TRÍ THỨC XĂ HỘI CHỦ NGHĨA: THẢM HOẠ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Đại-Dương 

 

Dư quốc tế không thừa nhận có “giới trí thức” tại Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam mà chỉ coi họ như một nhóm người do Đảng Cộng sản phân công để thi hành nhiệm vụ được giao phó bất chấp luật pháp hoặc tập tục quốc tế.

Nhà nước Cộng sản Việt Nam áp dụng luật rừng đă chịu thua doanh nhân Trịnh Vĩnh B́nh, quốc tịch và đang sống tại Hà Lan, trong vụ kiện lần thứ hai trước Toà án Trọng tài ở Ba Lê.

Năm 1990, Trịnh Vĩnh B́nh về Việt Nam đầu tư theo “Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư Việt Nam-Hà Lan” với điều 6 “Không một Bên kư kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia”. 1996 bị tịch thu tài sản, tạm giam. 1999 bị tuyên án 11 năm tù. 2000 vượt biên trở về Hà Lan. 2006 đâm đơn kiện lên Toà án Trọng tài ở Thuỵ Điển buộc Hà Nội thoả thuận ngoài Toà chịu bồi thường 15 triệu USD và hoàn trả tất cả tài sản. Do thoả thuận không mang tính cách ràng buộc nên Hà Nội chẳng hoàn trả tài sản. Ông B́nh cho rằng bị lừa nên năm 2015 kiện lên Toà án Trọng tài Ba Lê đ̣i Hà Nội bồi thường 1.25 tỉ USD. Tại phiên xử năm 2017, Ṭa buộc Nhà nước Việt Nam phải trả cho Trịnh Vĩnh B́nh 37.5 triệu USD (Toà và Hai Bên không được phép công bố chi tiết phán xét). Đại khái, ngân khố Việt Nam phải mất 37.5 + 15 + 7.9 triệu án phí cũng suưt soát 60 triệu USD.

Tuy nhiên, thiệt hại nhiều hơn nếu tính tiền thuê các Hăng Luật quốc tế, và công tác phí cho trí thức xă hội chủ nghĩa giải quyết vụ kiện với Trịnh Vĩnh B́nh; và danh dự, niềm tin của cộng đồng doanh nhân thế giới đối với Việt Nam.

Hầu hết trí thức xă hội chủ nghĩa đều sống trong môi trường “luật rừng xanh” mạnh được yếu thua, mạnh hiếp yếu, và xă hội “cha truyền con nối” (gọi là hạt giống đỏ). Họ sống trên mồ hôi nước mắt của “dân đen”, được lót ổ từ cấp mần non tới đại học; không “xin”, chẳng “chạy” cũng được du học Âu, Mỹ, Nhật, Liên Sô, Đông Âu, Trung Quốc mà chưa tốt nghiệp vẫn có ghế kê sẵn.

Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa có hơn 24,000 tiến sĩ, nhưng, nào ai đă công bố một phát minh có ảnh hưởng trong các lĩnh vực quân sự, kinh tế, văn học, kỹ thuật … tới đời sống nhân loại? Bởi lẽ, dù được sống ở các xứ văn minh, tốt nghiệp tại các đại học danh giá trên thế giới, nhưng, sau khi hồi hương, du sinh t́nh nguyện hoặc bị ép buộc (nếu muốn có địa vị, tiền tài) phải đi “hấp tẩy” cho phù hợp với xă hội “luật rừng xanh”. Họ hănh diện và hài ḷng v́ áp dụng “luật rừng xanh” giúp họ đương nhiên đè đầu, cởi cổ dân đen mà vẫn được truyền thông nhà nước tung hô “vạn tuế, vạn vạn tuế”. Tiêu biểu như Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân du học ở Đức và Mỹ. Tiến sĩ Vương Đ́nh Huệ du học ở Đông Âu. Trí thức xă hội chủ nghĩa hành động theo câu hát trong Quốc tế Ca “Bao nhiêu lợi quyền ắt sang tay ḿnh”.

