VAI TR̉ CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRONG CUỘC KHỦNG HOẢNG VỀ BẢN SẮC TẠI PHƯƠNG TÂY HIỆN NAY

TS.Đỗ Kim Thêm

Đại lễ Vesak Liên Hiệp quốc 2019 chuẩn bị tổ chức trong vài ngày tới. Tiến sĩ Đỗ Kim Thêm -- chuyên gia trong tổ chức United Nations Conference on Trade and Development của LHQ tham dự với cương vị riêng, là Biên tập viên Anh ngữ Đại Hội VESAK 2014 và 2019 -- có một bài tham luận dài 30 trang, đề tài vai tṛ giáo dục Phật giáo trong cuộc khủng hoảng bản sắc ở Phương Tây và kể cả tại Việt Nam. Nơi đây, với sự cho phép của TS Đỗ Kim Thêm, Việt Báo xin trích riêng phần Đối Sách nói đặc biệt về những ứng dụng của Phật giáo có thể sử dụng cho giáo dục Tây Phương: Tỉnh thức, Thiền tập, Quán sát tính tương thuộc để thấy một vũ trụ ḥa điệu, Từ bi, Giáo hội nên canh tân và độc lập, Tăng đoàn cần bênh vực giới nghèo khổ... Toàn văn bài tham luận ở đây: http://www.undv2019vietnam.com/Subtheme-03/vi/03.pdf ).

Tỉnh thức

Tỉnh thức giúp cho chúng ta ư thức về cuộc sống qua các kinh nghiệm thực tế, là phương tiện cho ta nhận ra suy nghĩ mà thiền định là một công tŕnh tu tập tốt nhất để đạt đến mục đích. Một h́nh thức quen thuộc trong thiền định là toạ thiền. Thượng toạ Thích Nhất Hạnh trong tác phẩm Peace in every step: The path of mindfulness in everyday life cho là trong đời sống mọi người có thể tu tập với bất kỳ một sinh hoạt nào, khi nghe điện thoại, dừng xe khi đèn đỏ, rửa chén hoặc uống trà v.v.. Thực ra, c̣n có nhiều h́nh thức khác luyện tập hơi thở là đi, đứng, nằm, ngồi, tất cả trong cung cách oai nghi thanh tịnh cũng được gọi chung là hành thiền. Có nhiều giải thích cho là thiền tập chỉ là một vấn đề kỹ thuật, thiền định nghiêm túc sẽ đạt được tỉnh thức, an lạc cho tâm thân và gia tăng năng lượng. Theo Thiền sư Suzuki, trong tác phẩm Branching streams flow in the darkness hành thiền là tỉnh thức trong chánh niệm, chánh niệm trong mối quan hệ, ư thức là chúng ta đang hiện diện trong cuộc sống cho dù bất cứ ở đâu và đang làm ǵ. Thiền định nhằm đơn giản hoá mọi trở lực nội tâm và ngoại cảnh, loại bỏ mọi ràng buộc về tiện nghi vật chất hay phiền năo tinh thần. Khi loại trừ mọi hư vọng trong tu tập, đó chính là lúc chúng ta t́m thấy lại chân tâm. Cuối cùng, mục tiêu tối hậu của thiền định là tâm thiền.

Tương thuộc

Tương thuộc là một khái niệm lưỡng cực mà Thiền sư Suzuki dùng để giải thích khi so chiếu hai trạng thái đối nghịch c̣n gọi là nhị nguyên: sáng tối, đen trắng, tốt xấu, hoàn mỹ và bất toàn. Một người bước vào một căn pḥng và nói là tối, trong khi một người khác lại cho là sáng. Tại sao sáng và tối nảy sinh trong tâm trí của từng người trong một cách riêng biệt?

Suzuki cho là mỗi người tạo ra một định nghĩa riêng mà ḿnh yêu thích hay cho là hợp lư nhất, một cấu trúc theo một khái niệm riêng, nó làm sai lạc cho một nhận thức chung vốn dĩ là một cách nắm bắt khách quan. Vấn đề khái niệm dùng làm chuẩn mực được đặt ra. Dù sáng là sáng và tối là tối, sự tỉnh thức xác định cả hai là tương thuộc. Suzuki nói tới tính độc nhất trong mối quan hệ tương thuộc. Khi cho dị biệt là nguồn gốc của vấn đề, chúng ta cố phân biệt để soi sáng các đặc tính hay các quan điểm. Thực ra, tương thuộc là một điểm so sánh để kết hợp hơn là tách rời ra khỏi các mối quan hệ. Khi cho là hoàn toàn độc lập nhau, chúng ta lại tương thuộc nhau. Sự phân biệt tâm thân là thí dụ. Thân thể gồm có đầu, ḿnh và chân tay, nhưng tay là tay, chân là chân, mổi một bộ phận có một chức năng riêng giúp cho cơ thể hoạt động. Độc lập trong chức năng, nhưng mổi bộ phận hoạt động trong hoà hợp và tương thuộc. Do đó, tỉnh thức trong mối tương thuộc giúp cho chúng ta bừng tỉnh ra là có tính độc nhất.

