng Thập Tự Hoa Kỳ được phép gửi quà cho tù “cải tạo”.

Một chiến dịch gửi quà rầm rộ được phát động tại hải ngoại .

Tháng 4 năm 1989 : Phái đoàn Quốc hội Cali về Việt Nam thảo luận về đề tài xă hội và tù “cải tạo”. Có các thành phần tỵ nạn Việt Nam cùng đi. Đại diện IRCC trách nhiệm tiểu ban tù chính trị. Phái đoàn yêu cầu trả tự do cho ông Vơ Đại Tôn. Phỏng vấn thu thanh nhà văn Quân Đội Phan Nhật Nam vừa được tự do tại Saigon.

Tháng 6 tháng 1989 : Thượng viện Mỹ tuyên bố yêu cầu Hà Nội trả tự do cho tù “cải tạo” và Hoa Kỳ sẽ đón nhận .

Tháng 7 năm 1989 : Phái đoàn Hoa kỳ về Việt Nam kư thỏa ước nhận định cư tù “cải tạo” (với nhiều điều kiện, giới hạn...)

Tháng 8 tháng 1989 : Báo San Jose Mercury News gửi phóng viên về Saigon làm một loạt bài phỏng vấn “tù cải tạo” sắp ra đi có gia đ́nh chờ đợi tại San Jose.

Tháng 1 tháng 1990 : 15 gia đ́nh H.01 đi chuyến đầu tiên đến phi trường San Francisco, có 4 gia đ́nh về Bắc Cali. 11 gia đ́nh chuyển tiếp đến các tiểu bang khác và Quận Cam.

Tháng 8 năm1992 : Đại tá Phạm Duy Khang, sau 17 năm tù đă trở về đợt sau cùng với 120 người. Ông đến San Jose và dự lễ thượng kỳ ngày 8/8/1993 .

Sau đó các đợt HO bổ túc và chương tŕnh đoàn tụ gia đ́nh HO lần lượt tiếp diễn suốt 15 năm từ 1994 đến 2009. Cho đến tháng 4 năm 2009 vẫn c̣n gia đ́nh thuộc diện “tù cải tạo” đến Hoa Kỳ.

KƯSỰ - Trần Văn Ngà (Email: tiengvangusa@yahoo.com - Tel: 916.519.8961)

Trở lại