Những trí thức xă hội chủ nghĩa tự xưng phản biện, phản kháng (Dương Thu Hương thích dùng chữ dissident) dù ở trong nước hoặc “bị trục xuất” ra hải ngoại vẫn muốn làm ngọn cờ đầu trong bất cứ môi trường đấu tranh nào. Không được chấp nhận th́ quay sang sỉ nhục (bọn chống cộng tới chiều, anh hùng bàn phím, chính trị sa lông, chống cộng cực đoan, không thức thời). Mỗi dissident ra hải ngoại đều gây nên cảnh xào xáo trong cộng đồng người Việt. Lợi hoặc hại tới công cuộc tháo bỏ xích xiềng Cộng sản cho dân tộc Việt Nam?

Tiến sĩ “thăng cấp” Hà Sĩ Phu c̣n ở trong nước, Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên đă ra hải ngoại công khai trả lời phỏng vấn “Nếu lịch sử quay trở lại, vẫn đi theo tiếng gọi Cách mạng Mùa Thu 1945”. Cách mạng Mùa Thu do Đảng Cộng sản phát động theo chỉ thị từ Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đi ngược với chủ trương “quyền dân tộc tự quyết” của Hội Quốc Liên được Liên Hiệp Quốc kế tục thực hiện. Năm 1947 đă có 14 quốc gia Á, Phi cùng hoàn cảnh bị các Đế quốc Châu Âu cai trị đă được trao trả độc lập mà đất nước không rơi vào cảnh chiến tranh, tàn phá như Việt Nam. Dương Thu Hương, Bùi Tín, Vũ Thư Hiên cật lực tô son điểm phấn cho Hồ Chí Minh và Cách mạng Mùa Thu mà bưng tai, bịt mắt trước nỗi thống khổ triền miên của dân tộc dưới xích xiềng của Đảng Cộng Sản.

Trong bài “Huy Cận và câu thơ ứng nghiệm vào đời” của Tiến Sỹ Luật Cù Huy Hà Vũ được BBC đăng tải ngày 27/06/2019 đă tô vẽ h́nh ảnh Cù Huy Cận là một “khai quốc công thần” của Chế độ Hồ Chí Minh và một “cây đa” trong nền thơ mới của Việt Nam. Cù Huy Cận đă mù và điếc nên không mục kích đời sống súc vật, chẳng nghe được tiếng rên xiết của người dân Việt suốt 42 năm phục vụ cho một chế độ hà khắc và vô luân nhất của ṇi giống Lạc Hồng. Gần hết thập niên thứ hai của thế kỷ thứ 21, Cù Huy Hà Vũ lại mắc phải căn bệnh giống như cha: mù và điếc!

Hiệp định Hoà b́nh Paris 1973 quy định Hoà giải, Hoà hợp Dân tộc để tiến tới thống nhất hai miền Nam, Bắc Việt Nam. Nhưng, sau năm 1975, Đảng Cộng sản Việt Nam tung ra khẩu hiệu “Hoà hợp Hoà giải” nhằm đánh lừa dư luận. Một số viên chức, chuyên gia, học giả Việt Nam Cộng Hoà, hoặc có thân nhân ở bên kia giới tuyến đă đem thiện chí hợp tác với chế độ mới. Năm bảy năm sau, họ phải dứt áo ra đi bất-hợp-pháp hoặc hợp pháp. Các du học sinh Việt Nam Cộng Hoà tích cực tham gia phong trào phản chiến Tây Phương tuy đă có địa vị trong các ngành kinh tế và giáo dục ở nước ngoài vẫn không được Hà Nội trọng dụng nên đành bám trụ bên ngoài biên cương Việt Nam.

Năm 1863, lần đầu tiên Nhật Bản có 5 anh em nhà Trương Xuyên (Choshu Five) trốn sang Anh Quốc du học với kỳ vọng mở mang đất nước. Họ hồi hương năm 1868 và được Minh Trị Thiên Hoàng bổ nhiệm vào các chức vụ lănh đạo cao cấp nhất nên đă canh tân Nhật Bản trở nên hùng cường.

Nhưng, Giáo sư cao cấp của Hoa Kỳ tại Đại học Utah ở tuổi 41, Trương Nguyện Thành bị Bộ giáo dục và Đào tạo không chấp thuận cương vị Hiệu trưởng Đại học Tư thục Hoa Sen dù được đa số Ban quản trị đề cử năm 2018 nên trở về Mỹ. Năm 2019, Giáo sư Thành chấp thuận cho làm Hiệu phó Đại học Tư thục Văn Lang có thể do quyết tâm làm thay đổi hệ thống giáo dục Việt Nam.

