LỊCH SỬ KHÔNG BIẾT BẺ CONG

    GIỐNG NHƯ SỬ GIA, NGƯỜI KỂ CHUYỆN, KẺ VIẾT    

Đại-Dương

            

Lịch sử cuộc chiến tại Việt Nam diễn ra từ năm 1945 đến 1975 tuy cùng một chiến trường mà mang nhiều tính chất khác nhau tuỳ thuộc mưu đồ tập thể và nhận thức của từng người: nội chiến Nam-Bắc, nội chiến Quốc-Cộng, chiến tranh Uỷ nhiệm, chiến tranh Giải phóng, chiến tranh Vệ quốc.

Nội chiến Nam-Bắc khi dân tộc Việt Nam ở hai bên bờ sông Bến Hải lâm vào cuộc tàn sát kéo dài từ năm 1954 đến 1975.

Nội chiến Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1930 đến 1975 làm cho t́nh cảm dân tộc đi theo hai ngả: Cộng sản, Tư bản cho tới khi toàn bờ cỏi Việt Nam bị nhuộm đỏ.

Chiến tranh Uỷ nhiệm từ năm 1930 đến 1975 do Cộng sản Quốc tế đào tạo, huấn luyện, tài trợ cho Hồ Chí Minh phát động cuộc chiến giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp trên Bán đảo Đông Dương. Hoa Kỳ nhảy vào Việt Nam từ năm 1954 đến 1973 nhằm bảo vệ vùng đất phía Nam sông Bến Hải thoát khỏi sự thôn tính của Cộng sản Quốc tế.

Chiến tranh Giải phóng do Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc xâm lăng từ năm 1945 đến 1975 để thiết lập một Nhà nước Cộng sản trên toàn cỏi Đông Dương.

Chiến tranh Vệ quốc từ năm 1954 đến 1975 chỉ để bảo vệ dân chúng phía Nam sông Bến Hải do Hiệp định Geneve năm 1954 tạo ra được hưởng đời sống tự do, độc lập, phát triển, hội nhập quốc tế.

Dân tộc Việt Nam đóng vai tṛ chính trên chiến trường mà yếu tố quyết định thắng/bại lại thuộc vào các thế lực quốc tế.

Hầu hết các sử gia thế giới, kể cả một số phóng viên quốc tế đă không hiện diện tại chiến trường lại có toàn quyền phê phán cuộc chiến đau thương, bi thảm nhất của dân tộc Việt Nam.

Phóng viên ngoại quốc ở Thủ đô Sài G̣n và các thành phố lớn chờ tin chiến trường do cộng tác viên bản xứ gởi về để sàng lọc và viết bài theo cảm nghĩ và định kiến cá nhân.

Giới sử gia, điện ảnh gia, kịch tác gia dựa vào hầu hết các tài liệu đó cùng với tài liệu tuyên truyền từ phe Cộng để sàng lọc thêm vài lần nữa nên lịch sử cuộc chiến Việt Nam khó tránh bị vo tṛn bóp méo.

Cuộc chiến Việt Nam được giảng dạy tại học đường, biện luận trên các phương tiện truyền thông quốc tế đều thể hiện sự phiến diện từ cá tài liệu nêu trên nên mọi tội lỗi đều trút lên đầu phe bại trận vốn không c̣n điều kiện chính thức để biện minh.

V́ thế, có một số người Việt Nam đă cất cao giọng “cái hoạ mất nước không do người trẻ … thế hệ trước sai làm tuổi trẻ phải lưu vong”.

Việt Nam Cộng Hoà mất có vô số nguyên nhân, nhưng, chẳng phải duy nhất trên quả đất này.

Đệ nhị Thế chiến đă có nhiều cường quốc bị kẻ thù cai trị như Pháp và đa số các nước ở Châu Âu cũng như Trung Quốc và một số nước khác ở Châu Á.

Nếu không được Hoa Kỳ và Anh Quốc sử dụng mọi phương tiện chiến tranh và hàng triệu binh sĩ đổ bộ lên đất Pháp th́ Châu Âu có thể thoát khỏi ách thống trị của Đức Quốc Xă hay sao?

Thiếu Hoa Kỳ và Anh Quốc trực tiếp tham chiến th́ liệu Trung Quốc và các nước Châu Á có thoát khỏi sự dày xéo của Đế quốc Nhật Bản hay không?

