VIỆT NAM: HỆ LUỴ CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG XĂ HỘI CHỦ NGHĨA

Đại-Dương 

 

Phó giáo sư kinh tế chính trị tại Đại học Leiden, Hoà Lan, Jonathan London nhận xét về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2018 qua bài “Vietnam in 2018 Consolidating Market Leninism” dưới lăng kính của một chuyên gia quốc tế.

Ông tóm tắt: “Việt Nam bộc lộ: sự gia tăng đàn áp toàn quốc, giám sát kỷ luật trong đảng; kinh tế tăng trưởng nhanh; phản kháng và bất đồng chính kiến nhiều hơn; các ưu tư về hướng phát triển chính trị xă hội của đất nước. Hà Nội đă đẩy mạnh mối quan hệ chiến lược với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và nhiều nước khác trong khi mối quan hệ sâu sắc với Bắc Kinh không ngừng mong manh”.

Từ khi xuất hiện trong sinh hoạt của dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam đă rập khuôn mô h́nh chính trị, kinh tế, văn hoá, quân sự của Trung Quốc khiến cho dân tộc Việt Nam bị d́m vào hận thù, lạc hậu.

Chiến tranh nhân dân, cải cách ruộng đất, chiến thuật biển người, lấy nông thôn bao vây thành thị, độc quyền văn hoá đều dẫn tới hận thù chồng chất, thiệt hại về người và vật chất làm cho Việt Nam khó theo kịp bạn bè năm châu.

Sau khi Tập Cận B́nh tóm gọn ba chức vụ quan trong nhất nào tay th́ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm nhiệm chức Chủ tịch nước được 99% Đại biểu Quốc hội tán thành đă minh chứng ĐCSVN khai tử chủ trương “tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách” được tuân hành suốt ḍng lịch sử ĐCS.

Trọng như ngọn đèn sắp tắt có thể gây sóng gió chính trường liên quan đến sự tranh giành quyền kế vị giữa Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Phạm Minh Chính và Thường trực Ban bí thư, Trần Quốc Vượng và Chủ tịch Hội đồng Lư luận Trung ương, Nguyễn Xuân Thắng. Bất cứ ai lên thay cũng không thể thoát ra khỏi mô h́nh Tập Cận B́nh.

Trận chiến Thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc một là sự cạnh tranh giữa hệ thống kinh tế độc quyền thống trị và kinh tế thị trường tự do; hai là sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản.

Trung Quốc có vị trí ngoại giao quan trọng để cạnh tranh với các cường quốc trên thế giới. Với thị trường tiêu thụ gần 4 tỉ người và công xưởng thế giới, Bắc Kinh có thể mặc cả các biện pháp kinh tế với thế giới. Với trữ tệ (dự trữ ngoại hối) trên 3,000 tỉ USD, Bắc Kinh có thể vung tiền để mua chuộc giới lănh đạo chính trị thế giới, truyền thông, chuyên gia quốc tế, doanh nghiệp toàn cầu ủng hộ các dự án do Trung Quốc triển khai mà ít gặp phản kháng.

Hà Nội chỉ có thể làm thuê, van xin viện trợ, cầu cạnh Đầu tư Trực tiếp Nước ngoài (FDI). Sau 33 năm Đổi Mới (1986-2019) mà lợi tức b́nh quân đầu người Việt Nam thấp nhất trong 11 thành viên Hiệp ước Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP). Đại Hàn, Tân Gia Ba, Đài Loan, Hồng Kông đă thành hổ với quảng thời gian tương tự đủ chứng minh sự khác biệt không thể chối căi về khả năng thích ứng nhanh chóng của hệ thống chính trị phi-xă-hội-chủ-nghĩa.

Việt Nam có thể trở thành nạn nhân nếu sai lầm về chiến lược toàn cầu giữa các cường quốc.

London viết “Năm 2018, Việt Nam đă củng cố vị trí như một trung tâm sản xuất với chi phí thấp với tăng trưởng kinh tế 7% và FDI trên 30 tỉ USD nên Ngân hàng Thế giới đánh giá tăng trưởng trong lĩnh vực kỹ nghệ và xây dựng 8.9% (kể cả 13% về chế tạo), 3.7% nông nghiệp, 6.9% dịch vụ”.

Doanh nghiệp toàn cầu sợ bị công cụ thuế quan của Hoa Kỳ nên chuyển một số hoạt động sản xuất vào Việt Nam để tiếp cận thị trường tiêu thụ Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh tiếp tục chuyển giao công nghệ lạc hậu cho Hà Nội, thông qua số người gốc Hoa để khống chế nền kinh tế Việt Nam. Hoặc, sử dụng các doanh nghiệp Việt Nam để tái xuất hàng hoá Trung Quốc bằng nhăn hiệu Made in Vietnam.

