TẠI SAO CỘNG SẢN VIỆT NAM RƠI VÀO THẾ BÍ?

Đại-Dương

 

Việt Nam đang hân hoan đón nhận làn sóng đầu tư ngoại quốc tràn vào khi Trung Quốc bị Hoa Kỳ trừng phạt về hành vi “thương mại ăn cướp” khắp thế gian làm tác hại tới nền kinh tế toàn cầu. Bất ngờ Việt Nam bị Tổng thống Donald Trump điểm mặt “Rất nhiều công ty đang chuyển đến Việt Nam, nhưng, Việt Nam lợi dụng chúng tôi thậm chí c̣n tệ hơn cả Trung Quốc”.

Lẽ ra, Hà Nội phải đánh hơi được chính sách trừng phạt hành vi “thương mại ăn cướp” của Trung Quốc lúc Hoa Kỳ tuyên bố rút khỏi Thoả ước Đối tác Kinh tế Xuyên Thái B́nh Dương (TPP).

Chính phủ Donald Trump biết rơ mọi hoạt động chuẩn bị lợi dụng TPP của Bắc Kinh. Tập Cận B́nh muốn mở rộng mạng lưới thụ hưởng “ưu đăi thuế quan” của Hoa Kỳ tại hầu hết các quốc gia TPP. Như thế, hàng hoá của Trung Quốc không xuất cảng từ Hoa Lục vẫn được hưởng “ưu đăi thuế quan” tại Mỹ. Hơn nữa, mọi chia sẻ kỹ thuật của Hoa Kỳ cho các nước TPP đều tự động lọt vào tay Bắc Kinh.

Thế mà, khối kinh tế quốc doanh lẫn tư nhân Việt Nam vẫn đẩy mạnh hoạt động tái xuất hàng hoá từ Hoa Lục nhằm giúp cho nền kinh tế Trung Quốc ít thiệt tḥi do bị Hoa Kỳ trừng phạt. Chẳng có công ty Việt Nam nào dám tái xuất hàng hoá Trung Quốc nếu chưa được sự đồng ư của Trung ương Đảng!

Do bản tính hám lợi nên viên chức Nhà nước, doanh nhân Việt Nam cứ cắm đầu làm tay sai cho Trung Quốc tất phải gánh chịu búa ŕu dư luận và sự trừng phạt của Hoa Kỳ.

Muốn tái lập nền kinh tế toàn-cầu-hoá b́nh đẳng, công bằng, hỗ tương được quy định khi thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cần phải loại trừ mọi hành vi phá hoại bất chấp đồng minh, đối tác hoặc đối thủ.

Nền kinh tế toàn-cầu-hoá sẽ trở thành “chợ chồm hổm” như ở các xứ chậm tiến nếu chẳng ai tuân thủ các quy định trong WTO, hoặc hành xử theo ư riêng mà chưa được Cộng đồng quốc tế chấp nhận.

Do đó, Tổng thống Donald Trump phải đeo “kính chiếu yêu” để phát hiện các hoạt động, hành vi bị “giấu dưới tấm thảm”.

Hàng hoá nhập cảng của Việt Nam tăng vọt làm cho Hoa Kỳ bị thâm hụt mậu dịch 40 tỉ USD trong năm 2018 và 21.6 tỉ USD của bán niên 2019.

Nhà bỉnh bút David Hutt của The Diplomat và The Asia Times cho rằng “Việt Nam không lợi dụng Mỹ tệ hơn Trung Quốc”. Có lẽ, chữ “tệ hơn” mang ư nghĩa “ai làm bậy tôi làm theo”. Dù với các quốc gia đồng minh như Liên Âu, Nhật Bản, Gia Nă Đại, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Đại Hàn … mà cố t́nh trục lợi vẫn phải chịu hậu quả. Thế mới công b́nh, minh bạch trong khi tuân thủ luật pháp quốc tế.

Việt Nam phải mua nhiều hàng hoá của Hoa Kỳ, mở rộng cửa hơn để làm giảm thâm hụt mậu dịch mà c̣n cần thay đổi hệ thống luật pháp cho tương hợp với nền kinh tế toàn-cầu-hoá văn minh, thân thiện.

Trung Quốc muốn nô-lệ-hoá nền kinh tế Việt Nam để biến dân tộc “môi hở răng lạnh” thành một tập đoàn làm thuê muôn đời. Thoát-Trung trở thành mệnh lệnh khẩn cấp để bảo vệ nền độc lập tự chủ và sự tồn vong của dân tộc.

Muốn thành rồng, thành hổ Việt Nam phải học cách làm ăn và cư xử theo luật pháp quốc tế do nhân loại dày công xây dựng qua nhiều thế kỷ.

Việt Nam mất biển, mất đảo, mất tài nguyên trời cho, co cụm trong lănh hải mà chưa chắc đă yên thân với Bắc Kinh. Tội này do Đảng Cộng sản đă đặt Việt Nam vào thế bí.

Thứ nhất, 16 chữ vàng và 4 tốt do các nhà lănh đạo Trung Quốc ban cho đă được CSVN coi như khuôn vàng thước ngọc, hoặc như chiếc ṿng kim cô đặt lên đầu giới lănh đạo Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam nên dù biết hoàn toàn phi lư, vô cùng tai hại mà vẫn tôn thờ.