Tính độc nhất là ǵ? Theo Junyiro Tarakusa, qua bản dịch của Thượng Toạ Tuệ Sỹ, Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo, Đạo Phật chủ trương rằng không có cái được tạo độc nhất và riêng rẻ. Vạn hữu trong vũ trụ, tâm và vật, khởi lên đồng thời, nương tựa, ảnh hưởng lẫn nhau, và tạo ra một bản đại ḥa tấu vũ trụ trong ḥa điệu. Nếu thiếu một, vũ trụ sẽ không toàn vẹn; nếu không có tất cả, cái một cũng không. Bản ḥa âm được gọi chung là “Nhất chân pháp giới”. Vũ trụ của cái Một và cái Thực. Trong lư tưởng đó, vạn hữu sẽ tồn tại trong ḥa điệu toàn diện, mỗi hữu không chướng ngại hiện hữu và hoạt động của hữu khác.

Sự ḥa đồng có ba h́nh thức và được áp dụng chung cho tất cả các tông phái Phật học: 1) Đồng nhất tính khi có hai thành tố riêng biệt hợp thành một, thí dụ như đồng đỏ và kẽm được pha trộn để tạo thành một hợp kim là đồng. 2) Đồng nhất tính khi có hai đối lập như là mặt trước và mặt sau, như sấp và ngửa, có thể coi như khác nhau, nhưng trong thực tế là một. 3) Đồng nhất tính khi toàn diện là theo bản thể luận, như nước và sóng, toàn thể của nước được biểu hiện như là sóng.

Cách định nghĩa nước đôi hay huề vốn này thường khó được chấp nhận trong các mô tả thông dụng và gây nhiều ngộ nhận, một phần là do khả năng diễn đạt, một phần là khi cho là vấn đề thuộc về góc độ khái niệm hơn là kinh nghiệm, trong khi tương thuộc nghiêng nặng giá trị về mặt tỉnh thức. Theo sau tính tương thuộc là tính không; dù là một sáng tạo huyền bí, vấn đề có thể tŕnh bày trong một kinh nghiệm sống cụ thể với trạng thái tỉnh thức. Chân lư không thể t́m thấy trong một câu trả lời tổng quát. Đúng ra, tính không có thể được hiểu như một cánh cửa mở ra sự hiểu biết cho những vấn đề đào luyện cho tinh thần tỉnh thức.

Từ bi

Thượng Toạ Thích Nhất Hạnh diễn tả cảm xúc hơn trong lối b́nh dị là "hiểu và thương“. Chúng ta đạt được trạng thái tỉnh thức qua tu tập thiền định, nhờ nhận ra ư nghĩa của mối tương thuộc và tính không sẽ dẫn tới việc phát triển ḷng từ bi. Từ bi là trọng tâm của tỉnh thức, trong khi thiền định giúp cho chúng ta nắm bắt lại Phật tánh và ḷng từ bi. Tất cả vốn có sẵn trong chúng ta, không phải là do phát minh hay sáng tạo trong tâm trí.

Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tác phẩm The art of happiness định nghĩa ḷng từ bi là một t́nh trạng không gây bạo lực, gây hại và công kích. H́nh thức của từ bi là bố thí tài, bố thí pháp và bố thí vô uư.

Đó là một ước vọng cho tha nhân thoát bỏ mọi khổ đau, ư nguyện này sẽ đem cho chúng ta tới một hạnh nguyện cùng gắn bó nhau trong tinh thần trách nhiệm và tôn trọng tha nhân. Từ bi không phải làm việc thiện cho tha nhân trong tính toán lợi hại thông thường, mà là kết quả của một lối suy nghĩ đây là một việc phải làm và nên làm, một việc đánh giá cao đúng lúc, đúng người và đúng việc trong thiện nguyện. Sau khi làm một việc thiện, chúng ta có thể không hài ḷng, khi người nhận được không phản ứng theo đúng như cách mà chúng ta mong đợi. Do thế, từ tâm có thể giảm đi. Thực ra, ḷng từ ái là một hành vi cởi mở, chấp nhận, khoan dung, không tính toán hay kỳ vọng bất cứ một thái độ nào nơi người nhận.