Việt Nam Cộng Hoà lập quốc từ năm 1955 đă phải đương đầu với cả Khối Cộng Quốc tế chứng tỏ ư chí độc lập và tinh thần bảo vệ quê hương, gia đ́nh lên tuyệt đỉnh trong bối cảnh chiến tranh khủng bố và bao vây ác liệt.

Năm 1968, Phe Tự do có 1,4 triệu quân (VNCH 850,000, Hoa Kỳ 543,000 và số c̣n lại thuộc 5 nước đồng minh) so với 1 triệu cán binh (Bắc Việt 690,000 và 200,000 Việt Cộng cùng 170,000 Trung Quốc, 200 Bắc Triều Tiên). Theo Wikipedia.

Khi Mỹ rút quân và viện trợ th́ cán cân quân số, phương tiện chiến tranh nghiêng về phía Cộng sản Quốc tế nên thắng/thua là tất yếu. 

Công dân Việt Nam Cộng Hoà vừa phải đương đầu với cuộc chiến toàn diện (quân sự, chính trị, văn hoá, kinh tế, khủng bố, gián điệp, ngoại giao) do Cộng sản Quốc tế phát động và điều khiển; vừa phải xây dựng và bảo vệ nền dân chủ non trẻ làm sao có thể ngang hàng với nền dân chủ Tây Phương vốn đă mất nhiều trăm năm để hoàn thiện. Thời đó, Việt Nam Cộng Hoà là h́nh tượng được nhiều quốc gia Châu Á ái mộ.

Con người sinh ra đều b́nh đẳng bất kể thuộc màu da, xứ sở nào, kể cả quyền tự do ngôn luận. Bất-b́nh-đẳng đều do chế độ chính trị tạo ra nên mức độ dân chủ cũng biến thiên theo thời cuộc phù hợp với quyền lợi tối thượng của dân tộc hoặc của giới cai trị.

Quyền tự do công dân có thể bị hạn chế khi xuất hiện dấu hiệu gây hại tới lợi ích dân tộc mà người văn minh phải biết chấp nhận.

Mọi hành động liên quan đến số đông, kể cả xuất phát từ nhà lănh đạo cao nhất quốc gia cũng phải chịu búa ŕu dư luận, dù đúng hoặc sai mà chỉ có quyền biện minh mà không được phép cấm đoán. Chuyện này rất b́nh thường trong xă hội dân chủ mà bị đàn áp khốc liệt trong chế độ cộng sản, kể cả tại Việt Nam hiện nay.

Sống trong xă hội dân chủ ở Tây Phương sao chẳng thấy các vị nguyên thủ quốc gia bị dư luận chỉ trích kịch liệt mà đôi khi rất vô lư vẫn diễn ra hàng ngày?

Khi nhân danh bất cứ lư do nào mà có liên quan đến cuộc sống của số đông đều khó tránh búa ŕu dư luận v́ bị mổ xẻ tơi bời về chủ trương, đường lối hành động. Như thế, mới mong có được một chủ trương hợp t́nh, hợp lư, khả thi và trên hết phải phục vụ quyền lợi của dân tộc.

Tư tưởng của con người chỉ h́nh thành khi va chạm trong cuộc sống nên không hề có chuyện “bẩm sinh tư tưởng” hoặc "di dân tư tưởng"!

Đa số người Việt Nam lưu lạc khắp thế giới hiện nay đều thuộc diện “tị nạn cộng sản”, phần lớn di dân cũng nhờ nhóm “tị nạn cộng sản” bảo lănh. Vậy, căn cước của người Việt hải ngoại không thể bị đánh tráo.

Cuộc vận động Chống Ác không Chống Cộng cũng khó tránh bị đưa lên bàn mổ. Một số người ủng hộ Chống Ác chỉ trích gắt gao bất cứ ai chủ trương Chống Cộng.

Lạ lùng chưa! Bản Tuyên bố bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Úc Đại Lợi gồm 3 điểm chính đều tập trung vào tố cáo chế độ Cộng sản Việt Nam; lên án hành vi chống lại dân tộc Việt Nam, làm tay sai ngoại bang, đ̣i đảng Cộng sản trả lại  quyền làm chủ đất nước cho toàn dân; kêu gọi lật đổ chế độ cộng sản.

Ai có thể tin vào một tổ chức với chính sách, đường lối hành động bất nhất như thế?

                                           Đại-Dương

 

Trở lại