NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN ĐỌNG CỦA VIỆT NAM SAU 30/04/1975 VÀ GIẢI PHÁP

Đại-Dương 

 

Cuộc chiến huynh đệ tương tàn tại Việt Nam kéo dài suốt 30 (1945-1975) năm do Cộng sản Quốc tế lănh đạo đă tàn từ 30/04/1975. Nhưng, hận thù, chia rẽ trong cộng đồng dân tộc vẫn c̣n dai dẵng vào thế “một mất một c̣n” dù cho sống ở quốc nội hoặc hải ngoại. Một số người Việt vẫn cư xử với nhau trên tinh thần “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.

Bản đồ Việt Nam cứ teo tóp lại do tham vọng “bành trướng, bá quyền” của người láng giềng môi hở răng lạnh. Bất cứ lúc nào Bắc Kinh cũng có thể đe doạ Hà Nội bằng các biện pháp quân sự, kinh tế, ngoại giao. Người Việt quốc nội lẫn hải ngoại đều hừng hực chống Trung Quốc trong khi giới lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam run như cầy sấy trước Tập Cận B́nh mà hành xử với dân như bọn Rợ Hung.

Sau 30/04/1975, đa số người Việt Cộng Sản lẫn Cộng Hoà thích hô khẩu hiệu hơn t́m giải pháp khả thi dựa vào tương quan lực lượng.

Khác biệt giữa “Hoà giải, Hoà hợp Dân tộc”, và “Hoà hợp, Hoà giải Dân tộc”.

Hiệp định Paris 1973 ghi “Hoà giải, Hoà hợp Dân tộc” để Việt Nam Cộng Hoà và Chính phủ Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam sẽ lập Hội đồng Hoà giải, Hoà hợp Dân tộc nhằm thành lập Chính phủ Miền Nam Việt Nam và bàn chuyện thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Trong thời gian Hoa Kỳ rút quân th́ Hà Nội mở Chiến dịch Mùa Xuân 1975 để làm chủ toàn bộ đất nước Việt Nam bằng vũ lực. Hiệp định Paris 1973 bị chết tức tưởi.

Lập tức, Hà Nội kêu gọi Hoà hợp, Hoà giải Dân tộc buộc dân chúng ở phía Nam vĩ tuyến 17 phải chịu sự “thống trị” của ĐCSVN; đồng thời, trả thù phe thua trận bằng bất cứ h́nh phạt nào mà Nhà nước nghĩ ra. Một số người có dây mơ rễ má với đảng viên cộng sản đă lộ diện để hoà hợp với phe thắng trận, nhưng, chỉ vài năm, sau khi nếm các túi mật đắng đành phải chia tay với Thiên đường Xă hội chủ nghĩa mà “húp canh thừa sữa cặn” của bọn tư bản. Hoà giải hay Hoà hợp Dân tộc chỉ c̣n giá trị tuyên truyền.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc chuyện đón Tổng thống Donald Trump khi đến dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội “ổng cầm lá cờ Việt Nam ổng đưa lên cao thế này, lên khỏi đầu ổng, bà con có thấy h́nh ảnh đó không? Đó là ǵ? Là bọn phản động, lưu vong người Việt và chống chúng ta ră rời chân tay luôn”.

Trả lời phỏng vấn của BBC ngày 30/04/2020, Tiến sĩ Nghiêm Thuư Hằng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội phát biểu “những tiếng nói từ hải ngoại phần nhiều vẫn đ̣i hỏi trong nước cải cách dân chủ theo thể chế phương Tây … đánh giá không phù hợp, gây cản trở, bùng nhùng, phản cảm, làm chậm đáng kể các bước tiến tự nhiên của đời sống chính trị, kinh tế văn hóa trong nước … muốn thực sự ḥa hợp, ḥa giải dân tộc cần xây dựng được một mô h́nh nhà nước thực sự "của dân, do dân, v́ dân".

Sau 45 năm thống nhất đất nước, giới cầm quyền lẫn học thuật Việt Nam vẫn khư khư ôm riết Chủ nghĩa Cộng sản từng bị nhân loại ném vào giỏ rác lịch sử.

Không Hoà giải th́ chẳng bao giờ Hoà hợp được. Kẻ thắng có điều kiện Hoà giải hơn người chiến bại. Kinh nghiệm Nội chiến Nam/Bắc Mỹ … Hoa Kỳ đối xử với Đức và Nhật Bản sau khi thắng trận Đệ nhị Thế chiến nên “thù hoá bạn”.

Vậy: (1) Giới lănh đạo Cộng sản Việt Nam phải: (a) Từ bỏ phân biệt đối xử ở trong nước. (b) Hoà giải với Cộng đồng Người Việt tị nạn cộng sản ở Hải ngoại. (c) Xoá bỏ hệ thống chính trị Xă hội Chủ nghĩa như các quốc gia Đông Âu và Liên Sô đă làm. (2) Nếu Đảng Cộng sản không làm th́ toàn dân tộc Việt Nam phải ra tay: (a) Quyết tâm lật đổ chế độ cộng sản bằng cách bao vây kinh tế, chính trị, học thuật, công nghệ. Làm lợi cho Nhà cầm quyền cộng sản đồng nghĩa với gây hại cho dân tộc. (b) Người Việt quốc nội và hải ngoại đồng ḷng vùng lên tháo xiềng xích như các dân tộc khác đă thành công.

Chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Việt Nam sau 30/04/1975

Sau khi hoàn thành kế hoạch Bốn hiện-đại-hoá Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc th́ Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh xua 300,000 quân tràn qua biên giới Việt Nam (Hà Nội đưa ra con số 600,000). Trận chiến biên giới ác liệt kéo dài một tháng kể từ 17/02/1979. Việt Nam dựa vào Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Xô Viết được các lănh tụ Đảng và Nhà nước kư ngày 3 tháng 11-1978. Điều 6 của Hiệp định viết khá mơ hồ “trường hợp một bên bị tiến công hoặc bị đe doạ tiến công, th́ hai bên lập tức trao đổi ư kiến với nhau, nhằm loại trừ mối đe doạ đó để bảo đảm hoà b́nh và an ninh”. V́ thế, Trung Quốc không thể kéo dài cuộc chiến.

Đông Âu sụp đổ, Liên Sô tan ră, Đệ tam Quốc tế giải thể th́ Việt Nam bơ vơ tạo điều kiện cho giới lănh đạo Đảng và Nhà nước hai bên đến Thành Đô hội họp ngày 3 tháng 9-1990.

Từ đó, Hà Nội liên tiếp kư Hiệp ước Biên giới Việt-Trung ngày 30/12/1999 làm mất Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc. Hiệp định Phân định Lănh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế, và Thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ kư 25/12/2000 làm thiệt tḥi cho Việt Nam và nghề cá và trữ lượng dầu hoả. Nhà nước Việt Nam nói Hiệp định b́nh đẳng. Giới chuyên gia Quốc tế không đồng ư.

Đường 9 Đoạn do Trung Quốc vẽ nuốt gần 80% Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Năm 1988, Bắc Kinh cưỡng đoạt băi đá Gạc Ma, băi đá Cô Lin, băi đá Len Đao khi công binh Việt Nam đang xây dựng.

Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 được hàng trăm tàu thuộc các loại hộ tống vào vùng biển tranh chấp cách Đảo Hải Nam 180 hải lư và cách Đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi) 120 hải lư để khoan ḍ ở độ sâu 1,500 m kể từ 1 tháng 5 đến 16/07/2014. Đă có sự va chạm giữa Hải Cảnh hai nước.

Giai đoạn 1988-1995, Trung Quốc đă chiếm đóng 7 thực thể địa lư tại Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa) và biến thành các đảo nhân tạo vào năm 2015 thuộc khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Brunei, Mă Lai Á).

Bắc Kinh biến Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) và Trường Sa (Spratly, Nam Sa) thành hai cứ điểm trong chiến lược quân-sự-hoá trên Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh từ chối tham gia vụ Manila kiện lên Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) liên quan đến quyền-chủ-quyền. Nhưng, Toà vẫn đưa ra Phán quyết ngày 12/07/2016 bác bỏ yêu sách “chủ quyền lịch sử” của Đường 9 Đoạn có tính cách chung thẩm và các thành viên của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) phải có nghĩa vụ thi hành.

Từng giờ, từng ngày, Trung Quốc đều áp lực, đe doạ quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, ngư nghiệp lên các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cứ như chủ nhân thực tế của Biển Nam Trung Hoa.

Việt Nam ở trong vị thế yếu nhất v́ Phương châm 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai” từ năm 1999, và 2002 đưa thêm Phương châm 4 tốt “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt” như đặt ṿng kim cô lên đầu giới lănh đạo Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam “hèn với giặc, ác với dân” nên không thể “thoát-Trung”. Nhưng, dân tộc Việt làm được v́ từ ngàn năm trước đă chống “Bắc Xâm” bảo vệ biên cương, duy tŕ ṇi giống Tiên Rồng.

Đảng Cộng sản Việt Nam há miệng mắc quai trong vấn đề Biển Nam Trung Hoa v́ Công hàm Phạm Văn Đồng và sách giáo khoa, bản đồ của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều công nhận chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc nên cứ che dấu càng làm cho Bắc Kinh và dân chúng Hoa Lục tin chắc như thế.

Cựu giáo sư Luật của Đại học Harvard, Tạ Văn Tài chỉ cách hoá giải bằng hai luận cứ: (1) Hiệp định Geneve 1954 đă dành quyền quản lư hành chính Hoàng Sa, Trường Sa ở nam vĩ tuyến 17 cho Chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa. Không nước nào phản đối, kể cả Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Văn Đồng khi kư Công hàm vào thời điểm đó chỉ đại diện cho Chính quyền miền Bắc Việt Nam nên “không có thẩm quyền” tuyên bố ǵ về chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại Quốc hội Việt Nam năm 2011 “Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư lúc bấy giờ của chính quyền Sài G̣n. Chính quyền Sài G̣n đă phản đối, lên án và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp. T́nh trạng “hai quốc gia” tại Việt Nam được xác nhận theo định nghĩa của Công ước Montevideo, với 4 điều kiện là có dân số ổn định, có lănh thổ xác định, có chính quyền và có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế. (2) Hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà quy định chỉ có Chủ tịch nước mới có quyền kư nhượng đất và phải được Quốc hội phê chuẩn.

