CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN NHANH CHÓNG VÀ ỔN ĐỊNH CỦA VIỆT NAM?

Đại-Dương 

Mọi nguyên thủ quốc gia trên toàn thế giới đều muốn lợi dụng cơ hội ngàn năm một thuở để kiếm cho nước ḿnh những lợi thế tuyệt hảo khi Joe Biden bất thần được ngồi vào chiếc ghế Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ từ đầu năm 2021.

Khắp nơi trên thế giới đă diễn ra một cuộc chạy đua làm suy yếu siêu cường duy nhất Hoa Kỳ nhờ một người cầm đầu nói trước quên sau và sẵn sàng nhượng bộ quyền lợi của dân Mỹ để mua danh.

Chủ tịch Tập Cận B́nh vẫn gia tăng mối đe nẹt bằng ngôn ngữ hoặc hành động nhằm đem lại uy thế chiến lược và lợi ích thực tế cho Trung Quốc trên mọi phương diện bất chấp những lời doạ nạt sùi bọt mép của Biden.

Tổng thống Donald Trump thường trực diện quyết liệt trước mọi hành động sai trái của Trung Quốc trên Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS) làm Bắc Kinh phải chùn bước.

Tổng thống Joe Biden tuyên bố sẽ đối đầu với Trung Quốc và Nga. Nhưng, Trung Quốc và Nga lập tức hành động quyết đoán hơn trên ECS và SCS khi phối hợp tập trận Hải quân, tăng cường quan hệ kinh tế và ngoại giao toàn cầu ngày càng nhịp nhàng.

Bắc Kinh đă đặt Dân quân Biển dưới quyền điều khiển của Hải quân Trung Quốc thành một Lực lượng Tổng hợp “Hải Quân-Hải Cảnh-Hải Dân” nhằm bảo vệ “vùng tuyên bố chủ quyền” của Bắc Kinh trên biển, đặt biệt ưu tiên trong vùng Biển Nam Trung Hoa.

Với “Lực lượng Quân-Cảnh-Dân”, Bắc Kinh có khả năng kiểm soát nghiêm ngặt mọi hoạt động khai thác hải sản, dầu khí, hàng hải trên hai biển ECS và SCS nếu có thêm Vùng Nhận dạng Pḥng không trên Biển Nam Trung Hoa.

Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc tuyên bố thi hành “Luật An toàn Giao thông Hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa” kể từ 1 tháng 9 năm 2021 trái với mọi quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà Bắc Kinh đă đóng vai tṛ quan trọng khi soạn thảo suốt 10 năm.

Các cường quốc biển đang phản đối và sẽ không thi hành, nhưng, nhược tiểu biển khó chống, các hăng vận tải biển trên thế giới có thể phải thi hành v́ sợ thiệt hại mà không được bảo vệ hữu hiệu. Quốc tế khó lập đoàn hộ tống như từng diễn ra trong Vùng Vịnh Ba Tư.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, Vương Nghị đến Hà Nội hôm 10 tháng 9 để cùng với Phó Thủ tướng Thường trực Phạm B́nh Minh chủ tŕ Phiên họp lần thứ 13 của “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam-Trung Quốc”. Hai bên trao đổi cởi mở, thẳng thắn về vấn đề biên giới lănh thổ; nhất trí hợp tác quản lư tốt biên giới trên đất liền, đồng thời, kiểm soát tốt trên biển.

Phạm B́nh Minh nhấn mạnh đến tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng dựa theo UNCLOS.

Vương Nghị nhắc nhở hai nước cùng chung tay bảo vệ hệ thống xă hội chủ nghĩa; cần trân trọng ḥa b́nh và ổn định quư giá ở Biển Nam Trung Hoa. Món quà trao tay gồm có mở cửa thị trường cho một số mặt hàng nông sản Việt Nam và khai trương thêm 10 cặp cửa khẩu biên giới, đẩy nhanh khoản viện trợ không hoàn lại cho tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông; cùng nhau duy tŕ ḥa b́nh, ổn định trên SCS; sẽ viện trợ thêm 3 triệu liều vắc xin cho Việt Nam trong năm nay, nâng tổng số lên 5.7 triệu liều.

Phái đoàn Vương Nghị vội vă sang Cambodia trong hai ngày để chuẩn bị cho một sự kiện lớn.

Hun Sen được Hà Nội đào tạo và cất nhắc vào ghế Thủ tướng Cambodia từ năm 1998- , nhưng, ngày càng rơi vào ṿng kiểm soát của Bắc Kinh. Người Khmer có mối thù truyền kiếp với Việt Nam nên khi được Bắc Kinh chống lưng th́ t́m cách “thoát Việt, ôm Tàu”.

Năm 2012, trong vai tṛ Chủ tịch ASEAN Luân phiên, Hun Sen đă kiên quyết không cho ASEAN ra Tuyên bố Chung liên quan đến Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA). Phán quyết ngày 12/07/2012 kết luận Đường 9 Đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lư; tất cả thực thể địa lư trên SCS chưa thuộc về bất cứ nước nào (do các quốc gia trong vùng không đưa nhau ra trước Toà án Công lư Quốc tế, ICJ, để được phân xử”. Họ vẫn giữ t́nh trạng “mạnh được, yếu thua” nên luôn luôn dưới cơ Trung Quốc; không có cái nào đúng định nghĩa “Đảo” hoặc “Quần Đảo” để được hưởng mọi quyền lợi quy định trong (UNCLOS).