T́nh thức và từ bi thúc dục chúng ta thực hành việc thiện nguyện, tất cả gắn liển với thái độ buông bỏ, chấm dứt mọi hư vọng hoặc các điều kiện tạo khổ đau. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh là cần phá vỡ bức tường của cái tôi và tha nhân. Từ bi phát sinh do sự hiểu biết về tinh thần b́nh đẳng và cộng đồng trong thế giới nhân sinh, gắn liền với ḷng tôn trọng các quyền cơ bản của tha nhân, hơn là bảo vệ quan điểm của cá nhân. Từ bi sẽ hỗ trợ cho sự phát triển các chính sách xă hội, nhất là khi quyền lợi của cá nhân được quan tâm đúng mức và hài hoà để hướng tới tự do và hạnh phúc chung. Từ bi là một nguồn an lạc cho cá nhận và tha nhân khi tất cả tôn trọng và nỗ lực thực hiện.

Nhận xét

Trong tiến tŕnh nâng cao bản sắc, Phật giáo có tiềm năng to lớn cần khai thác, nhưng tại các nước phương Đông, nơi có truyền thống văn hoá Phật giáo lâu đời, mà Phật giáo lại suy yếu trong các nỗ lực thực hiện. Tại sao? Các lư do được giải thích như sau.

Suy đồi tại Á Đông

Tiểu luận “V́ sao Phật Giáo suy tàn tại Ấn Độ của D.C. Ahir kết luận là: “Ngoài các lư do ngoại tại, Phật tử chịu trách nhiệm cho số phận đáng buồn của Phật Giáo. Khi tu viện trở nên giàu có, các tăng sĩ không hành tŕ giáo luật, lo đào sâu nghiên cứu từ chương thay v́ truyền bá giáo pháp, xa rời tín đồ và quần chúng, xao lăng và thụ động đối với những mục đích thực tiễn.”

Trong tác phẩm “The Story of Tibet: Conversations with the Dalai Lama“ của Thomas C. Laird, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đă giải thích tương tự: “Có những tác động ngoại lai đă mọc rễ sâu trong đầu con người và khó loại bỏ mà chúng ta chẳng làm được ǵ nhiều. Nhưng nếu chúng ta không lo tu hành nghiêm túc, giữ giới luật, th́ tôn giáo trở thành giả dối. Đây là sự thật cho lịch sử Phật giáo tại Ấn Độ và Tây Tạng”.

Trong thời hiện đại, Phật giáo cũng không tiến bộ hơn. Johan Galtung đă lên tiếng báo động về hai hiện trạng suy đồi tại các nước Tích Lan, Thái Lan, Đại Hàn và Nhật Bản như sau.

Một là, các Tăng Đoàn không những luôn bị hạn chế trong nỗ lực hoằng pháp mà lại c̣n nhắm mắt trước bạo lực của bạo quyền. Do Tăng Đoàn sinh hoạt ngày càng cách biệt với xă hội đang chuyển ḿnh, kết quả là có một tầng lớp tận cùng nghèo đói và một tầng lớp cực kỳ giàu sang. Phật giáo không đủ can đảm tranh đấu chống lại bất công kinh tế và xă hội. Bất lực này đưa đến mù quáng trước những vi phạm trong nhiều lĩnh vực khác. Giới lănh đạo chỉ cần ban phát ít nhiều tự do hành đạo kèm theo những đặc quyền và đặc lợi, Phật giáo dễ dàng thoả thuận v́ ư thức sống c̣n.

Hai là, dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử c̣n theo mê tín dị đoan, nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không c̣n phù hợp với nhu cầu của thời đại mới.

Johan Galtung không đề cập tới đặc thù hiện nay của Phật giáo Việt Nam, mà những suy yếu nội tại cũng tương tự như các nước Á Đông khác và hầu như không thể vượt qua.

Phật giáo đă có hơn hai ngàn năm truyền thừa và đóng góp to lớn cho đất nước phát triển, nay là một đoàn thể xă hội trực thuộc Ban Tôn giáo Chính Phủ và Mặt Trận Tổ Quốc, nên không thể phát huy nguồn lực. Trong khi giáo dục lạc lối và đạo đức suy đồi, Phật giáo lo phát triển cho chủ nghĩa xă hội và kinh doanh tâm linh; nhập thế cho sự phát triển hồn dân tộc qua hoằng dương đạo pháp nhiệm mầu chỉ là niềm hy vọng. Trước nguy cơ ngoại thù xâm lược, nội thù lũng đoạn, dân tộc điêu linh và đạo pháp suy vi, Phật giáo chưa tỉnh thức đểcải cách triệt để hầu làm sống lại hào khí Diên Hồng, bản sắc tinh hoa của đạo pháp trong các thời đại Lư, Trần và dân tộc Việt, hiểm hoạ diệt vong là một thực trạng báo động…
 

(Toàn văn ở: http://www.undv2019vietnam.com/Subtheme-03/vi/03.pdf)

Trở lại