Thứ hai, Manila yêu cầu Hà Nội cùng tham gia vụ kiện Trung Quốc ra Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) năm 2014, nhưng, bị từ chối. Phán quyết của PCA liên quan đến việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) có tính chung quyết và cưỡng hành. Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA đem lại thắng lợi tuyệt đối cho Phi Luật Tân về quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa làm cho các yêu sách của Bắc Kinh bị sụp đổ hoàn toàn v́ Toà nhận xét “không một thực thể nào trên Biển Nam Trung Hoa hội đủ điều kiện “Đảo” để được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế và Thềm Lục địa.

Mặc dù năm 1996, Bắc Kinh đă phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nhưng, vẫn đơn phương tuyên bố “PCA không có thẩm quyền, không chấp nhận phán quyết, không thi hành phán quyết” v́ biết PCA không có cơ quan cưỡng hành. Thế giới chứng kiến một cường quốc chỉ biết xài luật rừng xanh dù sống trong thời đại văn minh!

Các luật gia quốc tế khuyến khích Việt Nam đệ đơn kiện như Manila với sát suất thắng rất lớn nhờ dựa theo án lệnh từ Phán quyết ngày 12/07/2016, nhưng, bị Hà Nội bỏ ngoài tai.

Thứ ba: Hà Nội nhai lại câu “Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam từ ngàn xưa” mà chỉ doạ kiện về chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Thực tế, Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) duy nhất trên thế giới mới có thẩm quyền phán xét về chủ quyền quốc gia mà nếu một bên từ chối tham gia th́ không thể thụ lư vụ kiện. Trong hai năm 1933 và 1937, Trung Hoa Dân Quốc đă bác bỏ yêu cầu của Pháp (đại diện cho thuộc địa Việt Nam) nhờ Toà án Công lư Quốc tế phân xử chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa nên Toà không thể thụ lư. CSVN chỉ chém gió để trấn an dân tộc và tránh làm mích ḷng Bắc Kinh.

Thứ tư, trong vụ tranh chấp tại Băi Tư Chính (tức Bắc Vạn An), Bắc Kinh tuyên bố “Việt Nam phải nghiêm túc tôn trọng chủ quyền, quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Trung Quốc đối với các vùng lănh hải liên quan và không có bất kỳ hành động nào làm phức tạp t́nh h́nh”. Ngược lại, Hà Nội tuyên bố “Việt Nam có chủ quyền, quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán đối với các vùng biển ở Biển Đông được xác định theo đúng các quy định của Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và các nước ở Biển Đông đều là thành viên”.

Tác giả nhiều bài viết liên quan đến Biển Nam Trung Hoa, ông Trương Nhân Tuấn nhận xét trong bài “Băi Tư Chính: Tranh chấp song phương hay đa phương và VN cần làm ǵ?”: (a) Nếu tính từ Ḥn Hải thuộc cụm Đảo Phú Quư (ngoài khơi Phan Thiết) th́ Băi Tư Chính có một phần nằm ngoài EEZ (200 hải lư cách đường cơ sở) của Việt Nam và vẫn trong Thềm Lục địa Việt Nam (350 hải lư cách đường cơ sở). (b) Lô 6.1 nằm trong ṿng 200 hải lư tính từ bờ biển Phan Thiết hoặc Trà Vinh. Như thế, Bắc Kinh không có lư do chính đáng để chống Việt Nam khai thác tại Băi Tư Chính. (c) Các đảo nhân tạo và Đường 9 Đoạn của Trung Quốc không phù hợp với UNCLOS nên không được quyền có EEZ và Thềm Lục Địa để tạo vùng chồng lấn. (d) Phán quyết của PCA là Luật Quốc tế buộc các quốc gia trong hoặc ngoài UNCLOS phải tuân thủ nếu muốn được tôn trọng.

Hoa Kỳ đang xem xét Dự luật Trừng phạt các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xây đảo nhân tạo ở Spratly Islands (Nhóm đảo Trường Sa mà TQ gọi là Nam Sa).

Báo South China Morning Post dẫn lời các chuyên gia Trung Quốc về 4 đảo nhân tạo “Kiến trúc bằng bê tông ở các đảo này bị hư hỏng sau ba năm (do tia tử ngoại) và khí tài bằng kim khí bị rỉ sét (v́ nước biển) sau một năm. Riêng năm 2014 Bắc Kinh đă phải chi 300 tỉ đô la, tương đương 3% GDP cho việc bảo tŕ gây ra từ việc rỉ sét (tàu bè, súng đạn, máy móc … càng về lậu chi phí bảo tŕ càng tăng).

Các cường quốc biển đang tăng cường lực lượng quân sự vào Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa để sẵn sàng đối đầu với chính sách bành trướng bá quyền Trung Quốc.

Cơ hội ngàn năm một thuở cho Việt Nam thoát khỏi sự đô hộ của Chủ nghĩa Đại Hán. Không phải tâm trạng nằm chờ sung rụng mà bằng quyết tâm xóa bỏ bóng ma Bắc Phương để trở về với quyền tự chủ chính đáng và niềm tự hào dân tộc.

Cấp tốc xây dựng một thể chế chính trị lấy dân làm gốc và phù hợp với bước tiến của loài người văn minh và nhân bản.

Đại-Dương

Trở lại