Cambodia sẽ đảm nhiệm vai tṛ điều khiển ASEAN vào năm 2022 là cơ hội tốt để Bắc Kinh bác bỏ Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA.

Ngay khi tới Thủ đô Nam Vang (Phnom Penh), Vương Nghị đă hội đàm với Hun Sen với “hy vọng” đúc kết được đàm phán với ASEAN về bộ Quy Tắc Ứng Xử trên SCS vào năm 2022 khi Cambodia làm Chủ tịch luân phiên Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC).

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “Thủ tướng Hun Sen đă cam kết sẽ cùng Bắc Kinh “ngăn chặn, không cho các thế lực bên ngoài làm gián đoạn công việc nội bộ của khu vực, tiếp tục kiên định ủng hộ lập trường chính đáng của Trung Quốc”.

Món quà mà Vương Nghị trao cho Hun Sen vô cùng hậu hĩnh: cam kết viện trợ 270 triệu USD và thêm ba triệu liều vắc xin Covid-19, bàn giao cho Cambodia một sân vận động quốc gia mới, được xây dựng ở vùng ngoại ô Phnom Penh bằng tiền của Trung Quốc trị giá 160 triệu USD.

ASEAN khi c̣n năm (5) thành viên đă hoạt động hữu hiệu và đoàn kết trước kẻ thù chung: Cộng sản. Tuy nhiên, đă sai lầm nghiêm trọng khi thu nhận thêm ba quốc gia do Đảng Cộng sản lănh đạo (Việt, Miên, Lào) và Myanmar do giới Quân sự độc tài thân Bắc Kinh cai trị. Khối này ngày càng chia rẽ do chủ trương “đèn nhà ai nấy rạng” nên dễ bị Bắc Kinh thao túng và bị quay ḷng ṿng như con dế. Mọi quyết định quan trọng đều có lợi cho Trung Quốc, kể cả lĩnh vực an ninh quốc gia.

Muốn giữ vững chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc cần một quyết định “can đảm chính trị” để thoát khỏi chiếc bóng ma Trung Quốc.

Tân Gia Ba, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Thái Lan, Brunei nên thành lập “Tổ chức các Quốc gia Dân chủ Đông Nam Á” kết thân với Hoa Kỳ và Châu Âu như trường hợp Nhật Bản và Đại Hàn đă làm sau Đệ nhị Thế chiến. Hăy can đảm chia tay với các nước Cộng sản v́ sự tồn vong của dân tộc.

Các quốc gia với dân số độ vài ba triệu người như Latvia, Estonia, Litva vẫn ngang nhiên độc lập dù ở sát Nga mà không bị đồng hoá nhờ làm thành viên của Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Phi cơ Nga chưa vào Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ) của Latvia đă bị F-35 chắn đường.

Bài học Đông Âu và Baltics đă đối đầu với Liên Xô thành công chỉ dựa vào sức mạnh cuồn cuộn của dân tộc can trường mà không cần dùng tới súng đạn và quân đội nước ngoài. Các quốc gia Đông Âu và Baltics sau khi sạch bóng Cộng sản th́ lập tức tham gia vào Minh ước Bắc Đại Tây Dương, NATO, một đối trọng hữu hiệu với Khối Cộng. Các quốc gia đó không lao vào cuộc săn lùng phủ thuỷ cộng sản mà khuyến khích đoàn kết dân tộc v́ tương lai tươi sáng của thế hệ mai sau.

Sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản và Đại Hàn chấp nhận sự đóng quân thường trực của Hoa Kỳ để duy tŕ nền an ninh quốc gia mà tập trung phát triển đất nước. Mối đe doạ từ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vẫn hiện hữu, nhưng, chiến tranh không xảy ra v́ tương quan lực lượng vẫn nghiêng về phía Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn.

Chiến lược của Trung Quốc biến thiên theo thời gian, nhưng, mục đích tối hậu không hề thay đổi. (1) Về chủ quyền biển đảo: gặm nhấm từ từ để không gặp phản ứng mạnh của nạn nhân và các cường quốc biển, đặc biệt lưu ư tới Hoa Kỳ. (2) Áp đặt mô h́nh dùng người bản xứ cai trị. (3) Thiết lập và củng cố chuỗi cung ứng toàn cầu bằng cách sử dụng nhân công bản xứ sản xuất sản phẩm cho Trung Quốc rồi bán cho Hoa Kỳ, Liên Âu trong điều kiện “ưu đăi thuế quan”.

Người Việt Nam, hơn ai hết, không nên quên: “Dính dáng tới Cộng sản chỉ có thân bại danh liệt”. Hăy giành lấy quyền tự quyết dân tộc. Đừng để cho Đảng Cộng sản làm thay mà muôn đời phải sống trong kiếp nô lệ cho Chủ nghĩa Cộng sản.

Đại-Dương  

 

Trở lại