VIỆT NAM ĐƯỢC G̀ MẤT G̀ KHI MỸ-TRUNG TIẾN VÀO CHIẾN TRANH LẠNH

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

The US ‘New Cold War’ Battle Cry in the South China Sea (Diplomat)

ASEAN’s Challenges and the Way Forward (Diplomat)

Don’t cry Unclos! South China Sea dispute legalese likely to focus at delayed Asean meeting (SCMP)

As Relations With U.S. Sink, China Tones Down ‘Hotheaded’ Nationalism (NYT)

Southeast Asia stands to gain as US hardens South China Sea stance (Nikkei)

 

VIỆT NAM ĐƯỢC G̀ MẤT G̀ KHI MỸ-TRUNG TIẾN VÀO CHIẾN TRANH LẠNH

Đại-Dương

Việt Nam thất thế hơn bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào do sông liền sông, núi liền núi và tương thông chính trị với Trung Quốc nên rất dễ bị áp lực trên mọi lĩnh vực. Việt Nam cũng là nơi mà Bắc Kinh thực hiện “chính sách đồng hoá” ít bị phát hiện nhất.

Bắc Kinh cần Việt Nam làm lá chắn cho một phần lănh thổ phía Nam theo khẩu hiệu “môi hở răng lạnh” nên phải làm chủ linh hồn Đảng Cộng sản Việt Nam tất có được 100 triệu người cản đường bất cứ quân đội nào muốn tấn công Trung Quốc.

Câu chuyện Việt Nam đứng ngoài cuộc chiến Mỹ-Trung, nếu có, chỉ là một sản phẩm tưởng tượng xuất phát từ chính sách tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Như thế, bất cứ loại chiến tranh Mỹ-Trung nào th́ Việt Nam cũng khó đứng bên lề hoặc Toạ Sơn Xem Hổ Đấu (ngồi trên núi xem hai con cọp giao đấu).

Cộng đồng nhân loại đều được nghe Tổng thống Donald Trump tuyên bố chống lại Chủ nghĩa Xă hội và Chủ nghĩa Cộng sản.

Thực tế, đang diễn ra trên nhiều mặt trận khác nhau từ quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá sang kỹ thuật, quân sự, kinh tế nhằm thiết lập một thế giới b́nh an, một cộng đồng nhân loại tôn trọng nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế, không có luật trừ, và chung sống hài hoà.

Suốt 40 năm qua, Trung Quốc từ một quốc gia nghèo đói, lạc hậu đă trở thành giàu có và “văn minh cộng sản”, một “công xưởng thế giới”, một “chuỗi cung ứng toàn cầu” để khống chế thế giới.

Nh́n chung chỉ có năm, ba quốc gia giao thương với Trung Quốc được thặng dư thương mại khi làm ăn với Trung Quốc trong khi đại đa số bị thâm thủng mậu dịch trầm trọng và gia tăng, thậm chí một số quốc gia phải trả nợ bằng chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền cho Bắc Kinh.

Ngoại trừ Hoa Kỳ, chẳng quốc gia nào, kể cả Liên Hiệp Châu Âu (EU) - với chủ trương “bánh sáp đi, bánh quy lại” mà Bắc Kinh vẫn nắm đàng chui - có biện pháp đối phó toàn diện.

Kể từ năm 2017, Chính quyền Donald Trump đă công khai tấn công toàn diện Đế quốc Cộng sản của Chủ tịch Tập Cận B́nh.

Đầu tiên, cần phải giật sập nền “Kinh tế Tầm gởi” của Trung Quốc, tạo cơ hội cho các quốc gia thoát khỏi sự ḱm kẹp của Bắc Kinh mà tiếp tục lụn bại.

Cơ hội nào cho Việt Nam?

Thứ nhất, giảm lệ thuộc vào Trung Quốc. Số liệu từ báo chí Việt Nam ghi nhận trong năm 2019, thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên tới 31 tỉ USD so với 22 tỉ của năm 2018. Lư do, bị Bắc Kinh phá giá Đồng Nhân dân Tệ và thói hám lợi của doanh nghiệp cũng như đa số người Việt Nam.

Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết năm 2019 xuất siêu qua Mỹ 60.8%, tăng 27.8% so với 2018. Thặng dư thương mại 21.6 tỉ USD với Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đ̣i trừng phạt sẽ giúp cho Việt Nam chấm dứt t́nh trạng tẩy rửa hàng hoá của Trung Quốc để nhập vào Mỹ mà phải nâng cao năng lực sản xuất.

Thứ hai, Tổng thống Trump áp thuế quan lên hàng hoá sản xuất tại Hoa Lục buộc nhiều hăng xưởng nước ngoài phải di dời sang Việt Nam và các quốc gia khác.

Hai bài báo của Ấn Độ xuất bản cuối tháng 2-2020 ghi nhận Nomura Group cho biết 56 công ty đang chuyển sản xuất ra khỏi Hoa Lục th́ tới Việt Nam 26, Đài Loan 11, Thái Lan 8, Ấn Độ 3.

Sơ đồ do Ngân hàng Phát triển Á Châu thiết lập nhằm tiên đoán Tăng trưởng GDP của các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2020. Tăng: Việt Nam 4.5%. Myanmar 4.2%. Lào 3.5%. Indonesia 2.5%. Cambodia 2.3%. Phi Luật Tân 2%. Brunei 2%. Mă Lai Á 0.5%. Tân Gia Ba 0.2%. Giảm: Thái Lan -4.8%.

Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JTRO) công bố bảng khảo sát hồi cuối năm 2019 với 3,500 công ty quan tâm tới việc sản xuất ở nước ngoài: 40% tức vào khoảng 1,400 doanh nghiệp đang xem xét việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Trong tháng 7-2020 đă có 57 doanh nghiệp Nhật Bản nhận 537 triệu USD của chính phủ để di dời nhà máy khỏi Trung Quốc. Đă có 15 doanh nghiệp sang Việt Nam thuộc lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế, chất bán dẫn, linh kiện điện thoại, máy điều hoà.

Thứ ba, cơ hội bằng vàng để Hà Nội hoàn thành sự nghiệp công-nghiệp-hoá hằng mong ước khi nhiều hăng xưởng ngoại quốc đổ bộ và đóng đô tại Việt Nam.

Điều này đ̣i hỏi hệ thống giáo dục Việt Nam phải đào tạo thực dụng hơn kiểu lư thuyết mơ hồ, học vẹt, học những thứ vô bỗ và lỗi thời mới đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các công ty ngoại quốc. Nếu không, họ sẽ tuyển dụng người nước ngoài không những cho chức vụ cao và trung cấp mà cả lao động chân tay nữa.

Thứ tư, trường đời chỉ là nối tiếp của trường học, nhưng, khó hơn v́ sẽ bị sa thải do bất lực, chứ không có điều kiện thi lại. Hồ sơ đó sẽ đeo đuổi suốt đời khi đi xin việc mới. Kỷ luật doanh nghiệp khắc khe và chi tiết hơn kỷ luật học đường v́ mỗi sai sót có ảnh hưởng đến sản phẩm và uy tín doanh nghiệp. Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học thuyết Mác-Lê không có ích chút nào tới sự chính xác của sản phẩm, sự phát triển của doanh nghiệp.

Cơ hội học hỏi nếp sinh hoạt công nghiệp từ các cường quốc công nghệ sẽ giúp Việt Nam mau vươn lên và bắt kịp đà tiến của nhân loại như Tân Gia Ba, Đài Loan, Đại Hàn đă thành công.

Hoa Kỳ đă tạo điều kiện cho người Việt Nam ở quốc nội gia nhập vào chuỗi cung ứng toàn cầu với giá trị cao. Làm được điều này không phải nhiệm vụ của người Mỹ mà là bổn phận của chính người Việt Nam trên toàn quốc.

Nói cho cùng, Việt Nam có cơ hội thoát khỏi sự tụt hậu triền miên, sánh vai cùng các dân tộc tiên tiến và văn minh. Liệu người Việt Nam có biết chộp lấy hay không?

Thứ năm, áp lực từ Trung Quốc sẽ giảm bớt khi cộng đồng quốc tế không c̣n nhắm mắt trước các hoạt động bành trướng bá quyền của Gánh xiếc Tập Cận B́nh. V́ thế, đ̣i hỏi người Việt Nam phải thể hiện sức mạnh của dân tộc như từng có suốt ḍng lịch sử đất nước. Người Việt chẳng làm th́ không ai có thể thay thế. Bắc Kinh sẽ luồn lách, mua chuộc, hăm doạ đối với bất cứ ai ươn hèn. Hoa Kỳ chỉ yểm trợ mà không thể làm thay cho bất cứ dân tộc nào chưa có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ. Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte đầu hàng Tập Cận B́nh th́ khó được Hoa Kỳ cứu nguy.

Thứ sáu, tài nguyên thiên nhiên của mỗi quốc gia là tài sản vô giá góp phần phát triển quốc gia mau chóng hơn. Nhưng, nếu không bảo vệ được th́ lỗi đó không do người ngoại quốc.

Tuyên bố mới nhất của Hoa Kỳ chỉ lập lại các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) và nhắc nhở Trung Quốc cũng như các quốc gia có bổn phận thi hành nhằm duy hoà b́nh, an ninh, ổn định trong khu vực Biển Nam Trung Hoa (SCS). Hoạt động của Hải quân Mỹ trong vụ yễm trợ cho tàu thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á đă ngăn cản hành động thô bạo của Bắc Kinh.

Mă Lai Á không sợ Trung Quốc v́ bảo vệ quyền-chủ-quyền của dân tộc đă được sự hỗ trợ cụ thể của Hoa Kỳ.

Thứ bảy, Việt Nam cần cảnh giác và nên có kế hoạch chống lại chính sách đồng hoá thầm lặng và giản dị của Bắc Kinh. Trai Trung Quốc ở Việt Nam chỉ cần cưới vợ Việt th́ coi như tạo ra một loạt công dân Trung Quốc sống bên ngoài Hoa Lục. Một hai thế kỷ, con số này tăng theo cấp số nào chẳng ai tiên đoán được. Nhưng, họ họp thành một Cộng đồng Hoa Kiều khống chế nền kinh tế như Chợ Lớn ở Việt Nam, hoặc tại Mă Lai Á, hoặc Indonesia tạo nên đội quân thứ năm vô cùng thâm hiểm.

Biển Nam Trung Hoa không thể hoà b́nh, an ninh, hợp tác nếu có kẻ coi thường luật pháp quốc tế, cậy lớn hiếp yếu. Như thế, nhiệm vụ không riêng của Hoa Kỳ hoặc bất cứ quốc gia nào mà đ̣i hỏi sự hợp tác toàn diện v́ lợi ích của từng dân tộc trong khu vực và sự thông thương của nhân loại.

Đại-Dương

 

Trở lại