Kế hoạch giảm số công ty quốc doanh từ 500 xuống 103 sẽ gặp khó khăn với cộng đồng quốc tế nếu Hà Nội theo gương Bắc Kinh gắn nhăn hiệu “tư nhân” trong khi vẫn hoạt động như cũ. Chiến dịch chống tham nhũng kiểu “đốt ḷ” của Nguyễn Phú Trọng chỉ để thanh trừng đối thủ chính trị rồi thay thế bằng những kẻ cùng chung lư tưởng “độc tài, độc đoán, độc tôn, độc lợi” của chủ nghĩa cộng sản nên “ḷ” sẽ sớm bị vỡ. Chủ trương “nhất hậu duệ, nh́ quan hệ, ba tiền tệ, bốn trí tuệ” đă gạt bỏ mọi sáng kiến kích thích kinh tế phát triển.

Nhằm duy tŕ truyền thống “cha truyền con nối” thời đại quân chủ mà Trung Quốc tạo ra tầng lớp “thái tử đảng”, được hưởng mọi quyền lợi và ưu đăi cao và duy nhất trong xă hội. Việt Nam gọi “hạt giống đỏ” thể hiện tư duy “phong kiến” nên giết chết quyền tự do chọn lựa cuộc sống, tự do mưu sinh, tạo ra môi trường nô lệ quyền thế tham nhũng. Tầng lớp “hạt giống đỏ” được ưu đă từ lúc lọt ḷng mẹ, tới khi vào trường và ra đời nên không cần cố sức vẫn có chỗ đứng quan trọng trong xă hội cộng sản. Khi đi học được nâng điểm, lúc thi biết trước đề bài, học bổng có sẵn, bằng cấp có thể mua. Từ ngoại quốc hồi hương đă có ghế kê sẵn trong các cơ quan. Búng tay, đă có người làm thay mà chẳng ai dám đàm tiếu nên lạm quyền. Đó là cách làm phản dân chủ, tạo bè phái, và tinh thần nô lệ.

Các “hạt giống đỏ non” như Nông Quốc Tuấn con Nông Đức Mạnh, Nguyễn Thanh Nghị con Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Xuân Anh con Nguyễn Văn Chi, Nguyễn Bá Cảnh con Nguyễn Bá Thanh, Lê Trương Hải Hiếu con Lê Thanh Hải, Tô Linh Phương con gái Tô Huy Rứa, Vũ Quang Hải con Vũ Huy Hoàng … bị rớt đài khi cha không c̣n tại chức.

Cuối tháng 4-2019, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương họp 2 ngày và kết luận điều tra hoặc buộc tội đối với các “hạt giống đỏ già” từng giữ chức vụ quan trọng như nhóm cán bộ lănh đạo Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông Vận tải, Ban Thường vụ Đảng ủy Quân chủng Hải quân, Đảng uỷ Quân khu 9, nguyên Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, nguyên Phó chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, Phạm Viết Muôn.

Việc làm của hạt giống đỏ gây thiệt hại vô cùng to lớn đối với tiến tŕnh phát triển toàn diện Việt Nam.

London viết “Việt Nam tiếp tục giàu thêm và bất b́nh đẳng càng nhiều. Các câu hỏi về tương lai của Việt Nam c̣n mơ hồ”.

Khi so sánh người Việt quốc nội và hải ngoại đă cho thấy sự khác biệt về con đường tương lai của Việt Nam. Người Việt quốc nội thua kém cả các quốc gia láng giềng trên nhiều phương diện. Trái lại, người Việt hải ngoại dù từng sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà hoặc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, hoặc Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa đă chứng minh người Việt Nam không thua kém ai trên mọi phương diện, dù thờ i gian hội nhập chưa được nửa thế kỷ.

V́ thế, có thể rút ra bài học ngắn gọn đă d́m dân tộc Việt Nam trong u tối: (1) Độc tài đảng trị khiến con người lú lẫn. (2) Hạt giống đỏ là tội đồ lớn nhất của dân tộc Việt Nam. (3) Một cá nhân, một đảng phái không chứng minh cho trí tuệ và sức mạnh của toàn dân tộc.

Việt Nam bừng sáng trên thế giới khi không c̣n bóng dáng Chủ nghĩa Cộng sản.

Đại-Dương 

Trở lại