Giáo sư Tạ Văn Tài khuyên “Việt Nam nên rắn lên đối với Trung Quốc mà phải người đứng đầu Nhà nước không được rón rén như Phó thủ tướng Phạm B́nh Minh.

Giới lănh đạo Cộng sản Việt Nam sợ mất ghế, không toàn mạng nên nhũn với Bắc Kinh. Nhưng, toàn dân vùng lên chẳng có ǵ để mất v́ chủ quyền quốc gia là tối thượng, tồn vong dân tộc là thiên chức của người Việt Nam.

Cộng đồng nhân loại luôn luôn ủng hộ những dân tộc can đảm, dám xă thân bảo vệ quyền làm người, chống cường quyền dù quốc tế hay cùng chung ṇi giống.

Việt Nam cần tôn trọng nghiêm chỉnh các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 và Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển mới có thể chính đáng bảo vệ được chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên vùng biển được pháp luật quốc tế bảo vệ.

Tương quan lực lượng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS)

Sức mạnh quân sự của Trung Quốc tăng nhanh hơn bất cứ nước nào trên thế giới mà lại ôm tham vọng thống trị toàn cầu nên Bắc Kinh rất cần một chiếc ao nhà (Biển Nam Trung Hoa) làm nơi thao dượt quân đội viễn chinh và vành đai bảo vệ phía nam Trung Quốc.

Trước tiên, Bắc Kinh công bố yêu sách chủ quyền trên SCS dù biết trái với quy định của UNCLOS, kế tiếp kiểm soát thực địa bằng luật rừng, gia tăng đe doạ các quốc gia duyên hải Đông Nam Á, quấy rối hoạt động t́m kiếm dầu hoả và khí đốt trong vùng dù có liên doanh với các tập đoàn quốc tế.

Việt Nam ở trong thế gọng ḱm của Trung Quốc nên nguy cơ chiến tranh có thể xảy ra bất cứ giờ phút nào. Đ̣n gió của Bắc Kinh làm cho giới lănh đạo Hà Nội câm như hến mà có phát biểu cũng cân nhắc để khỏi làm phật ḷng quan thầy. V́ thế, dân tộc Việt Nam đă bầm gan tím ruột trước thái độ hèn nhát và xu nịnh của chúng.

Tập Cận B́nh không dám dụng tới Nhật Bản và Đại Hàn mặc dù rất muốn ăn tươi nuốt sống hai nền công nghệ hàng đầu thế giới dù có 300 đầu đạn nguyên tử đủ sức xoá sổ hai dân tộc đó. Tập Cận B́nh không thể gây chiến v́ 50,000 Thuỷ quân trú đóng thường trực ở Nhật Bản, và 28,500 ở Đại Hàn cộng thêm Đệ thất Hạm đội hùng hậu nhất thế giới ở Yokosuka. Cán cân lực lượng nghiêng về phía Liên minh Nhật-Mỹ-Hàn.

Bạch thư Quốc pḥng 2019 của Việt Nam có “4 Không” thay v́ 3 như Hà Nội muốn nhắn tin cho Bắc Kinh muốn bành trướng, chiếm đoạt bất cứ cái ǵ và lúc nào trên SCS th́ Việt Nam cũng bất động! Lập tức Bắc Kinh quấy nhiễu việc thăm ḍ dầu khí trong Băi Tư Chính; đâm ch́m tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa; điều động tàu Hải Dương Địa chất 8 đi suốt từ Bắc tới Nam SCS; thành lập hai Quận Tây Sa và Nam Sa trực thuộc Thành phố Tam Sa đóng trên Đảo Phú Lâm của Hoàng Sa; đặt tên cho 25 đảo, đá và 55 thực thể địa lư nằm dưới mặt nước của SCS.

Mềm nắn, rắn buông là chủ trương bất di bất dịch của Hán Tộc nên nhà cầm quyền lân bang yếu sẽ bị thống trị.

Khi dân tộc Việt Nam thấy nhà cầm quyền hèn nhát bèn vùng lên lật đổ để khỏi bị diệt vong.

Mối quan hệ quốc tế thời hiện đại đ̣i hỏi phải liên minh, liên kết với các cường quốc minh bạch mới đủ sức chống lại các “thế lực đen tối” mà duy tŕ chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ, bảo tồn ṇi giống.

Thế lực đen tối không thích liên minh mà chỉ muốn thống trị.

Việt Nam cần liên minh bền chặt với siêu cường mới tránh khỏi hành vi hiếp đáp từ Phương Bắc.

Đại-Dương  

 

Trở lại