Hai kiểu quyết định khác nhau đă tạo ra sự phát triển khác biệt giữa Nhật Bản và Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam mặc dù số du học sinh Việt Nam đến Tây Phương, Liên Sô, Đông Âu, Trung Quốc, Nhật Bản lên tới hàng trăm ngàn v́ bị trí thức xă hội giữ vai tṛ thống trị.

Một vài người Việt hải ngoại bùi tai với câu Hoà hợp Hoà giải của Hà Nội nên muốn hợp tác với Đảng Cộng sản để dân-chủ-hoá đất nước. Các viên chức ngoại giao cao cấp của Hà Nội sang Hoa Kỳ đă hứa cho phép một số chính trị gia, chuyên viên Việt ở hải ngoại phối hợp với quốc nội tổ chức các cuộc hội thảo ở trong nước để thảo luận về biện pháp phát triển đất nước. Các cuộc hội thảo đă hứa đều bị huỷ bỏ vào giờ chót sau khi công an phá vỡ mọi mầm mống chống Cộng c̣n sót lại sau năm 1975. Người Việt hải ngoại chỉ c̣n hương vị cay đắng và niềm ân hận v́ bị lừa làm giảm niềm tin vào giải pháp dân-chủ-hoá cho Việt Nam.

Trí thức xă hội chủ nghĩa Việt Nam làm thiệt hại cho đất nước v́ không theo kịp sự thay đổi mạnh mẽ trên bàn cờ thế giới.

Tại diễn đàn Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng thống Donald Trump đă kêu gọi chống lại chủ nghĩa xă hội, đặc biệt đang chặn đứng và đẩy lùi chiến lược bành trướng bá quyền của Trung Cộng trên mọi phương diện.

Nhưng, trí thức xă hội chủ nghĩa vẫn bám chặt vào Trung Quốc và Nga nên phải ngậm đắng nuốt cay.

Tổng thống Trump đột ngột tuyên bố “Việt Nam lợi dụng Việt Nam c̣n tồi tệ hơn Trung Quốc”. Tiếp theo, Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ đánh thuế 456% một số loại thép sản xuất tại Việt Nam mà nguồn gốc Đại Hàn hoặc Đài Loan nhằm trốn thuế. C̣n nhiều phi vụ luật rừng của Việt Nam sẽ bị phơi bày.

Nhà máy nhiệt điện than Long Phú 1 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tiến triển chậm do nhà thầu Power Machines của Nga bị Mỹ cấm vận có thể dẫn tới thiệt hại khó lường.

Trước khi trở thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN, nhiều cuộc hội thảo ở Việt Nam đă báo động nguy cơ bị mất thị trường bán lẻ, nhưng, hệ thống phân phối đă rơi vào tay người nước ngoài như Thái Lan.

Nhật báo The Guardian loan tin hai Tập đoàn Dầu hoả ConocoPhillips và Perenco kiện Việt Nam ra toà án của Liên Hiệp Quốc dựa theo Hiệp ước Đầu tư song phương Anh – Việt nhằm ngăn số thuế 179 triệu USD mà Hà Nội muốn thu. Vụ kiện sẽ vô cùng tốn kém và kéo dài mà Việt Nam khó thắng.

Việt Nam cần Hiệp Định Thương Mại Tự Do Châu Âu-Việt Nam (EVFTA) để cứu nguy nền kinh tế. Nhưng, không muốn mất quyền kiểm soát xă hội tuyệt đối nên chỉ phê chuẩn Công ước 98 (bảo vệ người lao động và công đoàn, bảo vệ tổ chức không bị thao túng, thương lượng tập thể) trong số ba công ước do Liên Âu đ̣i hỏi. Hà Nội chưa phê chuẩn Công ước 87 (quyền tự do lập hội, liên quan mật thiết đến công đoàn độc lập) bị gán cho sự thành h́nh của Công đoàn Đoàn kết Ba Lan. Hà Nội vẫn chưa có quyền tự do lập hội nên Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chuẩn biến thành “Công đoàn Độc lập cuội”.

Việt Nam cần một giới trí thức biết đặt quyền lợi đất nước và dân tộc trên hết thay v́ trung thành với chủ nghĩa cộng sản, một quái thai kinh khủng nhất trong lịch sử loài người.

Đại-Dương

Trở lại